Nhận xét thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với công giáo ở tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công giáo ở tỉnh bình phước (Trang 70)

Phƣớc

2.4.1. Kết quả đạt được

- Công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách chỉ đạo công tác quản lý nhà nước vềtín ngương, tôn giáo nói chung và công giáo nói riêng. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nƣớc về tín ngƣơng, tôn giáo và công giáo. UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản quản lý Nhà nƣớc nhƣ: ban hành Quyết định số 69/2005/QĐ-UB ngày 20/7/2005 Ban hành Quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc; Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 15/01/2007 Quy định hạn mức đất tôn giáo khi Nhà nƣớc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 99/2005/ngày 24/8/2005 Quy định

Thực hiện Nghị định số 92 của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 Quy định tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc và Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 Ban hành Quy định phân cấp quản lý Nhà nƣớc đối với các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 Ban hành Quy định hạn mức đất tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 Ban hành quy định cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.

UBND tỉnh đã ban hành các Kế hoạch để thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nƣớc về tín ngƣơng, tôn giáo nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo nhƣ: Kế hoạch số 33/KH-UB ngày 19/5/2005 V/v tiếp tục thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về tôn giáo; Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 12/6/2006 về việc tổ chức điều tra, thống kê các hệ phái Tin lành chƣa đƣợc công nhận về mặt tổ chức; Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 21/6/2011 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 09 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 61/KH-UB ngày 21/8/2012 về việc triển khai công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2012-2015; Công văn số 01/UBND-NC ngày 21/01/2014 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 08/01/2014 của Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới; Công văn số 06/UBND-NC ngày 19/02/2014 v/v triển khai thực hiện Thông báo số 49/TB-TGCP ngày 10/12/2013 của Ban Tôn giáo Chính phủ; Công văn số 12/UBND-NC ngày 10/4/2014 hƣớng dẫn về hoạt động dòng tu, hội đoàn, lập quỹ và hoạt động tài chính, hoạt động nhân đạo, từ thiện... của các tôn giáo; việc sử dụng đất đai, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự và các hoạt động khác của tôn giáo.

- Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cho cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) và các đoàn thể chính trị, xã hội của tỉnh và

các huyện, thị đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tranh thủ chức sắc, xây dựng cốt cán trong tôn giáo, giữ vững mối đoàn kết, ổn định tình hình. Quan tâm vấn đề nhân sự của giáo hội ở tất cả các cấp, vì đƣờng hƣớng hoạt động của tổ chức tôn giáo phụ thuộc rất lớn vào lập truờng quan điểm, tƣ tƣởng, phẩm hạnh của đội ngũ này. Mặt khác phải chủ động trong việc hƣớng dẫn tổ chức tôn giáo bồi dƣỡng nhân sự cho chính họ. Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy và sự giúp đỡ hƣớng dẫn về chuyên môn của Ban Tôn giáo Chính phủ, trong những năm qua, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh tham mƣu xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo cụ thể: Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo. Trong giai đoạn từ 2011 đến nay, chính quyền địa phƣơng đã tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo 27 lớp với số lƣợng 5.428 lƣợt ngƣời tham dự. Trong đó có khoảng hơn 2000 lƣợt chức sắc, chức việc, tu sỹ đạo công giáo tham dự [8]. Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với Vụ Pháp chế - Thanh tra Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo cho 235 chức sắc, chức việc các tôn giáo [8]. Thông tƣ số 01/2013/TT- BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hƣớng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo cho 228 chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh [8].

Tổ chức 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho 140 cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo các cấp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với phòng Nội vụ huyện Bù Gia Mập và huyện Chơn Thành tổ chức lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho 197 cán bộ thôn, ấp, khu phố [8], tham mƣu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bồi dƣỡng cán bộ, công chức năm 2015, trong đó có 02 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho 222 cán bộ chủ chốt các xã, phƣờng, thị trấn và đã thông báo đến các sở, ngành, huyện, thị xã cử trên 30 cán bộ, công chức đăng ký tham gia các lớp cập nhật thông tin về tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức [8].

các tín đồ tôn giáo ở các địa bàn dân cƣ vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc với khoảng 710 lớp, tổng số 71.796 lƣợt ngƣời tham dự. Trong đó đạo Công giáo có khoảng hơn 25.000 lƣợt ngƣời tham dự [8].

Qua công tác tuyên truyền, quán triệt giúp đội ngũ cán bộ, công chức các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện công tác tôn giáo đảm bảo đúng chính sách của Đảng, nhà nƣớc và tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của đồng bào theo đạo và tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào có đạo đƣợc sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng, đúng pháp luật, giúp giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ hiểu rõ và chấp hành pháp luật trong sinh hoạt tôn giáo, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo ở địa phƣơng nhìn chung cơ bản đƣợc kiện toàn từ cấp tỉnh đến cơ sở. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có tổng cộng có 149 cán bộ làm công tác tôn giáo, trong đó cấp tỉnh 16 cán bộ, công chức; cấp huyện (11 huyện, thị xã) 22 cán bộ, công chức; cấp xã (111 xã, phƣờng, thị trấn) có 99 cán bộ Dân tộc - Tôn giáo và 12 cán bộ kiêm nhiệm công tác Dân tộc - Tôn giáo. Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đƣợc tr hóa, từng bƣớc trƣởng thành, đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng, rèn luyện. Cho đến nay, đã có 02 cán bộ làm công tác tôn giáo của tỉnh đã học xong chƣơng trì thạc sĩ tôn giáo học và 03 ngƣời học xong chƣơng trình cử nhân chính trị chuyên ngành công tác tôn giáo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo đối với cán bộ, công chức đƣợc quan tâm, thực hiện tốt. Trong những năm qua, UBND tỉnh đã tổ chức tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, phụ trách công tác tôn giáo ở các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lƣợng vũ trang ở cấp tỉnh, huyện, thị xã và cấp xã, phƣờng, thị trấn; cán bộ thôn, ấp, khu phố khoảng 66 lớp, 7.365 lƣợt cán bộ tham dự [8].

Nhằm thống nhất trong hệ thống chính trị và tham mƣu Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý về lĩnh vực công tác tôn giáo; hiện nay, cấp tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác tôn

giáo, do đồng chí Bí Thƣ tỉnh ủy làm trƣởng ban, phó ban chỉ đạo do các đồng chí Trƣởng ban Dân vận, Tuyên giáo, Công an, quân đội, UBMTTQ tỉnh đảm nhiệm; đối với cấp huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo Công tác Dân tộc - Tôn giáo. Các xã, phƣờng, cũng thành lập Ban Chỉ đạo Công tác tôn giáo.

Quản lý đăng ký chương trình hoạt động hàng năm và các chương trình hoạt động của tổ chức tôn giáo đạo Công giáo. Ban Tôn giáo chính quyền, Phòng tôn giáo Ban dân vận và UBMTTQ tỉnh thƣờng xuyên đôn đốc nhắc nhở các cơ sở đăng ký chƣơng trình hoạt động hằng năm của các cơ sở tôn giáo, cơ bản các cơ sở chấp hành nghiêm túc, đảm bảo thời gian, nội dung chƣơng trình đã đăng ký. Hàng năm, Ban Tôn giáo chỉ đạo các huyện và UBND các xã, phƣờng về việc hƣớng dẫn các xứ, họ đạo, cơ sở tu trì đăng ký chƣơng trình sinh hoạt hàng năm và những hoạt động khác theo đúng quy định của pháp luật. Trong thời gian qua vấn đề sinh hoạt trong và ngoài cơ sở tôn giáo của đạo Công giáo, đã đƣợc các ngành các cấp tạo điều kiện thuận lợi giúp cho chức sắc, nhà tu hành tổ chức hoạt động bình thƣờng, tổ chức các cuộc lễ nghi truyền thống tôn giáo. Sở Nội vụ cho phép tổ chức nhiều lễ hội, nhƣ: lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, Lễ Đức Mẹ Hồn xác lên trời, lễ làm Phép dầu, lễ thêm sức, lễ khánh thành, lễ đặt viên đá khởi công xây dựng,... với quy mô lớn, đảm bảo an ninh trật tự.

- Quản lý các cuộc lễ của tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo: Ban Tôn giáo tỉnh còn tham mƣu cho UBND tỉnh và các huyện, thị tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài chƣơng trình đăng kí, nhƣ tổ chức Năm Thánh 2010, Lễ kính Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, Lễ Kính lòng thƣơng xót Chúa; Lễ cầu nguyện nhớ ơn tiền nhân, Lễ đón linh mục, Lễ tạ ơn mừng tân linh mục,... Các hoạt động tôn giáo nêu trên đƣợc các cấp chính quyền tạo điều kiện tổ chức trọng thể, đảm an ninh, trật tự và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

- Quản lý các hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở. Ban Tôn giáo tỉnh chỉ đạo các huyện tiếp xúc với các chức sắc để hƣớng dẫn tổ chức các Đại hội, hội nghị, các hoạt động theo quy định của Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo và gắn trách

quyền địa phƣơng đã tạo điều kiện thuận lợi, hƣớng dẫn 57 Hội đồng Mục vụ (HĐMV) giáo xứ và 40 Ban Mục vụ giáo họ tổ chức đại hội kiện toàn nhân sự, đúng pháp luật với 485 chức việc [8].

- Quản lý thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành. Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc, Tòa Giám mục Phú Cƣờng và Buôn Mê Thuật đã ra quyết định thuyên chuyển trên 200 lƣợt linh mục tu sĩ và bổ nhiệm trên 100 linh mục về nhiệm sở mới. Riêng năm 2012, chính quyền địa phƣơng đã tiếp nhận thông báo và đăng ký thuyên chuyển, bổ nhiệm 10 linh mục: Linh mục Lƣu Thanh Kỳ - Quản xứ Giáo xứ Phƣớc Long làm Quản hạt Phƣớc Long thay Linh mục Lê Trần Bảo - Quản xứ Giáo xứ Đồng Xoài vì tuổi cao và đảm nhận chức vụ đã lâu năm; Linh mục Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó xứ Giáo xứ Đồng Xoài, phƣờng Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài; Linh mục Phan Văn Phúc, Phó xứ Giáo xứ Bù Nho, xã Bù Nho, huyện Bù Gia Mập; Linh mục Ngô Hồng Phúc, Phó xứ Giáo xứ Đức Hạnh, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập; Linh mục Ngô Hồng Tú, Phó xứ Giáo xứ Thuận Lợi, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú. Linh mục Nguyễn Bùi Ngọc Liêm, làm Phó xứ Giáo xứ Bình Long, phƣờng An Lộc, thị xã Bình Long; Linh mục Nguyễn Viết Anh Dũng, Chánh xứ Giáo xứ Thanh An, xã Thanh An, huyện Hớn Quản; Linh mục Đinh Quang Dũng, Chánh xứ Giáo xứ Nha Bích, xã Nha Bích, huyện Chơn Thành; Linh mục Trần Thái Phong, Phó xứ Giáo xứ Lộc Quang, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh; Linh mục Lê Văn Đức, Phó xứ Giáo xứ Châu Ninh, xã Thiện Hƣng, huyện Bù Đốp [8].

- Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc. Hàng năm, các cấp chính quyền đều tạo điều kiện cho các chủng sinh dự học Đại Chủng viện Thánh Giuse Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại chủng viện Xuân Lộc. Mỗi năm đƣa từ 5 - 7 chủng sinh dự học Đại Chủng viện. Từ năm 2000 đến năm 2015, chính quyền địa phƣơng đã tạo điều kiện cho 43 chủng sinh đi học tại các đại chủng viện Xuân Lộc, Thành phố Hồ Chí Minh và đại chủng viện Sao Biển Nha Trang. Trong đó, có 19 chủng sinh đã hoàn thành chƣơng trình đào tại Đại chủng viện đƣợc UBND tỉnh chấp thuận phong chức linh mục hiện đang là quản xứ, phó xứ tại các cơ sở tôn giáo trên địa

bàn tỉnh [24]. Đăng ký chấp thuận cho 03 ứng sinh đƣợc nhập trƣờng tu học tại Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang, khóa XIII (2012 - 2019), gồm: Nguyễn Quốc Khánh, xã Đồng Tiến và Vũ Văn Dũng, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú; Vũ Văn Tiệp, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng [24]. Hàng năm, chính quyền tỉnh và các huyện thị tạo điều kiện cho giáo hội tổ chức các cuộc tĩnh tâm cho đội ngũ chức sắc, nhà tu hành chức việc. Trong những năm gần đây đạo Công giáo đã đẩy mạnh đào tạo chức sắc, tu sĩ, cũng cố hành chánh đạo ở các nhà thờ, nhà nguyện (Ban, hội); xây dựng cơ sở vật chất, làm công tác từ thiện,… nhằm mục đích phát triển tín đồ phục vụ cho trƣớc mắt và lâu dài.

- Đối với hoạt động quản lý việc đăng ký của các dòng tu, người vào tu.Từ năm 2006 đến năm 2012, Ban Tôn giáo tỉnh đã cấp giấy hoạt động cho 08 cộng đoàn thuộc 04 dòng tu gồm: dòng Nữ La San có hai cộng đoàn (Cộng đoàn Lasan nữ - Tích Thiện, Cộng đoàn nữ - Lộc Thiện), dòng Nữ Vƣơng Hòa Bình có 04 cộng đoàn (Cộng đoàn Đức Maria Nữ Vƣơng Hòa Bình Đồng Xoài, Cộng đoàn Đức Maria Nữ Vƣơng Hòa Bình Long Điền, Cộng đoàn Đức Maria Nữ Vƣơng Hòa Bình Phƣớc Long, Cộng đoàn Đức Maria Nữ Vƣơng Hòa Bình Đăk Ân, dòng Đức Bà Truyền giáo có 01 cộng đoàn (cộng đoàn Đức bà Truyền Giáo Long Điền), dòng Nữ tử Bác Vinh Sơn có 01 công đoàn (Cộng đoàn Nữ tử Bác Vinh Sơn xã Đồng Tiến)để làm cơ sở cho Ban Tôn giáo Chính Phủ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 04 dòng tu trên theo quy định [7].

Công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở quan tâm giải quyết đúng theo quy định nhƣ việc chấp thuận cho thuyên chuyển tu sĩ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất cho 01 một cộng đoàn tại thị xã Phƣớc Long với 47.000m²; tạo điều kiện cho các cộng đoàn tham gia các hoạt động tôn giáo, xã hội hóa giáo dục nhân đạo, từ thiện, cho mở các trƣờng mầm non tƣ thục và nuôi dƣỡng tr em mồ côi không nơi nƣơng tựa…theo đúng quy định của pháp luật [7].

đăng ký với chính quyền tỉnh theo quy định; các dòng tu chỉ đăng ký với chính quyền nơi có trụ sở dòng, sau khi ngƣời vào tu đã khấn trọn và phục vụ cho dòng thì dòng tu sẽ cử các tu sỹ về hoạt động tại các cộng đoàn thuộc dòng. Do vậy việc quản lý tu sỹ tại tỉnh Bình Phƣớc đƣợc thực hiện theo quy định về thuyên chuyển nơi hoạt động của nhà tu hành. Tuy nhiên hoạt động của các tu sỹ sau khi thuyên chuyển về các cộng đoàn rất khó quản lý do không đăng ký với chính quyền, một số tu sỹ mang danh nghĩa làm kinh tế nhƣng lại hoạt động tôn giáo. Đây là vấn đề khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công giáo ở tỉnh bình phước (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)