Đổi mới bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 103)

Nhìn chung, công tác QLNN đối với loại hình DNN&V ở nước ta nói chúng và ở Lào Cai nói riêng còn chưa được quan tâm sâu sắc. Đây là một trong những giải pháp rất cần thiết để hoàn thiện QLNN đối với DNN&V trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của Đảng bộ, chính quyền các cấp về vai trò của khối DNN&V đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong thời gian qua và định hướng phát triển trong các năm tới.

Thứ hai, xây dựng bộ máy QLNN đối với DNN&V trên địa bàn tỉnh Lào Cai hợp lý, tránh tình trạng dồn việc quản lý tập trung vào một nơi làm cho hiệu quả quản lý không cao. Ngoài ra, phải phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để tránh chồng chéo.

Thứ ba, các cơ quan QLNN đối với DNN&V cần phải phối hợp với các tổ chức hỗ trợ và phát triển DNN&V trên địa bàn như: Hiệp hội DNN&V, Phòng Công nghiệp và Thương mại VN... để nghiên cứu, hoạch định chiến lược phát triển DNN&V, đồng thời tham mưu cho chính quyền tỉnh đề xuất với Chính phủ về các chương trình hỗ trợ DNN&V như tài chính, tín dụng, thị trường...

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ quan QLNN đối với DNN&V đang hoạt động bằng các hình thức: như định kỳ báo cáo tài chính, tình hình nộp thuế và việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước đề nắm bắt được DNN&V còn tồn tại hay đã rút lui khỏi thị trường nhằm đánh giá được thực trạng công tác QLNN của các cơ quan quản lý đối với DNN&V.

Thứ năm, để xây dựng được bộ máy QLNN đối với các DNN&V nhằm đạt được hiệu quả cao phải xây dựng đồng bộ các cán bộ nhà nước được trang bị đầy đủ các kiến thức, đạo đức và nhân cách. Đây là một yêu cầu bức thiết đối với các cơ quan QLNN và các DNN&V trên địa bàn tỉnh. Để hình thành được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cần phải có các biện pháp cụ thể trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của thành phố, cụ thể:

+ Có chương trình đào tạo đồng bộ nguồn nhân lực tỉnh từ bậc mầm non

bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên có kiến thức vững chắc nhằm tạo ra một thế hệ tương lai có đầy đủ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và nhân cách đạo đức tốt, tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Lào Cai.

+ Thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ công chức hàng năm cho bộ máy QLNN một cách công khai minh bạch, lựa chọn những người có tài, nắm chắc kiến thức về QLNN và kiến thức chuyên môn và có nhân cách, đạo đức tốt vào các vị trí phù hợp để công tác QLNN nói chung và QLNN đối với DNN&V nói riêng đạt kết quả tốt nhất.

+ Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ công chức nhà nước đang làm việc trong các cơ quan QLNN như chương trình hợp tác đào tạo với các nước Anh, Mỹ nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ và ứng dụng những mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới.

3.2.4. Giải pháp về đổi mới kiểm soát hoạt động các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác QLNN nhằm phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Các giải pháp đổi mới công tác kiểm tra, giám sát đối với các DNN&V cần phải thực hiện những nội dung sau:

Một là, kiểm tra việc chấp hành các nội dung đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp theo nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nhằm giúp cho doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc thực hiện những nội dung đã đăng ký.

Hai là, việc kiểm tra còn nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, để kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả;

Ba là, quá trình kiểm tra phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Việc kiểm tra phải đạt yêu cầu về nội dung, kế hoạch đề ra, đảm bảo chính xác, khách quan và không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP 04/6/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc dăng ký và hoạt động của doanh nghiệp, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tính phù hợp giữa thực tế và nội dung đãng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:

+ Việc đăng ký thông tin về tổ chức, cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (xác định theo khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp);

+ Địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật;

+ Việc họp hội đồng thành viên thường niên (đối với Công ty TNHH 02 thành viên trở lên); Việc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (đối với Công ty Cổ phần);

Để công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao hơn thì trong thời gian tới tỉnh Lào Cai cần phải tập trung thực hiện tốt nội dung sau:

- Một là, thường xuyên mở lớp đào tạo nghiệp vụ, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ của cán bộ thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian thanh tra. Ngoài ra có chế độ đãi ngộ cao đối với cán bộ thanh tra để họ yên tâm công tác và hạn chế những tiêu cực, gắn chế độ đãi ngộ cao với những biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ thanh tra vi phạm pháp luật. Cán bộ thanh tra làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Hai là, khắc phục tình trạng kiểm tra, giám sát chồng chéo. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của rất nhiều cơ quan nhà nước như: công an, kiềm toán, hải quan, thuế, quản lý vốn, quản lý thị trường, bảo hiểm... từ Trung ương đến địa phương; cùng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cấp trên, cấp dưới của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan với những lĩnh vực và nội dung khác nhau nên đã dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung và thời gian gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước nên tổ chức

định kỳ mỗi năm không nên có quá 2 đoàn kiểm tra đối với một doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.

- Ba là, các cơ quan QLNN có chức năng thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm. Bên cạnh đó, các cơ quan cần hiệp thương, rà soát thời gian, đối tượng thanh, kiểm tra, quản lý chặt chẽ kế hoạch thanh, kiểm tra doanh nghiệp hằng năm, tránh chồng chéo về nội dung thanh tra. Thanh tra, kiểm tra phải dựa trên kế hoạch đã được duyệt, trừ trường hợp thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần nhìn nhận đúng đắn và thực hiện tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thông qua đó hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

+ Các tiêu chí xác định DNN&V theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP cần được xem xét lại, có tham khảo tiêu chí phân loại doanh nghiệp của một số quốc gia và ngân hàng thế giới. Với đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam, việc lựa chọn tiêu chí số lao động trung bình hàng năm là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những hướng dẫn cụ thể cách tính đối với tiêu chí này, tránh gây khó khăn và lúng túng cho doanh nghiệp và công tác thẩm định DNN&V của các cấp quản lý khi vận dụng chính sách của nhà nước vào thực tế. Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả kiến nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần sửa đổi lại điều 3 “định nghĩa DNN&V” của nghị định số 56/2009/NĐ-CP như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

+ Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý doanh nghiệp. Ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ QLNN đối với doanh nghiệp theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Tập trung hoàn thiện Cơ

sờ dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tiến tới kết nối trực tuyến và chia sẻ đầy đủ dữ liệu pháp lý về doanh nghiệp từ Cơ sở dữ liệu này cho mọi cơ quan QLNN khác; công bố rộng rãi và công khai các thông tin về đăng ký doanh nghiệp để mọi doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận được.

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch & Đầu tư

+ Đề nghị Bộ xây dựng Quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng trong QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng khung pháp lý về tiêu chuẩn cán bộ đăng ký kinh doanh, tổ chức nhân sự (bao gồm: tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động cán bộ) của cơ quan đăng ký kinh doanh.

+ Tổ chức thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo quy định pháp luật.

+ Thực hiện phân cấp quản lý doanh nghiệp cho các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của các cơ quan này.

+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan QLNN ở Trung ương trong việc xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh. Báo cáo Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ những vấn đề phát sinh trong thực tế triển khai công tác QLNN đối với doanh nghiệp ở địa phương để kịp thời ban hành chính sách, biện pháp khắc phục.

+ Xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

+ Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác QLNN đối với doanh nghiệp; xây dựng, triển khai các chương trình phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, người quản lý doanh nghiệp.

+ Tăng cường công tác đối thoại với doanh nghiệp, trực tiếp ghi nhận, xử lý phản ánh của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp về những vấn đề bất cập trong công tác QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập hoặc kiến nghị

lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời khắc phục, xử lý.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Chương 3 là chương rút ra kết quả nghiên cứu từ phần nghiên cứu thực trạng ở chương 2. Tác giả đã nêu bật phương hướng và quan điểm cụ thể, cũng như định hướng về công tác quản lý nhà nước đối với các DNN&V tỉnh Lào Cai hướng đến năm 2030.

Đồng thời tác giả cũng đã phân tích dựa trên tình hình thực tế đề ra 4 nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các DNN&V trên địa tỉnh Lào Cai tầm nhìn đến năm 2030.

Tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị dựa trên giải pháp để giải pháp được cụ thể và thực tiễn hóa, các kiến nghị hướng tới Chính phù và Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

KẾT LUẬN

Lào Cai là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển kinh tế. Trong những năm qua, các DNN&V (chiếm 98% tổng số các DN trên địa bàn) đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác QLNN của tỉnh Lào Cai vẫn chưa khai thác thác hết hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của mình, nguồn nhân lực của các DNN&V đa số vẫn chưa chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn còn hạn chế, khả năng ngoại ngữ và tin học còn yếu kém.

Đề tài luận văn đã tổng hợp cơ sở lý luận cơ bản về DNN&V và QLNN đối với DNN&V. Đánh giá thực trạng phát triển DNN&V cũng như hoạt động QLNN đối với DNN&V trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn từ 2013 - 2017. Qua đó, tìm ra những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với DNN&V và tìm ra nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế đó.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với DNVVN trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Đồng thời, tác giả cũng xin đề xuất một số kiến nghị trực tiếp với các cơ quan Trung ương, chính quyền, UBND tỉnh Lào Cai một số vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng.

Tuy nhiên do đề tài có phạm vi nghiên cứu khá rộng, điều kiện nguồn số liệu thống kê ở địa phương rất hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong phân tích. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng, các Nhà khoa học, các Thầy Cô và các độc giả quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Vân Anh, (2008). “V ờ ơ p vừ v ỏ” Tạp chí Kinh tế quản lý, số 6, tr. 34.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006) “G tr tế í tr M – L ”

(dùng cho các khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

3. Các Mác - Ph. Ăng ghen, toàn tập, (2015), NXB Chính TRỊ Xã hội. Hà Nội. 4. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2007. “ p ỏ v

vừ tạ V t N ”. www.business.gov.vn.

5. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2013-2017), Niên giám th ng kê v doanh nghi p tr a bàn tỉ L ạn 2013-2017. Lào Cai

6. Nguyễn Cúc, (1997) “ í s p t tr ể p vừ v ỏ ở V t N ”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội

7. Lưu Khánh Cường, (2008). “Để p vừ v ỏ p t tr ể b v ”. Tạp chí Kinh tế quản lý, số 8, tr.23. 8. Chính phủ, (2016) N 90/NĐ- P v tr úp p t tr ể p vừ v ỏ. Hà Nội, tháng 11 năm 2016. 9. Chính phủ, (2003). B t tr ể N qu ết s 90/2001/- CP 23/11/2001 v tr úp p t tr ể p vừ v ỏ. Hà Nội, tháng 11 năm 2001.

10. Nguyễn Đức Chinh (2014), G tr quả ý í ớ , NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

11. Hồ Tiến Dũng, (1998). “G ả p p p t tr ể p vừ v ỏ ở P H M”. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

12. Lâm Chí Dũng, (2004), “N u quả quả ý ớ vớ p ỏ v vừ M ru qu ả s t -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)