- Nguyên nhân khách quan:
Hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh đã và đang được xây dựng để phù hợp với hoàn cảnh mới, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, các chính sách còn chưa ổn định, chồng chéo, thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao làm cho các DNN&V gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng và chấp hành.
Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp - công cụ quản lý quan trọng nhất - hiện đã được đổi mới nhưng còn tồn tại nhiều yếu kém. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng trên địa bàn chưa phù hợp với cơ chế thị trường, trong đó cơ bản là chưa đảm bảo tính minh bạch, tính nhất quán, tính đồng bộ, tính ổn định, tính khả thi và tính tiên liệu. Điều này thể hiện ở:
+ Tính nhất quán của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp không cao; thiếu
đồng bộ giữa các quy định pháp luật, giữa pháp luật và tồ chức thực hiện pháp luật. Khung khổ pháp luật cho hoạt động của doanh nghiệp không chỉ do cơ quan lập pháp thực hiện và thường chỉ mang tính nguyên tắc, do đó, không đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn, dẫn tới sự tham gia của cơ quan hành pháp các cấp vào quá trình này bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn. Trên thực tế, đây mới chính là các văn bản có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp, vì vậy, chức năng tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp đã bị phân tán và đôi khi thiếu sự thống nhất, thậm chí mâu thuẫn về nội dung giữa các quy định pháp luật của các cấp quản lý khác nhau. Trong khi các quy phạm pháp luật về tổ chức quản lý, thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh... có nhiều cải cách và tiến bộ đáng ghi nhận theo đòi hỏi của kinh tế thị trường, thi hàng loạt các quy phạm pháp luật về giải thể doanh nghiệp; sở hữu và hợp đồng; về điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh; huy động và sử dụng các nguồn lực (đất đai, vốn, tín dụng, tài nguyên, lao động); cạnh tranh; xuất nhập khẩu, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh; phá sản doanh nghiệp... lại không có sự thay đổi tương xứng. Vì vậy, thực tế là có rất nhiều quy định được ban hành nhưng không có đủ điều kiện thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả do thiếu sự đồng bộ giữa các quy định khác nhau. Nói cách khác, quy định pháp luật chưa có đủ điều kiện để thực hiện một cách có hiệu quả.
+ Pháp luật về doanh nghiệp còn hay thay đổi, tính tiên liệu và độ tin cậy không cao. Nguyên nhân là do quá trình soạn thảo chưa có sự chuẩn bị đúng mức và lúng túng trong nhận thức về các quy luật vận động của đối tượng và phạm vi điều chỉnh theo kinh tế thị trường. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp luôn bị động, chắp vá, nhằm giải quyết nhu cầu ngắn hạn trước các hiện tượng thực tế đang diễn ra, chưa gắn kết vói công tác dự báo (vốn dĩ còn nhiều yếu kém và hạn chế) và thiếu hẳn một chương trình tổng thể xây dựng pháp luật doanh nghiệp một cách dài hạn và đồng bộ. Vì vậy, nhiều văn bản pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí không có hiệu lực thi hành hoặc không áp dụng được trong thực tế do bị văn bản khác mới hơn phủ nhận...
+ Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu công khai và
minh bạch của kinh tế thị trường. Thời gian gần đây, các đối tượng ngoài bộ máy hành chính nhà nước đã được tham gia vào quá trình ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, nhưng nhìn chung việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp còn khép kín, chưa tạo điều kiện và quan tâm thoả đáng đến sự tham gia của chính các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và các bên có lợi ích liên quan ngoài xã hội nên chưa có sự đồng thuận xã hội, mang nặng tính chủ quan, kể cả hiện tượng sử dụng quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của cơ quan soạn thảo.
Hệ quả là, mặc dù chiếm đến hơn 98% số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và hoạt động những loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự trở thành đối tượng thụ hưởng chính sách của nhà nước khi hệ thống pháp luật kinh doanh hiện chưa có quy định cụ thể ở bất kỳ điều khoản luật nào hoặc nếu có ở tầm Nghị định, Thông tư và Chỉ thị thì cũng chưa đúng trọng tâm, trọng điểm khiến cho nguồn lực của DNN&V bị phân tán, dàn trải và không phát huy được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính sách hỗ trợ DNN&V nhiều song manh mún, thiếu tính đồng bộ, các ưu đãi được thực hiện nhỏ lẻ, không tạo được đột phá. Các chính sách hỗ trợ chưa chú ý tới đặc tính về quy mô nhỏ và cực nhỏ của phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Lào Cai nói riêng.
Đồng thời, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ DNN&V hầu như không được tiến hành thường xuyên, việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ DNN&V ở một số sở, ban, ngành vẫn chưa tốt, cơ quan cấp dưới không tuân thủ đúng quyết định của cấp trên, còn một số bộ liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhiều khi còn gặp khó dễ cho doanh nghiệp. Việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên nhiều khi còn chậm nên chưa thực sự đi vào cuộc sống chưa đáp ứng được các đòi hỏi của các DNN&V.
+ Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như suy giảm kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay khiến cho hoạt động sản xuất của các DNN&V ngày càng khó khăn hơn. Khủng khoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước, trong đó tỉnh Lào Cai không nằm ngoài sự suy giảm mà ảnh hưởng nhiều nhất là hệ thống các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất hàng hóa công nghiệp. Giá cả các loại hàng hóa biến động
khó lường, vốn vay ngân hàng giảm, lãi suất ngân hàng tăng quá cao làm cho các doanh nghiệp không có khả năng vay và thanh toán (20 - 22%) năm, dẫn đến sản phẩm đầu vào tăng, làm cho giá thành sản phẩm đầu ra rất khó tiêu thụ, tồn đọng hàng hoá. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thị trường ở ngoài nước bị cắt giảm sản lượng đáng kể, giá rẻ, phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo Báo cáo tình hình KTXH tỉnh Lào Cai 5 năm 2011 – 2015, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tăng mạnh năm 2012 là hơn 400 doanh nghiệp ngừng hoạt động, năm 2013 giảm 10,7% là 294 doanh nghiệp, năm 2014 số doanh nghiệp ngừng hoạt động là hơn 250 doanh nghiệp. Bên cạnh những khó khăn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước, không thể nói đến nguyên nhân xuất phát từ nội tại các DNN&V đó chính là quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, thiếu mặt bằng kinh doanh, kinh doanh manh mún, trình độ quản lý còn hạn chế, chất lượng lao động thấp, máy móc trang thiết bị lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, chưa có tính cạnh tranh cao, nhất là thị trường ngoài nước. Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng. Thiếu những công nhân có tay nghề, bậc thợ cao, tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang là những vẫn đề bất cập hiện nay ở các doanh nghiệp. Đặc biệt là thiếu vốn kinh doanh. Xuất phát từ những khó khăn nội tại đó mà hiệu quả kinh doanh của các DNN&V kém, dẫn đến nhiều hệ lụy như nợ thuế, gian lận thương mại,…và nhiều hành vi gây khó dễ cho các cơ quan QLNN trên địa bàn.
+ Bên cạnh đó, Lào Cai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mang tính chất đặc thù. Do vị thế là một tỉnh vùng cao, biên giới nên mỗi chủ trương, chính sách của tỉnh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội cả nước. Do khối lượng công việc phải giải quyết trên địa bàn rất lớn, đa dạng, phức tạp, trong khi sự phân công phân cấp và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở một số lĩnh vực ban hành chậm, thiếu đồng bộ, không ít nội dung còn chồng chéo, bất hợp lý. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các Bộ, Ban, ngành Trung ương với địa phương chưa đồng bộ, kịp thời, nhất là việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ những khó khăn từ thực tiễn. Một số thủ tục đã và đang có hiện tượng quá tải như: Thủ tục
thuế, đăng ký DNN&V, hải quan, bảo hiểm… Sự quá tải khi thực hiện các thủ tục trên đã làm DNN&V mất thêm nhiều thời gian, chi phí đi lại.
Tỉnh Lào Cai cũng chịu các tác động mạnh mẽ mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như: tốc độ đô thị hóa và dân số tăng nhanh; thị trường bất động sản tăng trưởng nóng và thiếu ổn định; sản xuất và kinh doanh khối doanh nghiệp những năm qua bị suy giảm do gặp khó khăn thị trường đầu ra; các sức ép lớn về giá cả, lạm phát và việc làm; các tệ nạn xã hội và môi trường ô nhiễm... đã đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng.
- N u qu :
+ Còn có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân:
Về mặt quan điểm cũng như chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước có thái độ rất rõ ràng rằng, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp (DNN&V) trong nước và DNN&V có vốn đầu tư nước ngoài, giữa DNN&V nhà nước và các DNN&V thuộc mọi thành phần kinh tế khác. Cụ thể, nếu như trước đây, chúng ta còn có Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài, thì bây giờ chỉ còn Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư áp dụng cho mọi hoạt động đầu tư và cho mọi DNN&V tham gia quá trình sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, kể từ ngày 1/7/2010, toàn bộ DNN&V nhà nước chuyển đổi thành mô hình công ty TNHH một thành viên và thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, thay vì Luật Doanh nghiệp nhà nước như trước đây. Tuy nhiên, sự bình đẳng giữa các DNN&V, đặc biệt là giữa DNN&V nhà nước với các DNN&V khác chưa thực sự đi vào cuộc sống. Còn sự phân biệt đối xử giữa các loại hình DNN&V, giữa DNN&V có quy mô lớn với DNN&V quy mô nhỏ hơn, giữa DNN&V nhà nước với DNN&V không có vốn nhà nước. Về nguyên nhân của tình trạng này, thứ nhất là do sự nhận thức chưa đúng của một bộ phận cán bộ, công chức thi hành pháp luật. Thứ hai, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thường chậm hơn so với đòi hỏi của thực tế, đồng thời cũng không bao quát hết được mọi hoạt động của DNN&V. Đây là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng, khi chuyển sang mô hình khác (như việc chuyển DNN&V nhà nước thành công ty TNHH nhà nước 1 thành viên hay công ty cổ phần), DNN&V rất lúng túng, gặp khó khăn trong việc áp dụng cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế tài chính, quản trị doanh nghiệp. Thứ ba, DNN&V tư nhân, DNN&V nhỏ và vừa thường kém hẳn về năng lực tài chính, năng lực quản trị, kinh nghiệm so với những DNN&V khác. Vì vậy, đứng trước các điều kiện, quy chế, thủ tục trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận với tín dụng ưu đãi, mặt bằng để hoạt động, họ khó có thể cạnh tranh nổi với những DNN&V lớn, nên thấy có sự phân biệt đối xử. Sự phân biệt thể hiện rõ nhất là giữa DNN&V tư nhân, công ty TNHH với công ty cổ phần, công ty đại chúng; giữa DNN&V có quy mô lớn, có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính với DNN&V quy mô hỏ hơn. Sự phân biệt này xuất phát từ lý do DNN&V tư nhân, DNN&V có quy mô nhỏ, công ty TNHH chưa tạo được uy tín với hệ thống ngân hàng, chưa tạo được niềm tin với cơ quan thuế, hải quan…, vì chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, chưa thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm như những DNN&V lớn. Mặc dù, các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước kinh doanh thua lỗ nhưng nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư, trong khi đó, DNN&V chưa thực sự được quan tâm đúng mức, sự trợ giúp chưa nhiều hoặc mang nặng tính hình thức.
+ Về tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp tiến trình đổi mới doanh nghiệp.
Trên thực tế, tình trạng chồng chéo, không rõ ràng về chức năng QLNN đối với doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND xảy ra phổ biến do cơ chế phân định chức năng và giao nhiệm vụ QLNN được quy định trong nhiều nhóm văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, gồm: các luật và văn bản quy phạm pháp luật về các loại hình doanh nghiệp; trong các luật và văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; trong các luật và văn bản quy phạm pháp luật khác và trong văn bản điều hành của các cơ quan QLNN.
Tại các địa phương, công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập mới được triển khai dưới góc độ kiểm tra, xử lý những doanh nghiệp có hành vi vi
phạm pháp luật mà chưa tiến hành đánh giá được những nguyên nhân tác động đến hoạt động của doanh nghiệp từ đó đề ra các biện pháp quản lý hiệu quả, đồng bộ. Hiện nay, do chưa có hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, việc giám sát doanh nghiệp chỉ dựa vào khả năng vận dụng sáng tạo của từng địa phương.
Việc phân công, phân cấp thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực thanh kiểm tra thực thi pháp luật và chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh, kiểm tra thực hiện quy định về đăng ký kinh doanh, sử dụng tài nguyên, đất đai, lao động, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá...) có nhiều hạn chế. Gần như tất cả các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoặc địa phương đều có chức năng thanh, kiểm tra trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phương nhưng do chưa rõ trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như sự phối hợp của các cơ quan, dẫn tới vừa chồng chéo, phiền hà, vừa buông lỏng trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu lực QLNN còn thấp là do số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế, trong đó có năng lực nhận thức pháp luật, những vấn đề về đổi mới kinh tế nói chung và QLNN đối với doanh nghiệp nói riêng. Đổi mới nhận thức của cán bộ các cơ quan QLNN không theo kịp với những yêu cầu của thực tiễn; chuyển biến không đồng đều giữa các cơ quan QLNN. Thái độ, tâm lý làm việc; phương thức, công cụ quản lý của các cơ quan QLNN chưa có sự thay đổi một cách rõ nét để phù hợp với cơ chế, chính sách mới. Tính khoa học, chuyên môn, chuyên nghiệp của cán bộ trong xử lý công việc còn