Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước quản lý DNVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 65 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước quản lý DNVVN

Thứ nhất, đối với cấp huyện

Theo Quyết định 35/2013/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố, cùng một số văn bản liên quan khác, huyện đã sắp xếp lại bộ máy chính quyền cấp huyện, xã theo quy định của Thành phố và quy định chức năng nhiệm vụ của từng phòng. Các phòng phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng để thực hiện chức năng giúp huyện quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các DNVVN trên địa bàn huyện. Ví dụ như:

Phòng Kinh tế: Phòng Kinh tế là đơn vị có chức năng nhiệm vụ theo quy

DNVVN trên địa bàn huyện các nội dung:

- Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan; Hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước;

- Hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức

kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo phân cấp của Thành phố Hà Nội và theo các quy định của pháp luật.

Phòng Lao động – Thương binh và xã hội: Phòng Lao động – Thương

binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các DNVVN trên địa bàn các nội dung sau:

Về lao động, việc làm: Phòng lao động thương binh và xã hội sẽ trình

UBND huyện quyết định chương trình và các giải pháp về việc làm của huyện. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm trong các DNVVN bao gồm:

+ Các chính sách lao động, việc làm theo quy định của của nhà nước;

Về dạy nghề: Phòng lao động thương binh xã hội đóng góp xây dựng các chương trình, đề án phát triển dạy nghề của huyện nói chung và các DNVVN nói riêng ; tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề đã được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề.

Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Chi Cục thuế: Chi cục thuế huyện Sóc Sơn là tổ chức trực thuộc Cục thuế

Hà Nội, có chức năng QLNN đối với các DNVVN trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện Sóc Sơn theo quy định của pháp luật, cụ thể:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật

về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn huyện;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân

tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính

sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc

phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn

thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức,

cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước.

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành

quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy

định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm

quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

Ngoài ra, còn có các cơ quan chức năng khác cũng thực hiện chức năng QLNN đối với DNVVN trong một số nội dung cụ thể như:

Đội cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế - Công an huyện: Kiểm tra, tiếp

cận sổ sách tài chính, báo cáo tài chính, thuế của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BCA, theo đó trong trường hợp doanh nghiệp có vi phạm

pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc có tin tố giác về tội phạm liên quan đến doanh nghiệp thì lực lượng cảnh sát kinh tế, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cảnh sát phòng chống ma túy có quyền kiểm tra sổ sách, hồ sơ, chứng từ, tài liệu của các doanh nghiệp.

Đội Quản lý thị trường số 10: Kiểm tra tổ chức, cá nhân kinh doanh trong

việc tuân thủ pháp luật về thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác được giao; Trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan tiến hành kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính hoặc vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác theo phân công của Chi cục Quản lý thị trường;

Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy – Công an huyện: Kiểm tra đối với các DNVVN trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ.

Đội Thanh tra xây dựng huyện: Kiểm tra đối với các DNVVN trong việc

thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng.

Thứ hai, đối với cấp xã

- Phối hợp với các phòng chuyên muôn thuộc UBND huyện thực hiện việc

triển khai các kế hoạch, chương trình, chính sách liên quan đến phát triển DNVVN.

- Phối hợp với Chi Cục thuế xây dựng kế hoạch thu thuế và đôn đốc thu

thuế.

- Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện về việc doanh nghiệp vi phạm quy định về

thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn hoạt động.

- Phối hợp xác minh, thông tin về doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn theo

yêu cầu của UBND huyện và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm

trong hoạt động kinh doanh theo phân cấp của Thành phố và theo thẩm quyển.

- Phối hợp với UBND huyện thực hiện kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp và

phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành tiến hành kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn theo đúng các quy định của Nhà nước.

- Khi phát hiện doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có hành vi

vi phạm các quy định về ngành nghề kinh doanh, Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo phân cấp hoặc thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh biết về việc vi phạm đó kèm theo hồ sơ xác định vi phạm để có căn cứ yêu cầu doanh nghiệp đó bổ sung chứng chỉ hành nghề phù hợp hoặc yêu cầu ngừng kinh doanh ngành, nghề không đủ điều kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 65 - 70)