Các yếu tố tác động đến công tác QLNN đối với DNVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 79 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Các yếu tố tác động đến công tác QLNN đối với DNVVN

Công tác QLNN đối với DNVVN của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng trong thời gian qua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố bên trong và bên ngoài các cơ quan QLNN.

3.1.1. Các yếu tố tác động từ bên trong

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của nước ta tại văn kiện Đại hội XI của Đảng, đã nêu rõ quan điểm: Hoàn thiện thể chế để tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch; Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, có thể thấy, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu cần đạt được trong một thời kỳ dài. Việc quản lý nhà nước đối với DNVVN tuân theo các quan điểm, đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu chung của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội đề ra định hướng để từ đó xây dựng các các chính sách về quản lý doanh nghiệp một cách có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác và sử dụng dữ liệu có hiệu quả phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Pháp luật, chính sách của Nhà nước: Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng về phát triển phát triể DNVVN, đặc biệt là Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017. Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lỹ và hỗ trợ doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan chức năng của nhà nước trong việc quản lý các DNVVN.

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách: có thể hiểu “cơ chế phối hợp” chính là “phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại

với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung”.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về doanh nghiệp, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp là đối tượng quản lý và vừa là mục tiêu của quản lý, cụ thể:

 Cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn

bản quy phạm pháp luật trong thực tế.

 Cơ chế phối góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật,

qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền doanh nghiệp.

 Cơ chế phối hợp phát huy được các nguồn lực để tập trung và xử lý có

hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý đăng ký doanh nghiệp mà đối với một người, một cơ quan, tổ chức không thể giải quyết được.

Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước: Đội ngũ cán bộ

công chức làm công tác quản lý nhà nước về quản lý đối với DNVVN là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý doanh nghiệp. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật về quản lý doanh nghiệp. Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác quản lý nhà nước đối với DNVVN, do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng.

3.1.2. Các yếu tố tác động từ bên ngoài

Quá trình hội nhập quốc tế: Ở nước ta, những thành tựu của công cuộc đổi

mới đã và đang tạo ra những thế và lực mới cả bên trong lẫn bên ngoài để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Vị thế Việt Nam ngày càng được củng cố và

khẳng định trên chính trường quốc tế và cũng là tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay với các nước, các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ được mở rộng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay xu thế hoà bình, ổn định, độc lập, hợp tác để phát triển là xu thế chung đó chính là thời cơ lớn. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế đã đặt ra không ít vấn đề mới mẻ đối với các cơ quan QLNN trong việc quản lý các DNVVN, cụ thể:

 Do phải tuân thủ những quy định chung và những cam kết quốc tế nên

sự chủ động của các cơ quan QLNN trong việc xây dựng pháp luật liên quan đến DNVVN phần nào đó bị thu hẹp. Trong hoàn cảnh đó, các cơ quan QLNN cần nắm vững những quy định và cam kết quốc tế, vận dụng sáng tạo trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa tuân thủ những quy định và cam kết quốc tế;

 Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn,

một phần thể hiện trong những vụ tranh chấp thương mại, do đó các cơ quan QLNN có trách nhiệm giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, nắm vững những quy định, cam kết quốc tế cũng như những thủ đoạn các quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài thường sử dụng; cảnh báo sớm, hướng dẫn họ đối phó và khi cần thì đứng ra bảo vệ lợi ích chính đáng của họ;

 Khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì phải chịu tác động nhanh,

mạnh của những chuyển biến trên thị trường thế giới, do đó các cơ quan QLNN cần gia tăng mạnh mẽ công tác theo dõi, phân tích, dự báo những diễn biến ấy để có biện pháp đề phòng;

Năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệp: Sau gần 12 năm gia nhập

WTO, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhiều doanh nghiệp đã năng động, nhạy bén, mạnh dạn hơn trong việc tham gia vào thị trường thế giới. Trình độ quản lý, tay nghề của khối doanh nghiệp tăng lên; sản phẩm xuất khẩu bắt đầu chiếm lĩnh thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp đã trụ

vững trước những biến động, khó khăn của nền kinh tế trong nước và những tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính, suy thoái của nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do tăng nhanh về số lượng, trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho sự ra đời và hoạt động, nên những hạn chế của doanh nghiệp như thiếu hụt vốn; chất lượng lao động thấp, lao động chủ yếu là chưa qua đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ít được đào tạo; công nghệ lạc hậu, năng suất thấp; trình độ am hiểu luật pháp, hệ thống thị trường còn yếu... ngày càng bộc lộ rõ khi nền kinh tế thế giới trong tình trạng suy thoái. Những khó khăn này đã tạo ra biến động lớn, tác động đến khả năng chống đỡ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp lại có tâm lý trông chờ vào các chính sách của nhà nước, nếu không kịp thích nghi và thay đổi thì số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản ngày càng nhiều. Trước bối cảnh này, công tác quản lý nhà nước đối với DNVVN cần phải thay đổi để phù hợp và thích ứng với từng thời kỳ và hoàn cảnh, đặc biệt là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách về quản lý đăng ký doanh nghiệp.

Sự phát triển của hệ thống công nghệ - thông tin: Công nghệ thông tin là một

trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay, việc trao đổi thông tin diễn ra một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, con người có nhiều điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên tiến hơn. Hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực hay hoạt động trong xã hội hiện đại cũng cần tới sự góp mặt của công nghệ thông tin. Bởi sự đa dạng ấy, đối tượng phục vụ của công nghệ thông tin ngày càng phong phú. Do vậy, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Công tác quản lý nhà nước đối với DNVVN phải hướng đến yêu cầu của quá trình hội nhập, bắt kịp với công nghệ tiên tiến của thế giới, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 79 - 84)