1.3.1 Chủ thể và đối tượng quản lý
1.3.1.1 Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý nhà nƣớc về tôn giáo bao gồm các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp gồm:
Chính phủ: theo Hiến pháp năm 2013, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.Chính phủ chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội và báo cáo công tác trƣớc Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc.
UBND các cấp: Theo Hiến pháp năm 2013, UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng
Ngoài ra, các chủ thể tham gia công tác QLNN về hoạt động tôn giáo còn có các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc nhà nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ.
Theo Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phƣơng 2015 hiện nay quy định thì chủ thể tham gia quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo hiện nay gồm:
Bảng 1.1. Chủ thể quản lý nhà nước và các cơ quan tham mưu giúp việc về hoạt động tôn giáo
Cấp quản lý Cơ quan/chủ thể trực tiếp quản lý
Cơ quan/chủ thể trực tiếp tham mƣu giúp việc
Trung ƣơng Chính phủ Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo
chính phủ) Cấp tỉnh UBND tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ƣơng Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) Cấp huyện UBND quận, huyện, thành
phố, thị xã thuộc tỉnh
Phòng Nội vụ, Phòng Dân tộc - Tôn giáo Cấp xã
UBND xã, phƣờng, thị trấn Công chức Văn hóa – Xã hội
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hiện nay, ở cấp huyện, UBND quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là UBND huyện) là chủ thể quản lý trực tiếp hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện. UBND huyện giao cho Phòng Nội vụ, Phòng Dân tộc - Tôn giáo là cơ quan tham mƣu, giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch UBND huyện trong việc QLNN về hoạt động tôn giáo.
1.3.1.2. Đối tượng quản lý
Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo bao gồm:
Tổ chức tôn giáo: ở nƣớc ta hiện nay, tổ chức tôn giáo đƣợc coi là tổ chức xã hội, chính vì vậy việc thành lập, chia tách, giải thể,… đều phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành: Là công dân của nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam, chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam, các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành vừa
mang những đặc điểm chung của ngƣời Việt Nam nhƣng cũng mang những đặc trƣng riêng của ngƣời có đạo.
Ngoài ra, đối tƣợng QLNN về hoạt động tôn giáo còn bao gồm các cơ sở phục vụ các hoạt động sinh hoạt tôn giáo nhƣ: nhà thờ, đền, chùa, miếu mạo, các công trình có liên quan phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân,… Đây là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo, là nơi đồng bào có đạo thực hiện các hoạt động tín ngƣỡng, thờ tự của mình, chính vì vậy các cơ sở ngoài việc hoạt động theo nội quy, giáo điều của các tổ chức tôn giáo còn phải chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.
1.3.2. Nội dung quản lý Nhà nƣớc đối với tín ngƣ ng tôn giáo
Theo quy định của Luật tín ngƣỡng, tôn giáo 2016 [40]:
1.3.2.1. Tổ chức thực hiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về tôn giáo
Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nƣớc Việt Nam có nhiều bậc thì quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc thể hiện ở bậc cao nhất, hiến định rất rõ ràng trong đạo luật gốc - đó là Hiến pháp. Qua các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013, quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mọi công dân đều đƣợc ghi nhận và khẳng định.
Hiến pháp 2013, tiếp tục khẵng định quyền con ngƣời là quyền tự nhiên, Nhà nƣớc phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời đúng nhƣ những công ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong khi đó, quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc trình bày mở rộng hơn, với các chế định toàn diện và sâu sắc theo hƣớng ngày càng hoàn thiện, dân chủ, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hoạt động một cách lành mạnh và công bằng nhất.
Tại Điều 24, Chƣơng II quy định:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” [39].
So với các bản Hiến pháp trƣớc, Hiến pháp 2013 là một bƣớc tiến quan trọng, một sự kế thừa và phát triển trong thời kỳ đất nƣớc ta "Đổi mới và hội nhập sâu" với thế giới. Theo đó, Hiến pháp 2013 cho thấy thái độ cũng nhƣ chính sách dân chủ của Nhà nƣớc ta đối với quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo, coi đó là một nhu cầu và là một quyền tất yếu của ngƣời dân cần phải đƣợc tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để họ thực hiện tốt nhất quyền đó.
Ngày 18/11/2016, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật tín ngƣỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Với việc ra đời của Luật tín ngƣỡng, tôn giáo, Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo số 21/2004/UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Luật tín ngƣỡng, tôn giáo gồm có gồm có 09 chƣơng với 68 điều. Luật có nhiều điểm mới, tiến bộ, thể hiện tính công khai, dân chủ, minh bạch, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Các quy định của Luật tín ngƣỡng, tôn giáo cũng đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành nhƣ Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật di sản văn hóa,… tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo.
1.3.2.2. Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
Chính phủ thống nhất quản lý về tín ngƣỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nƣớc. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo ở trung ƣơng mà ở đây trực tiếp là Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo. Ban Tôn giáo Chính phủ - Cơ quan của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ trực tiếp tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
Các Bộ, cơ quan ngang bộ (Bộ Công an, Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng, Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch,…) và Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nƣớc
về tín ngƣỡng, tôn giáo. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
Đối với các đơn vị hành chính cấp tỉnh, Sở Nội vụ là cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh về quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ có chức năng tham mƣu cho Sở Nội vụ và UBND tỉnh về công tác quản lý hoạt động tôn giáo. Đối với các huyện, thị, Phòng Nội vụ là cơ quan tham mƣu cho UBND các huyện, thị xã. Ở các xã, phƣờng có cán bộ chuyên trách về công tác tôn giáo.
1.3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo
Đối với bất kì lĩnh vực quản lý nào, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn là một trong những yếu tố cực kì quan trọng quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý, hơn nữa với một vấn đề nhạy cảm nhƣ tôn giáo thì chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác này càng phải đƣợc coi trọng hơn.
Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc hòng can thiệp vào công việc nội bộ của đất nƣớc, công tác tôn giáo vốn đã nhạy cảm, khó khăn, nay lại càng nhạy cảm và khó khăn hơn. Thực tế này đòi hỏi cán bộ làm công tác tôn giáo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, khả năng tập hợp, vận động quần chúng và có trình độ am hiểu về tôn giáo, nắm vũng các quy định của pháp luật tốt. Muốn có một đội ngũ nhƣ vậy chúng ta cần chú trọng đến công tác tổ chức bộ máy cán bộ, đồng thời đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ và tƣ tƣởng chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
Tổ chức công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ làm công tác tôn giáo phải thƣờng xuyên và đặc biệt chú trọng cán bộ cơ sở, vì đây là đội ngũ trực tiếp nhất, thƣờng xuyên có hoạt động giao tiếp, nắm tình hình tôn giáo tại địa phƣơng. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cần đƣợc đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ cung cấp
chung và quản lý hoạt động tôn giáo nói riêng và cả những đợt đi thực tế để tạo kiến thức chuyên sâu, vững vàng.
1.3.2.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo
Phổ biến, giáo dục pháp luật có một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là công việc không thể tách rời với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật cũng là khâu đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là phƣơng tiện để truyển tải đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc tới toàn thể nhân dân, góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của ngƣời dân, ảnh hƣởng lớn đến hành vi pháp lý và lối sống làm việc theo pháp luật của con ngƣời trong đời sống xã hội. Công tác này càng quan trọng khi nó đƣợc áp dụng cho đồng bào các tín đồ tôn giáo - một bộ phận không nhỏ của dân tộc Việt Nam (với số lƣợng hơn 20 triệu ngƣời), bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau nhƣng chủ yếu là nông dân với điều kiện sống, trình độ dân trí thấp, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo thực hiện âm mƣu diễn biến hoà bình, chống phá cách mạng.
Cùng với việc in ấn, biên soạn tài liệu tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác tôn giáo, việc thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị phổ biến pháp luật nhà nƣớc về công tác tôn giáo cũng cần đƣợc quan tâm, thực hiện. Bên cạnh đó, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo cũng cần đƣợc cụ thể hóa thành các Đề án cụ thể nhằm tăng thêm tính hiệu quả, khả thi cũng nhƣ phổ biến rộng rãi đến các đối tƣợng quần chúng có Đạo.
1.3.2.5. Thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo
Hiện nay, trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, sự giao lƣu quốc tế đã và đang diễn ra sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó việc giao lƣu về tín ngƣỡng, tôn giáo cũng không nằm ngoài xu thế này. Thực tế cho thấy, hầu hết các tôn giáo ở Việt Nam nhƣ: Công giáo, Phật giáo, Tin lành,… đều du nhập từ nƣớc ngoài vào. Việc quan hệ, giao lƣu giữa các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nƣớc và giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài nƣớc với nhau cũng là một hoạt động quan trọng. Ngoài ra nƣớc ta có hàng triệu kiều bào đang sinh sống và
học tập ở nƣớc ngoài với các hoạt động đi lại, quan hệ thƣờng xuyên cũng tác động ít nhiều đến hoạt động quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo.
Thời gian qua, hoạt động quan hệ quốc tế tôn giáo có đóng góp tích cực trong việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Nhà nƣớc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế theo tinh thần “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Lực lƣợng tham gia hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo không ngừng đƣợc mở rộng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn với địa bàn hoạt động ngày càng đa dạng, đối tác quan hệ trên kênh đối ngoại tôn giáo ngày càng phong phú, góp phần quan trọng đƣa hình ảnh Việt Nam ra với thế giới.
1.3.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo
Mặc dù về bản chất hoạt động tôn giáo chỉ đáp ứng các nhu cầu tinh thần của các tín đồ tôn giáo, tuy nhiên rõ ràng hoạt động này liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực của đời sống xã hội nên tôn giáo không thể hoạt động ngoài các hoạt động của xã hội. Mọi hoạt động của bất kì các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ Hiến pháp và các quy định của pháp luật. Điều này lí giải nguyên nhân tại sao tôn giáo và các hoạt động tôn giáo ở mọi quốc gia và vũng lãnh thổ nào cũng không thể đứng ngoài hệ thống pháp luật.
Đại hội Đại biều toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta đã khẳng định việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, chủ trƣơng động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo đúng hiến chƣơng, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã đƣợc nhà nƣớc công nhận theo quy định của pháp luật. Chủ động và tích cực phòng ngừa, đấu tranh với hành vi lợi dụng tôn giáo, để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc hoặc những hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.
Để thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách tôn giáo theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội khóa XII, trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị cần huy động các nguồn lực để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp cụ thể, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm có liên quan đến hoạt động tôn giáo. Qua thanh tra, kiểm tra, giúp các cơ quan chức năng phát hiện và kịp thời xử lý những sai phạm trong hoạt động tôn giáo cũng nhƣ trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo qua đó từng bƣớc nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta.
1.4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nƣớc đối với công giáo tại một số địa phƣơng phƣơng
1.4.1. ỉnh Bình Dương
Tỉnh Bình Dƣơng hiện có nhiều tôn giáo nhƣ: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo… Trong những năm qua, khi Đảng và Nhà nƣớc thực hiện chính sách đổi mới, công tác vận động chức sắc, nhà tu hành và quần chúng tín đồ các tôn giáo ngày càng đƣợc quan tâm bằng các cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể hơn.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội, Bình Dƣơng còn là tỉnh thu hút nhiều lao động nhập cƣ (cả lao động nƣớc ngoài) đến sinh sống và làm việc. Nhu cầu về tín ngƣỡng, tôn giáo có xu hƣớng ngày càng phát triển. Bình Dƣơng luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôn giáo hoạt động ổn định theo đúng với nguyên tắc, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với tôn giáo.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo là tỉnh luôn bám sát, thực hiện đúng phƣơng châm “Nghe tôn giáo nói và nói