7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Số lượng DNVVN hàng năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017) được trình bày trong Bảng 2.1 và thể hiện qua Hình 2.1:
Bảng 2.1. Số lƣợng DNVVN hàng năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số DNVVN
(tính đến 31/12 hàng năm) 898 1 035 1 232 1 479 1 818
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.1. Số lƣợng DNVVN hàng năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Qua Bảng 2.1 và Hình 2.1, ta thấy số lượng DNVVN được thành lập và hoạt động trên địa bàn huyện Sóc Sơn tăng dần đều qua các năm. Cụ thể là: năm 2013 huyện Sóc Sơn có 898 doanh nghiệp, năm 2014 có 1035 doanh nghiệp (tăng thêm 137 DN so với năm 2013), năm 2015 có 1232 doanh nghiệp (tăng thêm 197 DN so với năm 2014), năm 2016 có 1479 doanh nghiệp (tăng thêm 247 DN so với năm 2015), năm 2017 có 1818 doanh nghiệp (tăng thêm 339 DN so với năm 2016). Từ năm 2013 đến năm 2017 số DN được thành lập thêm là: 920 DN, tăng khoảng 202% so với năm 2013. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng DN như vậy là do nền kinh tế của Sóc Sơn nói riêng và cả Thành phố nói chung đang tăng trưởng cao, đồng thời, huyện Sóc Sơn được thành phố quy hoạch là một trong các thành phố vệ tinh của thành phố, trên địa bàn huyện cũng có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi vào hoạt động: Cao tốc Nội Bài – Nhật Tân, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 3B Hà Nội – Thái Nguyên, khu Công nghiệp Nội Bài được mở rộng, khánh thành nhà ga T2 sân bay Quốc tế Nội Bài, BRG Legend Hill Golf Resort,… tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển nên theo đó số lượng các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đã tăng nhanh.
Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn cho thấy đây là khu vực phát triển rất năng động trong số các thành phần kinh tế.
Bảng 2.2. DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tế (2013-2017)
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Ngành kinh tế
Số DNVVN đang hoạt động đến 31/12 hàng năm
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số 898 1035 1232 1479 1818
1. Nông, lâm
2. Công nghiệp 165 183 216 259 316 3. Xây dựng 212 230 258 291 342 4. Thương mại, khách sạn, nhà hàng 299 348 412 516 650 5. Vận tải, bưu chính, viễn thông 65 81 115 144 185 6. Các ngành dịch vụ khác 127 141 166 190 228
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.2. DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tế (2013-2017)
Qua Bảng 2.2 và Hình 2.2, ta thấy số lượng DNVVN trong tất cả các ngành đều có sự gia tăng về số lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng, thương mại, khách sạn và nhà hàng. Năm 2013 có tổng số lượng doanh nghiệp đăng
kí hoạt động là 898 DN, trong đó DN hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, khách sạn, nhà hàng chiếm số lượng nhiều nhất, có 299 DN hoạt động, chiếm 33,3% so với tổng số lượng DN đăng kí hoạt động; Nông, lâm nghiệp, thủy sản có 30 DN hoạt động, chiếm 3,3% so với tổng số lượng DN; ở lĩnh vực Công nghiệp có 165 DN hoạt động, chiếm 18,3% so với tổng số DN hoạt động; ở lĩnh vực Xây dựng có 212 DN hoạt động, chiếm 23,6% so với tổng số DN hoạt động; ở lĩnh vực Vận tải, bưu chính viễn thông có 65 DN hoạt động, chiếm 7,2 % so với tổng số DN hoạt động; các ngành dịch vụ khác có 127 DN, chiếm 14,1 % so với tổng số DN hoạt động.
Số lượng các DN hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế tăng dần đều trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017. Đặc biệt, năm 2017 số lượng các DN ở các lĩnh vực tăng rất nhanh. Trong đó DN hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, khách sạn, nhà hàng tỏ ra chiếm ưu thế nhất, có 650 DN hoạt động (chiếm 35,8% so với tổng số lượng DN đăng kí hoạt động); Nông, lâm nghiệp, thủy sản có 97 DN hoạt động (chiếm 5,3 % so với tổng số lượng DN); ở lĩnh vực Công nghiệp có 316 DN hoạt động (chiếm 17,4% so với tổng số DN hoạt động); ở lĩnh vực Xây dựng có 342 DN hoạt động (chiếm 18,8% so với tổng số DN hoạt động); ở lĩnh vực Vận tải, bưu chính viễn thông có 185 DN hoạt động (chiếm 10,2 % so với tổng số DN hoạt động); các ngành dịch vụ khác có 228 DN (chiếm 12,5 % so với tổng số DN hoạt động). Như vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, khách sạn, nhà hàng, công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng lớn so với các lĩnh vực khác.. Nguyên nhân là do huyện Sóc Sơn được quy hoạch là một trong 5 thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội với tính chất cơ bản là thương mại - dịch vụ, công nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp sinh thái nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có xu thế tăng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn.
Bảng 2.3. Vốn đăng ký của DNVVN huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị: tỷ đồng.
Vốn của DNVVN
(tính đến 31/12 hàng năm) 6,542 6,999 9,174 12,235 18,600 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.3. Vốn đăng ký của DNVVN huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Theo số liệu của Bảng 2.3 và Hình 2.3, ta thấy rằng nguồn vốn đăng ký và doanh thu của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn tăng ít vào các năm 2013 là 6542 tỉ đồng đến 2014 là 6999 tỉ đồng, tăng lên 457 tỉ đồng so với năm 2013. Đặc biêt nguồn vốn của DNVVN tăng đột biến vào các năm từ 2015 đến năm 2017. Cụ thể là: năm 2015 vốn đăng kí của DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn là 9174 tỉ đồng, tăng thêm 2175 tỉ đồng so với năm 2014; năm 2016 là 12235 tỉ đồng, tăng 3061 tỉ đồng so với năm 2015; năm 2017 là 18600 tỉ đồng, tăng thêm 6365 tỉ đồng so với năm 2016 và gấp gần 3 lần so với năm 2013. Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do trong giai đoạn này nền kinh tế của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sau thời kì suy thoái đã phục hồi và tăng trưởng mạnh, các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và phát triển kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp khởi sự và mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn của các DNVVN cũng được tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và nhà hàng do đây là những ngành được huyện và thành phố chú trọng phát triển theo định hướng, quy hoạch thủ đô.
Bảng 2.4. Lao động trong các DNVVN huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị: lao động Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lao động trong DNVVN (tính đến 31/12 hàng năm) 9,988 11,903 14,784 18,560 21,432 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.4. Lao động trong các DNVVN huyện Sóc Sơn (2013-2017)
đều theo các năm, năm 2014 số lao động trong các DNVVN là 11903 lao động, tăng so với năm 2013 là 1915 người. Số lao động trong các DNVVN năm 2015 là 14784 người, tăng 2881 người so với năm 2014. Năm 2016 số lao động là 18560 người, tăng 3776 lao động so với năm 2015. Đến năm 2017 là 21432 người (tăng 11444 người, gấp khoảng 2.1 lần so với năm 2013). Số lượng doanh nghiệp được thành lập mới tăng nhanh, bởi vậy đi kèm với nó là số lượng lao động trong các DNVVN tăng theo. Cùng với đó, nền kinh tế trên đà phát triển mạnh nên các DNVVN cũng mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh nên số lượng lao động làm việc tại các DNVVN tăng nhanh qua các năm.
Bảng 2.5. Lao động trong các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tế (2013-2017)
Đơn vị: lao động
Ngành kinh tế
Số lao động trong DNVVN (tính đến 31/12 hàng năm)
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số 9,988 11,903 14,784 18,560 21,432
1. Nông, lâm nghiệp,
thủy sản 403 630 769 921 1,107
2. Công nghiệp 1,889 2,230 2,967 3,563 4,238
3. Xây dựng 3,780 4,280 4,857 5,848 6,356
4. Thương mại,
5. Vận tải, bưu
chính, viễn thông 685 894 1,308 1,955 2,172
6. Các ngành dịch vụ
khác 738 859 1,098 1,487 1,539
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.5. Lao động trong các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tế (2013-2017)
Qua Bảng 2.5 và Hình 2.5, nhìn chung ở các năm từ 2013 đến 2017, số lao động có nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng; thương mại, khách sạn, nhà hàng. Đặc biệt, năm 2017 số lượng lao động trong tất cả các ngành có số lượng doanh nghiệp cao nhất, tổng số lao động trong các DNVVN năm 2017 là 21432 lao động. Trong đó số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 1107 người, chiếm 5,2% trong tổng số lao động trong các DNVVN năm 2017; ở lĩnh vực công nghiệp là 4238 lao động chiếm 19,8% trong tổng số lao động trong các DNVVN; ở lĩnh vực xây dựng có 6 356 lao động, chiếm 29,7% trong tổng số lao động trong các DNVVN; ở lĩnh vực thương mại, khách sạn, nhà hàng có 6 020 lao động, chiếm 28,1% trong tổng số lao động trong các DNVVN; ở lĩnh vưc vận tải, bưu chính viễn
thông có 2 172 lao động, chiếm 10,1% trong tổng số lao động trong các DNVVN; các ngành dịch vụ khác có 1 539 lao động, chiếm 7,2% trong tổng số lao động trong các DNVVN năm 2017. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện huyện chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ bởi vậy số lượng lao động làm việc trong khu vực này cũng chiếm số lượng lớn.
Về kết quả hoạt động
Bảng 2.6. Doanh thu của các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị: tỷ đồng. Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Doanh thu của DNVVN
(tính đến 31/12 hàng năm) 10203 11752 14142 15999 19143
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.6. Doanh thu của các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Qua Bảng 2.6 và Hình 2.6, ta thấy rằng doanh thu của các DNVVN tại huyện Sóc Sơn đều tăng qua các năm. Đặc biệt có sự gia tăng vượt bậc vào năm 2017. Nếu như năm 2013 là 10203 tỷ đồng thì năm 2017 đạt mức 19143 tỷ đồng, tăng 3144 so với năm 2016 và 8940 tỷ đồng so với năm 2013 (gấp khoảng 1.9 lần). Doanh thu năm 2017 có sự gia tăng mạnh mẽ bởi lúc này các Doanh nghiệp sau cuộc khủng hoảng kinh tế sau quá trình phục hồi đã ổn định sản xuất, mở rộng kinh doanh, năm 2017 cũng được coi là năm các Doanh nghiệp đăng ký mới với tổng vốn đầu tư tăng mạnh do đây là thời điểm có nhiều chính sách ưu đãi được triển khai thực hiện, đặc biệt là sự ra đời của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các DNVVN, ngay sau khi đi vào hoạt động đã đem lại nguồn thu ổn định. Như vậy loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện Sóc Sơn các năm gần đây sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp tại địa phương. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mua sắm trang thiết bị, đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh
Bảng 2.7. Tình hình thu ngân sách từ các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Đóng góp thuế của DNVVN
(tính đến 31/12 hàng năm)
99.8 91.5 113.5 160.5 219.6
Hình 2.7. Thu ngân sách từ các DNVVN huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Qua Bảng 2.7 và Hình 2.7 cho thấy trong năm năm gần đây các DNVVN trên địa bàn huyện đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách huyện nói riêng. Cùng với sự phát triển của số lượng các doanh nghiệp, đóng góp thuế của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2013 – 2017 nhìn chung tăng. So với năm 2013 là 99.8 tỷ đồng thì năm 2017 tăng lên 219.6 tỷ đồng ( tăng hơn 220%). Riêng năm 2014, thu ngân sách nhà nước từ các DNVVN có sự giảm sút bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các DN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình, chính sách, đặc biệt là về thuế để hỗ trợ các Doanh nghiệp phục hồi để ổn định phát triển. Năm 2017 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện là 620.499 tỷ đồng, như vậy riêng khối DNVVN đóng góp 219.6 tỷ, chiếm 35.4% thu ngân sách toàn huyện.
Bảng 2.8. Biến động số lƣợng doanh nghiệp ( 2013-2017)
Đơn vị: doanh nghiệp
Năm ĐK mới Giải thể Tạm ngƣng
hoạt động Chuyển đến Chuyển đi 2013 127 51 96 8 5 2014 137 52 125 10 3 2015 197 57 131 9 5 2016 244 40 127 11 4 2017 355 24 129 12 5
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.8. Biến động số lƣợng doanh nghiệp ( 2013-2017)
Theo Bảng 2.8 và Hình 2.8, số Doanh nghiệp giải thể giảm dần số lượng theo các năm, năm 2013 có 51 DN giải thể đến năm 2017 trên địa bàn huyện chỉ còn 24 doanh nghiệp giải thể (giảm 27 doanh nghiệp so với năm 2013). Tuy nhiên, số DN tạm ngưng hoạt động lại tăng từ 2013 là 96 DN đến năm 2017 có tới 129 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (tăng 33 doanh nghiệp so với năm 2013) do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, các daonh nghiệp không đủ khả năng để tiếp tục hoạt động đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu ngân sách trên địa bàn huyện. Số DN chuyển đến có sự tăng theo các năm, năm 2013 có 8 DN chuyển đến, đến năm
2017 có 12 DN chuyển đến (tăng 4 DN so với năm 2013). Số Lượng DN chuyển đi gần như không có biến động nhiều qua các năm.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, trên địa bàn huyện Sóc Sơn, loại hình
doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Về lao động, hàng năm tạo thêm hàng nghìn lao động mới; góp phần tăng thu nhập cho người lao động,…; Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nộp cho Nhà nước đã xấp xỉ 2,2 lần sau 5 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác (đầu tư xây dựng, xóa đói giảm nghèo,..). Do vậy, đã tạo tạo ra cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.