Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 73 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

địa bàn huyện Sóc Sơn có nguyên nhân từ nhiều phía, cụ thể là:

Về phân cấp QLNN

Vấn đề phân cấp chức năng quản lý Nhà nước của Thành phố Hà Nội cho cấp huyện và xã trong thời kỳ đổi mới được thực hiện dựa theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật,… Những đổi mới trong hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương theo những phân cấp trong thời gian qua đã góp phần vào những thành tựu chung của Thành phố nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng. Tuy nhiên, trước yêu cầu tiếp tục cải cách hành chính nhà nước và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp của Thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập.

Quyền hạn của chính quyền huyện còn nhiều hạn chế. Tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa quản lý hành chính của chính quyền địa phương và quản lý trực tiếp theo ngành dọc làm hạn chế việc huy động hỗ trợ, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương đối với các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn. Trong phân cấp quản lý kinh tế của nhà nước các cấp vẫn còn có tình trạng cấp trên giao nhiệm vụ cho cấp dưới nhưng không quy định cụ thể quyền hạn kèm theo với trách nhiệm một cách tương tứng, vì vậy các cơ quan nhà nước cấp dưới rất khó thực thi nhiệm vụ.

Về tổ chức và cơ chế vận hành

Khi nghiên cứu thực trạng bộ máy nhà nước ở Hà Nội, tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương các cấp cho thấy:

Hiện nay việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế được chia làm nhiều lĩnh vực, do các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau: các Phòng thuộc UBND huyện, UBND các xã được giao trách nhiệm quản lý chủ yếu về khía cạnh thông tin, xác minh thông tin có tính chất chung chung về doanh nghiệp, Chi cục thuế quản lý về thuế, các phòng theo ngành dọc có trách nhiệm quản lý các lĩnh vực

có tính chất chuyên ngành (phòng quản lý thị trường, phòng đăng ký kinh doanh,..). Việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước giữa chính quyền huyện, xã và các cơ quan thuộc nganh dọc đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Có những khía cạnh phát sinh trong kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của Nhà nước, nhưng để phối hợp các cơ quan trực thuộc địa phương và các ngành khác nhau mới có thể tiến hành được. Các chế tài xử lý đối với các vi phạm pháp luật chưa rõ ràng hoặc rất khó thực thi do liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau.

Về hệ thống thông tin trong quản lý

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên, biến động không ngừng. Việc thành lập các doanh nghiệp mới được hiểu như là cấp một giấy chứng sinh là rất phù hợp. Song có một điều dễ hiểu là khi gặp khó khăn, các doanh nghiệp có thể giảm mức kinh doanh hoặc ngừng hoạt động, chuyển địa điểm kinh doanh thậm chí là giải thể vì vậy thông tin về các doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quản lý kinh tế của nhà nước cũng phải cập nhật và điều đó chỉ có thể thực hiện tốt khi hệ thống thông tin về các doanh nghiệp với các cơn quan quản lý nhà nước và các cấp quản lý phải được hiện đại hóa. Nhưng hiện nay hệ thống này vẫn còn chậm phát triển và chưa được hiện đại hóa ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ nhất, đó là tình trạng thiếu thông tin và thông tin chưa kịp thời. Thực tế

cho thấy, nhiều trường hợp vi phạm các quy định pháp luật của các cơ sở kinh doanh do họ thiếu thông tin về những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Bên cạnh đó, các bộ phận chức năng thực hiện quản lý nhà nước ở huyện như các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện hầu như không nắm được tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các cơ sở kinh doanh cho các cơ quan quản lý vãn mang tính hình thức, đối phó dẫn đến không trung thực, không chính xác.

doanh thiếu hoặc không tiếp nhận được những thông tin về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, huyện. Do vậy, nhiều cơ sở kinh doanh chưa hiểu rõ được ý nghĩa và tác động tích cực của việc thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động của mình với cơ quan quản lý nhà nước hay tác động của công tác thanh tra và kiểm tra đó là giúp họ hiểu tốt hơn về các quy định của pháp luật mà cho rằng việc thanh tra, kiểm tra gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh do việc phải tốn thời gian tiếp đón và chi phí tiếp đón.

Thứ ba, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong tiếp nhận và xử lý thông

tin. Thực tế cho thấy, chủ thể thực hiện chức năng QLNN đối với các cơ sở kinh tế ngoài nhà nước gồm nhiều cơ quan: các cơ quan ngành dọc như thuế, đội quản lý thị trường,… và chính quyền quản lý theo lãnh thổ nhưng các báo cáo của các cơ quan này về tình hình hoạt động của khu vực kinh tế tập thể và tư nhân hầu như không khớp nhau và đôi khi có sự chênh lệch khá lớn. Điều đó đã gây khó khăn trong việc xử lý thông tin và đưa ra quyết định quản lý.

Về công cuộc cải cách hành chính

Công tác cải cách hành chính mặc dù đã được các cấp, các ngành đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, nhưng quá trình cải cách hành chính của huyện còn chậm, chưa đi vào chiều sâu, chưa đạt được theo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Thiếu sự phối hợp thống nhất, đồng bộ trong cải cách thủ tục hành chính nhất là giữa các cơ quan chuyên môn của địa phương với các cơ quan đơn vị thuộc ngành dọc quản lý thời gian giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng mới chỉ mới rút ngắn được ở một số khâu.

Việc rà soát các thủ tục hành chính ở một số cơ quan còn mang tính thụ động chưa thực sự được quan tâm, chưa chỉ ra được những bất hợp lý của các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo để cải tiến hoặc sửa đổi, bãi bỏ cho phù hợp, việc báo cáo rà soát thủ tục hành chính theo yêu cầu định kỳ của UBND huyện chưa được lãnh đạo các ngành, các cấp nghiêm túc thực hiện.

liên thông thật sự thực hiện chưa đạt yêu cầu của huyện và thành phố đề ra, có nơi thực hiện còn mang tính hình thức, chất lượng thấp. Việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính còn thiếu khoa học, chưa thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận; sổ sách theo dõi công việc của Bộ phận một cửa chưa được thống kê, cập nhật thường xuyên và kịp thời. Thiếu sự phối hợp giữa Bộ phận một cửa với các phòng chuyên môn trong giải quyết hồ sơ dẫn đến còn trường hợp trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp bị trễ hẹn.

Bởi vậy tình trạng trên đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp xúc với các cơ quan quản lý nhà nước. Do có quá nhiều thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian từ phía các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng cho vay nên phần lớn các doanh nghiệp đều gặp phải trở ngại lớn vì thủ tục quá phức tạp, mất quá nhiều thời gian.

Một số vấn đề khác

Từ thực tiễn cho thấy giữa hệ thống tổ chức quản lý nhà nước với các quy định trong luật pháp của nhà nước còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn.

Những vấn đề về quản lý nhà nước đối với DNVVN trong kinh tế thị trường nói chung chủ yếu thông qua luật pháp và nhà nước điều tiết nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Đối với nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập chung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, quản lý kinh tế của nhà nước có nhiều vấn đề đặt ra rất phức tạp, do nhà nước vừa phải xây dựng hệ thống luật pháp để quản lý kinh tế, vừa phải giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại mà nội dung các bộ luật mới ban hành không thể bao quát hết. Thậm chí ngay cả trong các luật mới ban hành cũng còn nhiều điều bất cập gây ra nhiều hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung cũng như đối với DNVVN nói riêng.

Ví dụ như: Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính thì đăng ký doanh

nghiệp như các doanh nghiệp khác, trong khi Công ty bảo hiểm, là một loại doanh nghiệp điển hình, thì lại không thực hiện thủ tục này. Vì theo điều 65 Luật kinh

doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), quy định: “Giấy phép

thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Trong

khi đó, hộ kinh doanh hay Hợp tác xã, tuy không được xác định là doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 hay Luật hợp tác xã 2012 , nhưng vẫn thực hiện đăng ký kinh doanh như đối với doanh nghiệp. Hay như Luật thuế hiện hành còn nhiều bất cập, chưa thực sự là công cụ động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng và nâng cấp các mặt hoạt động, nâng cao tiềm lực tài chính mà vẫn còn nặng về thu và tận thu…

Do hạn chế của một số chính sách cũng như việc triển khai chính sách chưa đồng bộ nên các DNVVN vẫn chưa được hoàn toàn bình đẳng với các thành phần kinh tế khác về điều kiện phát triển, đặc biệt là việc tiếp cận những điều kiện ưu đãi đầu tư. Sự thiếu ổn định của các quy định và việc thông tin thiếu kịp thời đã tạo tâm lý chưa yên tâm đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa, do số văn bản dưới Luật quá nhiều, một số không còn phù hợp với thực tế hoặc chồng chéo, thiếu nhất quán, thiếu công khai rộng rãi gây ra không ít khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân trong việc tiếp cận và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Với mục tiêu phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn, trước tiên tác giả đã khái quát tình hình QLNN đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực tế các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn về số lượng, quy mô, vốn, lao động cùng với việc phân tích khái quát kết quả hoạt động, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước…trong chương 2 tác giả đã nêu ra được một bức tranh tổng thể về tình hình phát triển các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Trong chương 2, tác giả cũng đi sâu phân tích nội dung công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khẳng định việc quản lý nhà nước

đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn được thực hiện dựa theo quy định của luật pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật pháp, các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung cũng như của thành phố Hà Nội nói riêng. Trong đấy tập trung vào phân tích phản ánh hiện trạng công tác quản lý của cấp huyện.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã nêu ra 3 hạn chế cơ bản liên quan trực tiếp đến hiệu lực quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội và phân tích, chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với DNVVN. Từ việc phân tích, chỉ rõ những nguyên nhân sẽ làm tiền đề cho việc đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện chủ trương đổi mới do Đảng và Nhà nước ta đề ra về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong những năm gần đây ở Hà Nội nói chung và trên địa bàn huyện Sóc Sơn nói riêng, DNVVN có sự phát triển mạnh mẽ. Song song với quá trình đó, phương pháp và công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước cũng từng bước được đổi mới. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước nói chung cũng như của chính quyền địa phương nói riêng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra và cần được nghiên cứu giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội hiện nay (Trang 73 - 79)