Số lượng doanh nghiệp gia tăng kéo theo sự gia tăng về quy mô nguồn vốn cho sản xuất. Năm 2017, đầu tư cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 19,35 tỷ đồng chiếm 35,37% vốn, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bình quân là 56,2 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ chiếm đến
46% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Lào Cai, số doanh nghiệp dưới 10 tỷ chiếm tới 72%, số vốn doanh nghiệp có vốn trên 50 tỷ chiếm 5%. Tính theo khu vực kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước chiếm 36,3% tổng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và có số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn vừa và nhỏ thấp nhất. Tỷ trọng DNN&V có số vốn dưới 10 tỷ chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 10% số doanh nghiệp có vốn từ 50 tỷ là 482 doanh nghiệp, chiếm 69,4%, số doanh nghiệp có vốn từ 200 tỷ trở lên là 273 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 39%. Tuy số lượng doanh nghiệp ít nhưng đây là khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lao động và quy mô vốn lớn nhất.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm gần 50,9% tổng nguồn vốn và là khu vực tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Tuy số doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ cao gấp 2 lần so với khu vực doanh nghiệp nhà nước với 5 doanh nghiệp, nhưng chiếm tỷ trọng chưa đến 1%. Còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, khoảng 46,6% số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ; nếu tính các doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ trở xuống thì có 917 doanh nghiệp chiếm 73,2% tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17,8% tổng nguồn vốn và phân bố đều ở các loại hình cơ cấu vốn, nhưng tập trung nhiều ở loại có vốn từ 10 tỷ trở lên với 125 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 11% tổng số doanh nghiệp của khu vực. Số doanh nghiệp có vốn từ 100 tỷ trở lên là 43 doanh nghiệp, bằng 1/3 số lượng doanh nghiệp cùng loại ở khu vực doanh nghiệp nhà nước. Quy mô lao động và vốn nhỏ thường tập trung ở các ngành không đòi hỏi nhiều vốn và lao động như ngành thương mại số lượng doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 10 lao động chiếm 30,5% và quy mô vốn dưới 10 tỷ chiếm 31,1% tổng số doanh nghiệp, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản số lượng có quy mô lao động dưới 10 lao động chiếm 14% và quy mô dưới 10 tỷ chiếm 17,1%. Các doanh nghiệp này có ưu thế là có hiệu quả đầu tư cao, sử dụng nhiều lao động có kỹ thuật trung bình, có khả năng đáp ứng linh hoạt những yêu cầu và thay đổi của thị trường. Riêng ngành công nghiệp, xây dựng có quy mô lao động và quy mô vốn lớn hơn do các ngành này đòi hỏi phải có số vốn và lao động nhất định để sản xuất.
2.1.4.Về doanh thu, lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên doanh thu
Giai đoạn 2013 - 2017, cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp và quy mô đầu tư, doanh thu thuần của các doanh nghiệp cũng tăng mạnh mẽ. Năm 2017, tổng doanh thu thuần đạt 92 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2013. Trong ba khu vực kinh tế, doanh nghiệp ngoài nhà nước có tốc độ tăng trưởng về doanh thu lớn nhất. Năm 2017, tổng doanh thu đạt 63 nghìn tỷ, chiếm 59% doanh thu toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, gấp hơn 2 lần năm 2013 (30,4 nghìn tỷ đồng). Doanh nghiệp nhà nước tuy có số lượng doanh nghiệp giảm năm 2017 so với năm 2013 nhưng doanh thu chiếm 32,1% tổng doanh thu. Nếu xét về doanh thu bình quân một doanh nghiệp thì khu vực nhà nước có doanh thu bình quân rất cao, đạt 70 tỷ đồng/doanh nghiệp, gấp hơn 30 lần doanh thu bình quân chung của doanh nghiệp Lào cai (2,6 tỷ đồng/doanh nghiệp). Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nhìn chung, biến động về tỷ suất lợi nhuận trên vốn qua các năm giai đoạn 2013 - 2017 cho thấy không có sự biến động đáng kể. Năm 2017, tỷ suất lợi nhuận giảm sút đạt 1,98%, giảm so với năm 2013 là 2,86%. Năm 2014 là 2,43%, năm 2015 là 1,92%, năm 2016 là 1,82%. Các doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, năm 2013 đạt 8,0%, năm 2014 đạt 7,01%, năm 2015 đạt 6,81%, năm 2016 đạt 6,54% và năm 2017 đạt 6,72%. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước kém ưu thế về vốn, về lao động, công nghệ nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu kém hơn chỉ đạt 0,39% và mức 4,53% của khu vực vốn đầu tư nước ngoài.
Các DNN&V trên địa bàn Lào Cai đã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua, thể hiện ở việc đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước.
Năm 2017, doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu với mức đóng góp ngân sách là 1,2 nghìn tỷ đồng gấp hơn 1,35 lần so với năm 2013 là 905 tỷ đồng. Doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp 390 tỷ đồng và doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 193 tỷ đồng. Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm
tỷ lệ đóng góp ngân sách lớn nhất là công ty cổ phần tư nhân (137 tỷ đồng), công ty TNHH tư nhân (136 tỷ đồng), thấp nhất là công ty hợp doanh (04 tỷ đồng). Các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài đóng góp 800 tỷ đồng, doanh nghiệp liên doanh đóng góp 5,8 tỷ đồng. Phân theo ngành kinh tế, các ngành có tỷ trọng đóng góp ngân sách lớn nhất là ngành thương mại chiếm 58,5% ; công nghiệp khai thác mỏ chiếm 1,86%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 16,9% đạt; xây dựng chiếm 4,6% .
Đóng góp thuế ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 – 2017 được thể hiện qua bảng 2.5:
Bảng 2.5: Đóng góp thuế ngân sách Nhà nƣớc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 - 2017
Khu vực kinh tế Số DNVVN đang hoạt động đến 31/12 hàng năm (triệu đồng)
Tổng số 16.093 16.761 17.319 18.188 19.302
1.DNN&V nhà nước 3.905 3.227 3.447 4.324 5.120
2.DNN&V ngoài NN 11.171 12.133 13.174 13.432 13.951 3. DNN&V có vốn đầu tư
nước ngoài 2.062 1.401 1.698 2.432 2.631
( Ngu n: C c Th ng kê tỉnh Lào Cai)[5]
Bên cạnh đó, DNN&V góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tuy chiến tỷ trọng không cao trong tổng lao động toàn tỉnh, nhưng lao động tại các DNN&V trên địa bàn lại là lực lượng chủ yếu tạo ra nguồn thu ngân sách nhà nước, đóng góp vào GDP, hàng năm tạo thêm công ăn việc làm cho 1nghìn đến 1,5 nghìn lao động mới. Thu nhập của người lao động khá cao trong giai đoạn 2013 - 2017, trong đó các DNN&V nhà nước có mức tăng ổn định và đều nhất so với các khu vực kinh tế còn lại. Tuy nhiên, mức thu nhập của người lao động tại các DNN&V nhà nước chỉ ở mức tăng thu nhập cao nhất so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
doanh nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2017, thu nhập bình quân của người lao động thuộc doanh nghiệp nhà nước là 7.653 nghìn đồng/người. Doanh nghiệp ngoài nhà nước có mức tăng thu nhập thấp nhất, chỉ đạt 5.392 nghìn đồng/người trong năm 2017. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu về thu nhập bình quân người lao động, năm 2017 mức thu nhập bình quân là 8.942 nghìn đồng/người/tháng
2.1.5. Thực trạng hoạch định sự phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lào Cai là một trong những địa phương đi đầu trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án nhằm phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo tiền đề, điều kiện phát triển các doanh nghiệp nói chung và DNN&V trên địa bàn tỉnh nói riêng. Trong giai đoạn 2013 - 2017, Tỉnh Lào Cai đã tiền hành xây dựng xong và đi vào thực hiện nhiều Quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án lớn như: “Qu ạ tổ t ể p t tr ể tế - ã ộ ế p t tr ể tế - ã ộ tỉ L ế ă 2020 ớ ế ă 2030” theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2013; “ ế p t tr ể tế - ã ộ tỉ L ế ă 2030 tầ ế ă 2050”, theo Quyết định số 222/QĐ- TTg ngày 22/02/2015; “Qu ạ u tỉ L ế ă 2030 tầ ế ă 2050” theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; 44 quy hoạch ngành, lĩnh vực như quy hoạch thương mại, quy hoạch công nghiệp, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch khu, cụm công nghiệp, quy hoạch hệ thống bán buôn, bán lẻ,… đến năm 2020, tầm nhìn 2030; 09 quy hoạch phát triển KT-XH của các huyện, thành phố.
Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, tỉnh Lào Cai đã tích cực triển khai thực hiện bằng các chương trình hành động, kế hoạch, đề án được ban hành tới các cấp chính quyền trong tỉnh, phân công rõ trách nhiệm của các sở - ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện gắn với việc giám sát, kiểm tra nhằm tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp và các địa phương trong thực hiện quy hoạch. Tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển KTXH của tỉnh Lào Cai.
Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của quy hoạch đến các ngành, các cấp, tổ chức, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Đăng tải nội dung của quy hoạch trên các trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.
UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Chương trình 03 về “ p tru ất u quả s ạ tr p t tr ể tế tỉ L tă tr ở v b v ”. Để cụ thể hóa chương trình, UBND tỉnh Lào Cai đã xác định 15 đề án, chuyên đề cho từng lĩnh vực, trong đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1512/QĐ- UBND ngày 01/4/2013 về “Kế ạ ộ p tế qu tế tỉ L t ơ tr ộ í p s u V t N p W O”, Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 04/4/2016 về việc “Đẩ ạ v u quả ộ p tế qu tế tỉ ạ 2016-2018”; Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 10/4/2016 về “Kế ạ ộ t ế uất ẩu t ờ ỳ 2016-2020”, Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 7/5/2015 “V tr ể ơ tr 80/Ctr-UBND 30/5/2014 v -P t tr ể v tr ộ ất ạ 2014-2020”… Ngoài ra, tỉnh Lào Cai còn ban hành hàng loạt các cơ chế, chính sách cụ thể đối với việc thúc đẩy phát triển đồng bộ các loại hình thị trường trên địa bàn.
Chính quyền tỉnh Lào Cai đã tổ chức triển khai hiệu quả các Quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động, đề án nhằm tạo tiền đề, điều kiện, định hướng để các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng phát triển. Cho đến nay, việc gia tăng số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các DNN&V, ngày càng thể hiện vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai thời gian qua.
2.2. Thực trạng về quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
2.2.1. Xây dựng, ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay
Việc phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp luôn được tỉnh Lào Cai quan tâm thực hiện thường xuyên liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cần và thực thi một cách có hiệu quả.
UBND tỉnh Lào Cai giao các sở rà soát quy định pháp luật mới ban hành, cập nhật văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành, đề xuất trình UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Cho đến nay,Lào Cai đã tích cực triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các quy định khác như Nghị định số 66/2008/NĐ - CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Nghị định số 56/2009/NĐ - CP về chính sách trợ giúp phát triển DNN&V (trước đây là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP); Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 88/NĐ - CP ngày 30/7/2010 về tổ chức và quản lý, thành lập hiệp hội doanh nghiệp (trước đây là Nghị định số 88/2005/NĐ-CP); Quyết định số 143/2014/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 10/8/2014 về việc Phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; Quyết định số 236/2016/QĐ- TTg về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs giai đoạn 2016 - 2020; Các chương trình về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp của Nhà nước như: Chương trình khuyến khích công, Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình hỗ trợ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các loại Quỹ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin; thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Lào Cai.
Các nguồn ngân sách tỉnh cấp hằng năm hỗ trợ phát triển DNN&V tỉnh Lào Cai 2012-2017 được thể hiện qua bảng 2.6:
Bảng 2.6:Tổng hợp nguồn ngân sách tỉnh cấp hằng năm hỗ trợ phát triển DNN&V tỉnh Lào Cai 2012-2017
Đơ v tí : r u VNĐ STT LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ CHIA RA GHI CHÚ 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Chương trình Khuyến công địa phương 15,000 15,000 15,000 15,000 20,000 20,000 2 Chương trình Xúc tiến thương mại 10,000 10,000 10,000 10,000 15,000 15,000 3 Chương trình Khuyến nông 15,000 15,000 15,000 15,000 20,000 20,000 4 Đào tạo nghề 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 Tổng số: 50,000 50,000 50,000 50,000 65,000 65,000 (N u : L ) [5]
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp để hướng dẫn, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng. Đặc biệt, trong giai đoạn 2013 đến nay, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động. Tỉnh Lào Cai đã thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt doanh nghiệp trên địa bàn nhằm lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ nhằm giúp đỡ doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn. Theo đó, tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn cũng như đề nghị các sở, ban ngành cần rà soát, chính sách, thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp; tập trung các giải pháp hỗ trợ về vốn.
Để các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng tồn tại và phát triển, vấn đề tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cũng như việc ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi là vô cùng cần thiết. Điều này đã được khẳng định tại Đại hội
Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV năm 2010: “X u ỉ bổ su p t ờ ơ ế í s bả ả t ất bộ p ù p vớ t t ễ ếp t t tr ờ sả uất bả ả b ẳ bạ t u quả v vớ p v ộ t ạ t ỡ ă tạ u t u ầu t ” [16]
Tỉnh Lào Cai đã triển khai Luật doanh nghiệp, Nghị quyết số 14-NQ/TW của