Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Thành công

Công tác quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã đạt được những kết quả đáng kể, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 1977, toàn huyện chỉ có 22 DN, đến năm 2017, số DN đang hoạt động trên địa bàn đã lên tới con số 1818. Đặc biệt, với vị trí cửa ngõ của thủ đô tạo điều kiện thuận lợi cùng hạ tầng được kiến thiết ngày một đồng bộ, Sóc Sơn đã thu hút được ngày càng nhiều sự quan tâm của các DN nước ngoài. Năm 2017 toàn huyện có 45 DN có vốn đầu tư nước ngoài (tổng vốn đầu tư khoảng 9.900 tỷ đồng) đang hoạt động hiệu quả và tạo việc làm cho trên 10.500 lao động. Cùng với đó là 1773 DN trong nước (tổng vốn đầu tư xấp xỉ 20 tỷ đồng) cũng đang vận hành ổn định, tạo việc làm cho trên 21000 lao động trong và ngoài huyện.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước đã kịp thời chấn chỉnh các hoạt động, hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp để phù hợp với các quy định và đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày một phát triển và hoạt động có hiệu quả.

UBND huyện luôn quan tâm, chỉ đạo nắm bắt thông tin về doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập từ cơ quan đăng ký kinh doanh gửi đến, cũng như những doanh nghiệp có vi phạm, nhất là doanh nghiệp bị xử lý thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vậy phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau đăng ký thành lập đã thực hiện đầy đủ các quy định và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế xã hội và nguồn thu ngân sách của địa phương.

Được sự quan tâm chỉ đạo của thành phố cùng với tinh thần quyết tâm cao của chính quyền huyện, công tác khuyến khích hỗ trợ, doanh nghiệp cũng đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời các doanh nghiệp đã phần nào nâng cao ý thức tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp. Mặt khác, sự tham gia giám sát của cộng đồng xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật hơn.

2.3.2. Hạn chế

Qua khảo sát và nghiên cứu việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của các Luật có liên quan và các quy định của Thành phố về QLNN đối với DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phát hiện thấy còn một số hạn chế như sau:

Một là, cơ chế quản lý chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua được các khó khăn về tài chính, thị trường, công nghệ. Năng lực cán bộ quản lý nhà nước chưa theo kịp tiến trình đổi mới doanh nghiệp.

trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ, Thành phố như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại gặp các trở ngại như sau: trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ); trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản thu…); và đặc biệt là tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp; các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, ước tính chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện không nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.

Hai là, việc kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đã được cấp đăng ký kinh doanh chưa đáp ứng được những quy định của pháp luật.

Theo quy định thì đối với đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cho đối tượng này theo quy định của Chính Phủ là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nhưng việc xác minh những thông tin về đối tượng xin đăng ký kinh doanh lại do các cấp chính quyền huyện, xã thực hiện và chỉ thực hiện xác minh khi có yêu cầu của Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố.

Cũng theo quy định của pháp luật, sau khi cấp đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư phải thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng vì nhiều lý do khác nhau những thông tin đó chậm được đưa đến hoặc thất lạc khi đưa đến những địa điểm cần đến. Do vậy, thực tế đã có hiện tượng nhiều doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh nhưng chính quyền cơ sở chưa nắm bắt được. Điều đó cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý

nhà nước chưa chặt chẽ và thống nhất.

Việc kiểm tra các đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy định của nhà nước sau khi các cơ sở được cấp đăng ký kinh doanh còn tồn tại nhiều vấn đề. (Theo quy định tại Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội thì hằng năm, UBND huyện, huyện, thị xã có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp và phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành tiến hành kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn và tiến hành kiểm tra ít nhất 5% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn). Chính quyền huyện đến kiểm tra hoạt động của các đơn vị chủ yếu là cán bộ thuộc Chi cục thuế, Đội quản lý thị trường, các Phòng chức năng thuộc huyện thực hiện chức năng kiểm tra hoạt động đối với các DNVVN cũng còn hạn chế, trên nhiều khía cạnh như: ký kết hợp đồng lao động và đảm bảo các chế độ bảo hiểm cho người lao động, các quy định về vệ sinh môi trường, quy định về kinh doanh các ngành có điều kiện. Hoặc số lượng các đơn vị được các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện kiểm tra hoạt động sau đăng ký kinh doanh còn rất ít. Theo báo cáo công tác hằng năm của Phòng Lao động, thương binh và xã hội thì hàng năm, các cơ quan QLNN chỉ kiểm tra được khoảng 30 doanh nghiệp về việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Ba là, việc phối hợp giữa chính quyền huyện và xã với cơ quan quản lý thuế trong giám sát việc chấp hành thuế của các doanh nghiệp cũng còn có mặt hạn chế.

Theo quy định thì các doanh nghiệp lớn và một số DNVVN sẽ do Cục thuế Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đó lại nằm trên địa giới hành chính của huyện, do không trực tiếp nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, và cũng không có chức năng, quyền hạn cụ thể nên huyện rất khó phối hợp kiểm tra việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật thuế hay các quy định khác. Luật cho phép các doanh nghiệp tự định mức tiêu hao vật tư để tính thuế nên nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách này để tăng không chi phí vật tư để trốn thuế.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

địa bàn huyện Sóc Sơn có nguyên nhân từ nhiều phía, cụ thể là:

Về phân cấp QLNN

Vấn đề phân cấp chức năng quản lý Nhà nước của Thành phố Hà Nội cho cấp huyện và xã trong thời kỳ đổi mới được thực hiện dựa theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật,… Những đổi mới trong hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương theo những phân cấp trong thời gian qua đã góp phần vào những thành tựu chung của Thành phố nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng. Tuy nhiên, trước yêu cầu tiếp tục cải cách hành chính nhà nước và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp của Thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập.

Quyền hạn của chính quyền huyện còn nhiều hạn chế. Tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa quản lý hành chính của chính quyền địa phương và quản lý trực tiếp theo ngành dọc làm hạn chế việc huy động hỗ trợ, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương đối với các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn. Trong phân cấp quản lý kinh tế của nhà nước các cấp vẫn còn có tình trạng cấp trên giao nhiệm vụ cho cấp dưới nhưng không quy định cụ thể quyền hạn kèm theo với trách nhiệm một cách tương tứng, vì vậy các cơ quan nhà nước cấp dưới rất khó thực thi nhiệm vụ.

Về tổ chức và cơ chế vận hành

Khi nghiên cứu thực trạng bộ máy nhà nước ở Hà Nội, tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương các cấp cho thấy:

Hiện nay việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế được chia làm nhiều lĩnh vực, do các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau: các Phòng thuộc UBND huyện, UBND các xã được giao trách nhiệm quản lý chủ yếu về khía cạnh thông tin, xác minh thông tin có tính chất chung chung về doanh nghiệp, Chi cục thuế quản lý về thuế, các phòng theo ngành dọc có trách nhiệm quản lý các lĩnh vực

có tính chất chuyên ngành (phòng quản lý thị trường, phòng đăng ký kinh doanh,..). Việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước giữa chính quyền huyện, xã và các cơ quan thuộc nganh dọc đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Có những khía cạnh phát sinh trong kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của Nhà nước, nhưng để phối hợp các cơ quan trực thuộc địa phương và các ngành khác nhau mới có thể tiến hành được. Các chế tài xử lý đối với các vi phạm pháp luật chưa rõ ràng hoặc rất khó thực thi do liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau.

Về hệ thống thông tin trong quản lý

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên, biến động không ngừng. Việc thành lập các doanh nghiệp mới được hiểu như là cấp một giấy chứng sinh là rất phù hợp. Song có một điều dễ hiểu là khi gặp khó khăn, các doanh nghiệp có thể giảm mức kinh doanh hoặc ngừng hoạt động, chuyển địa điểm kinh doanh thậm chí là giải thể vì vậy thông tin về các doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quản lý kinh tế của nhà nước cũng phải cập nhật và điều đó chỉ có thể thực hiện tốt khi hệ thống thông tin về các doanh nghiệp với các cơn quan quản lý nhà nước và các cấp quản lý phải được hiện đại hóa. Nhưng hiện nay hệ thống này vẫn còn chậm phát triển và chưa được hiện đại hóa ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ nhất, đó là tình trạng thiếu thông tin và thông tin chưa kịp thời. Thực tế

cho thấy, nhiều trường hợp vi phạm các quy định pháp luật của các cơ sở kinh doanh do họ thiếu thông tin về những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Bên cạnh đó, các bộ phận chức năng thực hiện quản lý nhà nước ở huyện như các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện hầu như không nắm được tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các cơ sở kinh doanh cho các cơ quan quản lý vãn mang tính hình thức, đối phó dẫn đến không trung thực, không chính xác.

doanh thiếu hoặc không tiếp nhận được những thông tin về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, huyện. Do vậy, nhiều cơ sở kinh doanh chưa hiểu rõ được ý nghĩa và tác động tích cực của việc thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động của mình với cơ quan quản lý nhà nước hay tác động của công tác thanh tra và kiểm tra đó là giúp họ hiểu tốt hơn về các quy định của pháp luật mà cho rằng việc thanh tra, kiểm tra gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh do việc phải tốn thời gian tiếp đón và chi phí tiếp đón.

Thứ ba, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong tiếp nhận và xử lý thông

tin. Thực tế cho thấy, chủ thể thực hiện chức năng QLNN đối với các cơ sở kinh tế ngoài nhà nước gồm nhiều cơ quan: các cơ quan ngành dọc như thuế, đội quản lý thị trường,… và chính quyền quản lý theo lãnh thổ nhưng các báo cáo của các cơ quan này về tình hình hoạt động của khu vực kinh tế tập thể và tư nhân hầu như không khớp nhau và đôi khi có sự chênh lệch khá lớn. Điều đó đã gây khó khăn trong việc xử lý thông tin và đưa ra quyết định quản lý.

Về công cuộc cải cách hành chính

Công tác cải cách hành chính mặc dù đã được các cấp, các ngành đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, nhưng quá trình cải cách hành chính của huyện còn chậm, chưa đi vào chiều sâu, chưa đạt được theo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Thiếu sự phối hợp thống nhất, đồng bộ trong cải cách thủ tục hành chính nhất là giữa các cơ quan chuyên môn của địa phương với các cơ quan đơn vị thuộc ngành dọc quản lý thời gian giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng mới chỉ mới rút ngắn được ở một số khâu.

Việc rà soát các thủ tục hành chính ở một số cơ quan còn mang tính thụ động chưa thực sự được quan tâm, chưa chỉ ra được những bất hợp lý của các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo để cải tiến hoặc sửa đổi, bãi bỏ cho phù hợp, việc báo cáo rà soát thủ tục hành chính theo yêu cầu định kỳ của UBND huyện chưa được lãnh đạo các ngành, các cấp nghiêm túc thực hiện.

liên thông thật sự thực hiện chưa đạt yêu cầu của huyện và thành phố đề ra, có nơi thực hiện còn mang tính hình thức, chất lượng thấp. Việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính còn thiếu khoa học, chưa thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận; sổ sách theo dõi công việc của Bộ phận một cửa chưa được thống kê, cập nhật thường xuyên và kịp thời. Thiếu sự phối hợp giữa Bộ phận một cửa với các phòng chuyên môn trong giải quyết hồ sơ dẫn đến còn trường hợp trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp bị trễ hẹn.

Bởi vậy tình trạng trên đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp xúc với các cơ quan quản lý nhà nước. Do có quá nhiều thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian từ phía các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng cho vay nên phần lớn các doanh nghiệp đều gặp phải trở ngại lớn vì thủ tục quá phức tạp, mất quá nhiều thời gian.

Một số vấn đề khác

Từ thực tiễn cho thấy giữa hệ thống tổ chức quản lý nhà nước với các quy định trong luật pháp của nhà nước còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 70)