7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1.1. Khái niệm
Quản lý là gì?
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý. Theo cách hiểu chung nhất thì: “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý”, việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các góc độ khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Quản lý nhà nước là gì?
Theo Giáo trình quản lý nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong
cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hành pháp đến tư pháp. Theo nghĩa hẹp thì QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
QLNN được đề cập trong đề tài này là khái niệm QLNN theo nghĩa rộng; QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động tự ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật pháp đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động QLNN chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước ủy quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ?
QLNN đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền nhà nước lên các doanh nghiệp và vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. QLNN đối với DNVVN là sự tác động của cơ quan quyền lực nhà nước bằng các phương thức công quyền đối với quá trình hình thành, hoạt động và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. QLNN đối với doanh nghiệp còn được hiểu là việc sử dụng quyền lực nhà nước để can thiệp và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp. Việc can thiệp và điều chỉnh của nhà nước được thực hiện bằng công cụ pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, bộ máy cơ quan QLNN.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung, nhà nước sử dụng công cụ quản lý chủ yếu bằng kế hoạch, mệnh lệnh, các quyết định hành chính. Việc thành lập doanh nghiệp do nhà nước quyết định và phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Chỉ có hai loại hình doanh nghiệp được phép thành lập là doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã, hoạt động của doanh nghiệp cũng được quản lý bằng các công cụ đó là kế hoạch, quy hoạch, mệnh lệnh và các quyết định hành chính. Việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào nhà nước, với hình thức duy nhất là giải
thể. Chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thực thể kinh tế tham gia vào các thị trường theo quy luật của thị trường. Các doanh nghiệp tự chủ quyết định sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đề cao.
Như vậy, QLNN đối với DNVVN là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực
của nhà nước thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế lên các DNVVN nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế để đạt được các mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra.
Cần lưu ý rằng, QLNN đối với DNVVN không chỉ là các hoạt động quy hoạch, điều hành, kiểm soát sự phát triển của các DNVVN mà còn bao hàm cả các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các DNVVN. QLNN đối với DNVVN bao gồm cả việc tạo lập môi trường pháp lý ổn định và bình đẳng cho các doanh nghiệp, xác lập chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và biện pháp xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phối hợp đồng bộ trong việc cung cấp các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực đảm bảo thông suốt đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp.
1.2.1.2. Đặc điểm
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có những đặc điểm sau:
- QLNN đối với doanh nghiệp phải phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường, lấy cơ chế thị trường làm nền tảng để định hướng cho việc áp dụng các công cụ quản lý.
- Việc quản lý đối với doanh nghiệp được tiến hành theo các phương
pháp và với những công cụ khác với phương pháp và công cụ quản lý ở giai đoạn trước đó, pháp chế xã hội chủ n ghĩa trong QLNN đối với kinh tế được tăng cường. Do nền kinh tế nước ta đã được đa dạng hóa về hình thức sở hữu và chuyển sang cơ chế thị trường. Với đối tượng này, Nhà nước không thể không quản lý bằng pháp luật. Tình trạng buông lỏng kỷ luật, kỷ cương, sự hữu khuynh trong chức năng tổ
chức, giáo dục, chức năng chuyên chính của nhiều cơ quan QLNN về kinh tế, tình trạng xem nhẹ pháp chế trong hoạt động kinh tế của nước ta trong những năm qua có nhiều rối loạn, gây tổn thất không nhỏ cho đất nước nói chung, Nhà nước nói riêng, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín và làm lu mờ quyền lực Nhà nước ta. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải tăng cường lập pháp và tư pháp. Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ xã hội trên lĩnh vực kinh tế vào khuôn khổ pháp luật, các đạo luật phải được xây dựng đồng bộ, chính xác, có chế tài rõ ràng và đúng mức. Trong tư pháp, mọi việc phải nghiêm, từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra tình trạng lọt tội phạm, có tội phạm không bắt, bắt rồi không xét xử hoặc xét xử nhẹ, xử rồi không thi hành án, thi hành án nửa vời,…
- Nước ta trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN,
APEC,…), đặc biệt năm 2006 nước ta trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Ký nhiều hiệp định song phương và đa phương (Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt nam – EU, ký và triển khai thực hiện AFTA,…) Chức năng chính của QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và đối với DNVVN nói riêng là định hướng về mặt chiến lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp được thực hiện gián tiếp qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, công cụ pháp luật; hình thành môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp mà cơ bản là môi trường pháp lý và thể chế; hỗ trợ và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, tham gia khắc phục những khuyết tật của thị trường. Nhà nước phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt chức năng hỗ trợ công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế, coi đó là một trong những nét đặc thù của sự đổi mới chức năng QLNN về kinh tế so với trước thời kỳ đổi mới. Mục tiêu chủ yếu của QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và đối với DNVVN nói riêng nhằm tạo môi trường hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh; đảm bảo để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với doanh nghiệp.