pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay
Việc phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp luôn được tỉnh Lào Cai quan tâm thực hiện thường xuyên liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cần và thực thi một cách có hiệu quả.
UBND tỉnh Lào Cai giao các sở rà soát quy định pháp luật mới ban hành, cập nhật văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành, đề xuất trình UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Cho đến nay,Lào Cai đã tích cực triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các quy định khác như Nghị định số 66/2008/NĐ - CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Nghị định số 56/2009/NĐ - CP về chính sách trợ giúp phát triển DNN&V (trước đây là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP); Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 88/NĐ - CP ngày 30/7/2010 về tổ chức và quản lý, thành lập hiệp hội doanh nghiệp (trước đây là Nghị định số 88/2005/NĐ-CP); Quyết định số 143/2014/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 10/8/2014 về việc Phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; Quyết định số 236/2016/QĐ- TTg về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs giai đoạn 2016 - 2020; Các chương trình về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp của Nhà nước như: Chương trình khuyến khích công, Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình hỗ trợ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các loại Quỹ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin; thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Lào Cai.
Các nguồn ngân sách tỉnh cấp hằng năm hỗ trợ phát triển DNN&V tỉnh Lào Cai 2012-2017 được thể hiện qua bảng 2.6:
Bảng 2.6:Tổng hợp nguồn ngân sách tỉnh cấp hằng năm hỗ trợ phát triển DNN&V tỉnh Lào Cai 2012-2017
Đơ v tí : r u VNĐ STT LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ CHIA RA GHI CHÚ 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Chương trình Khuyến công địa phương 15,000 15,000 15,000 15,000 20,000 20,000 2 Chương trình Xúc tiến thương mại 10,000 10,000 10,000 10,000 15,000 15,000 3 Chương trình Khuyến nông 15,000 15,000 15,000 15,000 20,000 20,000 4 Đào tạo nghề 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 Tổng số: 50,000 50,000 50,000 50,000 65,000 65,000 (N u : L ) [5]
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp để hướng dẫn, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng. Đặc biệt, trong giai đoạn 2013 đến nay, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động. Tỉnh Lào Cai đã thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt doanh nghiệp trên địa bàn nhằm lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ nhằm giúp đỡ doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn. Theo đó, tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn cũng như đề nghị các sở, ban ngành cần rà soát, chính sách, thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp; tập trung các giải pháp hỗ trợ về vốn.
Để các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng tồn tại và phát triển, vấn đề tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cũng như việc ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi là vô cùng cần thiết. Điều này đã được khẳng định tại Đại hội
Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV năm 2010: “X u ỉ bổ su p t ờ ơ ế í s bả ả t ất bộ p ù p vớ t t ễ ếp t t tr ờ sả uất bả ả b ẳ bạ t u quả v vớ p v ộ t ạ t ỡ ă tạ u t u ầu t ” [16]
Tỉnh Lào Cai đã triển khai Luật doanh nghiệp, Nghị quyết số 14-NQ/TW của Trung ương Đảng (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tư nhân”, triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, đặc biệt giải quyết các vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô đối với khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh khủng hoảng và suy giảm kinh tế hiện nay (ngân sách Thành phố dành 50 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, 100 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất); ban hành cơ chế, chính sách đơn giản hóa thủ tục cấp giấy đăng ký kinh doanh, hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi trước và sau đầu tư, chính sách khoanh hoặc giãn nợ cho các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất-kinh doanh, chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất-kinh doanh…). Trong giai đoạn 2013 - 2017, tỉnh Lào Cai đã tích cực xây dựng môi trường kinh doanh năng động nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn bằng hàng loại các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiểu quả:
- Công tác cải cách hành chính: Tỉnh Lào Cai đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện chế độ một cửa, liên thông bằng cách chủ động, bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Bảo đảm cắt giảm tối thiểu 25% chi phí tuân thủ đối với quy định, thủ tục hành chính liên quan. Rà soát, chuẩn hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của các ngành, địa phương, bảo đảm 100% thủ tục hành chính được chuẩn hóa, kịp thời công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh và cổng/trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã về thủ tục hành chính và niêm yết đồng bộ, thống nhất tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Trong giai đoạn 2013 - 2017, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành trên 600 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Tỉnh đã khẩn trương tiến hành rà soát, hệ thống hóa và thực hiện nhất thể hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai đã rà soát, chuẩn hóa và niêm yết công khai thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, thành lập doanh nghiệp.
Trong quá trình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp (2005) dưới sự chỉ đạo của UBND, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến cải cách hành chính trong thành lập doanh nghiệp. Theo Quyết định số 112/2009/QĐ- UBND, Sở Kế hoạch&Đầu tư đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để đảm bảo cấp giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký thuế cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày làm việc, tiết kiệm cho doanh nghiệp 2/3 thời gian làm thủ tục đăng ký kinh doanh so với trước đây. Chỉ tính giai đoạn 2013-2017, trên địa bàn đã có hơn 3855 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký hơn 3.059 nghìn tỷ đồng; Riêng năm 2017, có 862 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp với số vốn khoảng 1,2 nghìn tỷ đồng.
Tỉnh ủy chỉ đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Luật mới ban hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Phá sản... làm cho thị trường vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn; Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tạo môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, thuận lợi; kiểm soát tốt độc quyền kinh doanh. Đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
Đẩy mạnh việc công khai, minh bạch hoá thông tin, cập nhật và hướng dẫn rõ ràng các quyết định, chính sách, quy định về thủ tục hành chính liên quan đến
DNN&V PHÒNG ĐKKD BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ UBND CẤP HUYỆN, XÃ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
UBND TỈNH LÀO CAI
công dân, doanh nghiệp, tập trung trên các lĩnh vực quản lý xây dựng, đất đai, cấp giấy phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, phí và lệ phí, hải quan. Đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền điện tử. Phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tăng tỷ lệ giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính qua mạng. Từng bước triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp.