Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 53 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên

địa bàn huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017

Quản lý nhà nước cấp huyện không có chức năng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quản lý DNVVN. Trong thẩm quyền của mình, huyện sẽ phối hợp và thực thi các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước cấp trên. Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng đã tích cực triển khai thực hiện tốt các văn bản quy định của Quốc hội, Chính phủ, và các Bộ, Ngành: Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác như Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính Phủ ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết 10- NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Nghị

quyết số 35/NQ-CP về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 352/QĐ-TTg của Thủ tướng về viêc thành lập Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế; Quyết định số 1556/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/10/2012 phê duyệt Đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”; Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thông tư số 119/2015/TT-BTC ngày 12/08/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 13/2015/TT-BKHĐT ngày 28/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Danh mục lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ và tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên hỗ trợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư số 37/2016/TT-BTC ngày 29/02/2016 của Bộ Tài chính quy định lãi suất cho vay quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2016; Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Tài chính-Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của Nhà nước như: Chương trình xúc tiến thương mại, các loại quỹ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2017, Bộ kế hoạch và đầu tư công bố dành 4 chương trình ưu đãi cho các DNVVN trong năm 2017 với tổng vốn lên tới 560 tỷ đồng.

ngành, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18- CTr/TU của Thành ủy, các nghị Quyết số 97/NQ-CP, 98/NQ-CP của Chính Phủ thực hiện các nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương 5 (khóa XII); Chương trình số 03-Ctr/TU ngày 28/6/2016 của Thành ủy về đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND Thành phố về Chính sách ưu đãi với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô; Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 30/7/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai Nghị quyết số 19- 2016/NQ-CP ngày 28/4/2016; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 13/8/2013 của UBND thành phố Hà Nội về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 91/QĐ- UBND ngày 11 tháng 01 năm 2016 của UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội 2016 – 2020; Quyết định 673/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 của UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Quyết định 3746/QĐ- UBND ngày 23/7/2009 của UBND Thành phố Về việc quy định cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 14000; Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu; Quyết định 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND Thành phố về việc phê duyệt

quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1613/QĐ-UBND của UBND Thành phố ngày 08 tháng 4 năm 2016 về việc thành lập ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 75/KH- UBND ngày 31/3/2017 của UBND Thành phố về việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2017; Công văn số 5919/UBND-KT yêu cầu các sở, ban ngành, UBND huyện, huyện, thị xã đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp; Xây dựng đề án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của thành phố đến năm 2020; Đẩy mạnh trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tư,…

Việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

huyện Sóc Sơn được thực hiện dựa theo quy định của luật pháp và các văn bản

hướng dẫn thi hành luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung cũng như của thành phố Hà Nội nói riêng.

Huyện Sóc Sơn đã công khai các quy hoạch để dân và doanh nghiệp biết để lựa chọn đầu tư như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và công bố các danh mục các dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư, các cơ chế, chính sách của Chính Phủ, Thành phố và của huyện về đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Các quy hoạch, kế hoạch này đã định hướng cho sự phát triển khu vực doanh nghiệp trong đó có DNVVN. Đồng thời, nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của Thành phố Hà Nội. Huyện Sóc Sơn đã ban hành các nghị quyết, chương trình,

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho từng năm phù hợp với địa phương và có những chính sách, biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Trong đó, việc khuyến khích các DNVVN phát triển là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều đó, thể hiện những bước chuyển biến mới về nhận thức và hành động của các cấp chính quyền đối với sự phát triển của các DNVVN. Đồng thời, để các

DNVVN phát triển đúng định hướng, huyện Sóc Sơn cũng xác định rõ tầm quan

khai các chính sách cụ thể để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các DNVVN trên địa bàn. Cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)