Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm thành công của tỉnh Bình Dương và Bắc Ninh trong việc QLNN đối với DNVVN, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Lào Cai như sau:
- Một là, đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của DNN&V trong
phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển kinh tế, không chỉ có doanh nghiệp lớn mà phải quan tâm phát triển DNN&V bởi hệ thống doanh nghiệp này có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNN&V phát triển là cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy, các DNN&V chỉ phát triển mạnh khi Chính quyền đảm bảo sự bình đẳng thực sự với các doanh nghiệp lớn.
- Hai là, cơ chế quản lý DNN&V cần thông thoáng hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt phải thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn hay chu kỳ phát triển kinh tế. Hằng năm, cơ quan quản lý DNN&V cần rà soát các văn bản pháp quy còn phù hợp với tình hình thực tế hay không để kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền thay thế, sửa đổi các văn bản lạc hậu, không còn lạc hậu, không còn tác dụng tạo động lực cho phát triển DNN&V. Thực hiện việc đổi mới cơ chế chính sách đối với DNN&V để thích ứng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế bằng cách gặp gỡ, lắng nghe ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, từ đó có thể đề xuất những chính sách thiết thực hơn để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ba là, thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các DNN&V trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các DNN&V vượt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩm … theo hướng khuyến khích DNN&V phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và được thực hiện xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống doanh nghiệp này, từ khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, tăng trưởng và toàn cầu hóa.
- Bốn là, tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: các chính sách phát triển DNN&V không chỉ tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho DNN&V mà còn tập trung vào việc tăng cường năng lực đổi mới trong chính bản thân DNN&V bằng những chương trình cụ thể theo kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương như đào tạo các kỹ năng cần thiết cho các DNN&V, sử dụng chuyên gia tư vấn cho DNN&V trong việc lập kế hoạch kinh doanh, marketing và tìm kiếm thị trường,…
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương, tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về QLNN và DNN&V với các khái niệm, hệ thống khoa học về nội dung quản lý nhà nước đối với DNN&V, tác giả đã xây dựng một khung lý thuyết, tạo dựng cơ sở khoa học bám sát theo đề tài luận văn của mình. Đồng thời tác giả cũng đã nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với DNN&V.
Mặt khác, tác giả đã nêu kinh nghiệm về QLNN đối với DNN&V tại một số địa phương tương đồng với Lào Cai như tỉnh Bình Dương, tỉnh Bắc Ninh và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai trong quá trình thực hiện hoàn thiện công tác QLNN đối với DNN&V tại địa phương mình.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI