Nội dung QLNN đối với DNVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nội dung QLNN đối với DNVVN

Trên cơ sở nội dung QLNN đối với doanh nghiệp nói chung, nội dung QLNN đối với DNVVN bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Một là, định hướng chiến lực, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các DNVVN trên cả nước và từng địa phương.

Đây là nội dung quan trọng của hoạt động QLNN. Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển DNVVN là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu chung của phát trển kinh tế - xã hội, khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được công khai, minh bạch, giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh doanh. Công tác xúc tiến, phát triển doanh nghiệp là cơ sở để vạch ra các chính sách quản lý kinh tế và cả cơ cấu nhiệm vụ của bộ máy quản lý. Việc hoạch định chiến lược nhằm vạch ra các hướng ưu tiên trong phát triển các ngành mũi nhọn cũng như các ngành trọng điểm.

Hai là, ban hành, phổ biến pháp luật và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp.

Pháp lý là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng QLNN đối với doanh nghiệp. Cho đến nay, hệ thống pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó có DNVVN, mọi loại hình doanh nghiệp được đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và bình đẳng trước pháp luật. Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong QLNN đối với doanh nghiệp. Việc nhà nước có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện, phổ biến các quy phạm pháp luật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch và có thể dự báo sẽ vừa có

tác dụng định hướng và quản lý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nội dung quản lý nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và tiếp cận các văn bản pháp luật của trung ương cũng như địa phương đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nay vẫn còn hiểu biết về pháp luật hạn chế, đa số doanh nghiệp không có thói quen sử dụng dịch vụ luật sư khiến cho môi trường pháp lý trong kinh doanh chưa đồng đều. Ý thức về việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp còn thấp, việc tổ chức, phổ biến luật, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản pháp lý. Đó là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp không ý thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Ba là, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đây là nội dung chủ yếu của công tác QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Căn cứ vào việc ban hành các văn bản và chính sách đối với DNVVN; nhà nước lập kết hoạch xây dựng và thực thi các chính sách đó nhằm thực hiện tốt nhất công tác phát triển và QLNN đối với DNVVN. Trong đó, các quy định phải hướng tới không phân biệt các thành phần kinh tế, tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính trước hết để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp đó, cải cách hành chính hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu QLNN, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của DNVVN.

Đây là nội dung quan trọng nhằm theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể không chỉ đóng vai trò là người tiêu thụ những

sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp, mà thông qua việc tiêu dùng có thể giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Một mặt nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, mặt khác nhằm thực hiện chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

Năm là, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở cấp địa phương đối với DNVVN trên địa bàn để có thể kiểm soát tốt nhất hoạt động của các doanh nghiệp.

Về xây dựng bộ máy QLNN bao gồm ba nội dung chính là: cơ cấu bộ máy; xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN đối với DNVVN . Việc đào tạo và quản lý con người liên quan đến đời sống doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp. Cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Cần phải khắc phục tình trạng gây phiền hà, khó dễ, phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp. Cần loại trừ ngay những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất đã làm biến dạng, làm sai lệch những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu sơ sở lý luận, hệ thống hóa các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung Chương 1 đã trình bày được khái quát các nội dung về khái niệm doanh nghiệp, phân chia các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế của nước ta theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Nêu được khái niệm về DNVVN, phân tích các dấu hiệu đặc thù về ưu điểm và nhược điểm của loại hình DNVVN. Phân tích và chỉ rõ cơ sở thực tế và cơ sở lý luận về tính tất yếu khách quan của sự hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. Với các đặc điểm thuận lợi riêng của mình, trong những năm qua các DNVVN có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, đóng góp đáng kể trong sự phát triển chung của đất nước.

Trong chương 1, tác giả cũng nêu lên được các nội dung liên quan đến sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với DNVVN. Tổng hợp, nêu ra các mục tiêu liên quan đến việc quản lý Nhà nước đối với DNVVN như: Quản lý Nhà nước nhằm mục tiêu đảm bảo thuận lợi, bình đẳng trong kinh doanh của DNVVN, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, mục tiêu, và xử lý kịp thời những DNVVN trong quá trình hoạt động có hành vi vi phạm pháp luật… và khẳng định về mặt cơ sở pháp lý các nội dung liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung, đối với DNVVN nói riêng là một trong những chức năng hết sức quan trọng của nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của doanh nghiệp và định hướng hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 2.1. Khái quát chung

2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự phát triển DNVVN

Điều kiện quốc tế

Với nỗ lực vượt qua khó khăn trong tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế thế giới đã và đang có nhiều khởi sắc, tuy tăng trưởng chậm nhưng bền vững hơn. Không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới doanh nghiệp là bộ phận quan trọng nhất, đóng góp quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Nước ta đã tham gia ký kết và thực thi các hiệp định mở cửa thương mại quan trọng như gia nhập WTO (năm 2007), APEC, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2000), tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc,…. Việt Nam tham gia vào các hiệp định FTA mở ra con đường hội nhập thuận lợi hơn cho các DN Việt Nam nói chung và DNVVN nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế với các đối tác thương mại lớn. Đồng thời, thông qua việc thực thi các cam kết trong đó cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện để DNVVN Việt Nam tự do sáng tạo, sản xuất kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước. Bên cạnh đó, các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới không ngừng được phát minh và đưa vào ứng dụng. Nếu các DN của chúng ta nắm bắt được các công nghệ tiên tiến, chúng ta sẽ có được sự tăng trưởng nhanh và sức cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập.

Điều kiện trong nước

tế - xã hội, điều này đã được các nước trên thế đánh giá và thừa nhận, nền kinh tế thị trường đã bắt đầu được vận hành có hiệu quả, bước đầu tăng trưởng ổn định và dần trở nên bền vững hơn. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau đã có nhiều cải thiện rỡ rệt, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đã ngày càng thích nghi với thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây đã tăng cả về số lượng, dự án và số vốn đầu tư, trong đó ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn xuyên quốc gia xuất hiện tại Việt Nam như: Samsung, LG, Canon, Honda, Intel,…đây là một trong những yếu tố kích thích phát triển DNVVN với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như các sản phẩm đầu ra cho các tập đoàn.

Như vậy, đứng trước quá trình toàn cầu hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ của đất nước, các DNVVN vừa đón nhận thời cơ vừa phải đối mặt với thách thức. Đòi hỏi chúng ta phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với DNVVN. Song với vai trò quan trọng và tích cực của DNVVN, việc thúc đẩy phát triển hoạt động của DNVVN cũng như QLNN đối với DNVVN là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn

Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), phía Nam giáp huyện Đông Anh, phía Đông Bắc giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), phía Đông Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Diện tích đất tự nhiên 306,5 km2 , trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 13.559 ha, đất lâm nghiệp là 4.557 ha. Toàn huyện có 25 xã, 1 thị trấn được chia thành 3 khu vực: 9 xã đồi gò, 8 xã vùng trũng và 8 xã vùng giữa. Dân số của huyện trên 32 vạn người. Sóc Sơn là đầu mối giao thông quan trọng ở phía bắc của Thủ đô Hà Nội

với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 3; Quốc lộ 18, đường Bắc Thăng Long Nội Bài, Quốc lộ 3B mới Hà nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Nội Bài – Nhật Tân,… đặc biệt Sóc Sơn có Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài là đầu mối giao thông lớn, quan trọng của quốc gia.

UBND thành phố Hà Nội phê phê chuẩn huyện Sóc Sơn được Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 định hướng đến năm 2030, mang tính chất căn bản là: thương mại – dịch vụ, công nghiệp, du lịch, giáo dục – đào tạo, nông nghiệp sinh thái, mang vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng; hướng tới một huyện lớn mạnh xứng tầm là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, của Vùng và Thủ đô Hà Nội.

Trong những năm qua huyện Sóc Sơn đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội. Cụ thể, theo ông Lê Hữu Mạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn thông tin tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 26/9/2017 “về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Sóc Sơn đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân 8,71% giai đoạn 2010-2015. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện đạt 9,75%. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2016 đạt gần 17 nghìn tỷ đồng (tăng 8,1 lần so với năm 2000. Trong 10 năm trở lại đây, thu ngân sách hàng năm liên tục tăng cao so với kế hoạch Thành phố giao. Cụ thể, năm 1991 mới đạt 4.9 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 620.499 tỷ đồng”.

Đặc biệt công tác giảm nghèo của Sóc Sơn đạt được những thành tích rất ấn tượng. Từ một huyện có tỷ lệ số hộ đói nghèo cao, sau 40 năm nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn, công tác giảm nghèo của huyện đã đạt được những kết quả đáng kể. “Tỷ lệ hộ nghèo năm 1990 là 35%. Đến năm 2017, theo

chuẩn nghèo đa chiều, huyện còn 3.011 hộ nghèo (3,73%), 3.794 hộ cận nghèo (4,69%)” [18, tr.1].

Trong 40 năm xây dựng và phát triển, văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Huyện Sóc Sơn đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi,

phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2 đối với giáo dục từ xa, phổ cập trung học phổ thông và tương đương đạt 96%.

Cùng với đó, sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Hệ thống y tế từ huyện đến xã được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Các chỉ số: Khám chữa bệnh, phẫu thuật, cận lâm sàng… năm sau đều cao hơn năm trước. “Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân tăng từ 0,2 (năm 1991) lên 7 (năm 2017). Số bác sỹ

có trình độ trên đại học chiếm trên 40% tổng số bác sỹ hiện đang công tác trên địa bàn, một số bác sỹ có trình độ chuyên khoa cấp II. Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn được đầu tư xây dựng mới thành bệnh viện hạng hai với kinh phí 400 tỷ đồng, quy mô 300 giường bệnh, thực hiện được nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị” [9, tr.2] .

Trung tâm Y tế huyện đạt chuẩn Quốc gia với hệ thống 5 phòng khám đa khoa khu vực, 26 trạm y tế (100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020), đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các trạm y tế đã được cung cấp và sử dụng tốt những trang thiết bị hiện đại như: Máy siêu âm, kính hiển vi, máy xét nghiệm... giúp nâng cao chất lượng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại cơ sở.

Với những thành tựu trên, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, các đơn vị và cá nhân của huyện đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua và các phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)