Chống lợi dụng Công giáo gây mất ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công giáo ở tỉnh bình phước (Trang 104)

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với cơng giáo ở tỉnh Bình

3.3.6. Chống lợi dụng Công giáo gây mất ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh

Đối với bọn phản động lợi dụng tôn giáo, chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, chủ động và kiên quyết đấu tranh nhằm làm thất bại mọi âm mƣu phá hoại của chúng, làm cho chúng ngày càng suy yếu và tan rã, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận động quần chúng giáo dân và tranh thủ giáo sỹ, giúp đỡ giáo hội hoạt động theo hƣớng đúng đắn.

Để đạt đƣợc yêu cầu trên cần phải thực hiện các biện pháp đấu tranh dƣới đây: Kết hợp chặt chẽ giữa quần chúng và chính quyền, trong đó phải rất coi trọng biện pháp giáo dục vận động quần chúng làm cho quần chúng nhận rõ âm mƣu lợi dụng tôn giáo của chúng; tự giác đấu tranh chống lại chúng; làm cho quần chúng đồng tình với việc xử lý của chính quyền và làm cho cuộc đấu tranh chống bọn phản động chẳng những phá tan đƣợc âm mƣu phá hoại của địch mà cịn có tác dụng nâng cao giác ngộ cho quần chúng tín đồ.

Khi đấu tranh trấn áp bọn phản động phải phân biệt rõ việc lợi dụng tôn giáo với hoạt động tơn giáo bình thƣờng, phân biệt phần tử phản động với giáo dân cuồng tín. Đối với phần tử phản động lợi dụng tơn giáo mà chính quyền cần phải xử lý bằng pháp luật thì trƣớc và sau khi xử lý, phải rất coi trọng việc tuyên truyền, giải thích cho quần chúng hiểu rõ hành vi lợi dụng tôn giáo của phần tử phản động là vi phạm pháp luật Nhà nƣớc, làm phƣơng hại đến an ninh chính trị của quốc gia, phá hoại sự ổn định của đất nƣớc, đồng thời cũng làm tổn thƣơng đến danh dự của tôn giáo. Việc xử lý đó là rất cần thiết, đó là trừng trị ngƣời công dân vi phạm chứ khơng phải xử lý ngƣời có đạo, càng khơng phải xử lý đối với giáo hội và tôn giáo.

3.3.7. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước đối với Công giáo

Với đặc thù là một tỉnh có nhiều thành phần dân tộc thiểu số; tỉnh Bình Phƣớc đã Tập trung tăng cƣờng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đẩy mạnh cơng tác xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển về kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS nhằm nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phƣơng.

Đồng bào dân tộc thiểu số 182.793 ngƣời (chiếm 17,9% dân số). Tín đồ các tơn giáo trên địa bàn tỉnh có 212.791 ngƣời, chiếm gần 23% dân số của tỉnh. Trong đó, tín đồ là ngƣời dân tộc thiểu số có 74. 916 ngƣời, chiếm hơn một nửa dân số các DTTS.

Công tác Quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo chƣa kết hợp chặt chẽ với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào có đạo. Cơng tác vận động tín đồ, chức sắc thơng qua các chính sách tơn giáo, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng... chƣa đƣợc chú ý thƣờng xuyên, đúng mức do đó, đã làm hạn chế việc tranh thủ, nắm bắc thơng tin quần chúng tín đồ. Việc xử lý khơng ít vấn đề tín ngƣỡng, tơn giáo ở các vùng đồng bào có đạo cịn lúng túng và chậm trễ, kém hiệu quả.

3.4. Kiến nghị

3.4.1. Đối với Trung ương

- Tham mƣu Bộ Nội vụ trình Thủ tƣớng Chính phủ sớm ban hành Nghị định

quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tơn giáo để các địa phƣơng có cơ sở thực hiện giải quyết đối với các vụ việc vi phạm pháp luật.

- Ban Tơn giáo Chính phủ có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về việc đăng ký sinh hoạt tơn giáo tập trung để các tỉnh, thành có cơ sở triển khai thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nƣớc.

- Hƣớng dẫn về chế độ chính sách cho cơng tác xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ cốt cán trong tôn giáo và chế độ đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, nhất là cấp cơ sở xã, phƣờng, thị trấn.

- Tiếp tục đầu tƣ mạnh hơn các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo nhất là vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đơng tín đồ tơn giáo, thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, khơng để tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất, tạo điều kiện cho đồng bào phát triển kinh tế hộ gia đình.

thiểu số, xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo nƣớc sinh hoạt, điện sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thơn, ấp; kiên cố hóa trƣờng học, trạm y tế, bƣu điện văn hóa xã; hỗ trợ nhà ở, giải quyết đất sản xuất, giải quyết việc làm, giảm nghèo.

- Hỗ trợ, hƣớng dẫn, giúp đỡ đồng bào tôn giáo khu vực biên giới áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng xuất lao động và chất lƣợng nông sản. tiếp tục cho đồng bào DTTS vay vốn ƣu đãi để họ có điều kiện đầu tƣ cho sản xuất, nâng cao đời sống. Nhằm hạn chế, thu hẹp các vụ việc phức tạp nảy sinh nhƣ tranh chấp đất đai mua bán chuyển nhƣợng đất đai trái pháp luật...

3.4.2. Đối với tỉnh Bình Phước

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh: có văn bản chỉ đạo cấp ủy chính quyền các địa phƣơng và các ngành chức năng có chƣơng trình, kế hoạch tổ chức các buổi đối thoại thẳng thắn và cởi mở với những ngƣời đứng đầu các tổ chức tôn giáo ở địa phƣơng theo định kỳ hằng năm; do tính đặc thù của tơn giáo nên công tác quản lý không chỉ đơn thuần là hƣớng dẫn hay xử lý mà cần thiết phải đối thoại. Đối thoại phải dựa trên tinh thần tôn trọng sự thật, thẳng thắn và cởi mở, tạo sự hiểu biết, thông cảm và cuối cùng là đồng thuận nhằm thực hiện mục tiêu chung: “Dân giàu,

nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đối thoại nên tổ chức ở nhiều

cấp, theo định kỳ hoặc đột xuất khi có vụ việc. Nếu thực hiện tốt công tác này chúng ta sẽ tránh đƣợc nhiều hệ lụy bởi biện pháp xử lý theo pháp luật đối với tôn giáo nếu thực hiện khơng phù hợp thì dễ bị lợi dụng đẩy thành phức tạp, thậm chí là điểm nóng, điều này làm phƣơng hại đến cả chính quyền và tơn giáo.

+ Tiếp tục chỉ đạo, quan tâm hơn nữa đến cơng tác xóa đói, giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm đối với đồng bào DTTS, đảm bảo an sinh xã hội nhƣ: chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nƣớc sinh hoạt cho đồng bào DTTS, chính sách hỗ trợ các mặt hang thiết yếu cho đồng bào DTTS vùng khó khăn; giao rừng, khống bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong bn, làng là đồng bào DTTS tại chỗ; các chính sách về giáo dục, khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, chính sách tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo,… tăng cƣờng công tác khuyến nông, chú trọng tới việc

chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất. Giải quyết mạng lƣới giao thông, thủy lợi, điện, chợ và nƣớc sử dụng sinh hoạt,…

+ Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình đào tạo, sử dụng cán bộ ngƣời đồng bào DTTS để bố trí vào làm việc tại các cơ quan, Đảng, chính quyền và các đồn thể ở cơ sở nhằm phục vụ tốt cho sự ổn định và phát triển trong vùng đồng bào DTTS.

- Kiến nghị với các sở, ban ngành trong tỉnh.

+ Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với các ban ngành liên quan của tỉnh xây dựng phƣơng án về vấn đề đất đai để xây dựng cơ sở sinh hoạt cho các tổ chức tôn giáo. Xây dựng kế hoạch để mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh đƣợc thƣờng xuyên.

+ Sở Ngoại vụ: Tham mƣu Tỉnh ủy, Ủy ban tăng cƣờng công tác ngoại giao tôn giáo với các cơ quan, tổ chức nƣớc ngồi có mối liên hệ với tỉnh nhà, đặc biệt chú trọng tới các cá nhân, tổ chức nƣớc ngồi đến địa phƣơng liên hệ cơng tác có hoạt động liên quan đến dân tộc, tôn giáo.

Chú ý đến các NGO (tổ chức phi chính phủ) đến liên hệ công tác và đầu tƣ trên các lĩnh vực và các hoạt động từ thiện nhân đạo…

+ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Tham mƣu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức nhiều hơn nữa những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc. Bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu gắn với phát triển du lịch…Lễ hội nên tổ chức trực tiếp tại địa phƣơng, trong cộng đồng nơi có đơng đồng bào DTTS sinh sống, để thuận tiện trong việc tham gia và phá bỏ rào cản về không gian, thời gian làm cho đồng bào đƣợc giao lƣu, trao đổi văn háo, xóa đi những mặc cảm, khoảng cách về dân tộc, tín ngƣỡng, tơn giáo.

+ Sở Tài ngun Mơi trƣờng: Chủ trì phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch tham mƣu UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền địa phƣơng tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng hạ tầng nơng thơn, tình hình sử dụng đất, rừng; tình hình sản xuất; việc thực hiện qui hoạch, kế hoạch sữ dụng đất ở địa phƣơng để điều

tiết sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch đất tôn giáo trên địa bàn các huyện, thị có cơ sở tơn giáo sinh hoạt. + Ủy ban Mặt trần Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các ban ngành chức năng và chính quyền các địa phƣơng trong tỉnh định kỳ hằng năm gặp mặt những ngƣời tiêu biểu là chức sắc tơn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng, ngƣời có uy tín trong đồng bào DTTS để tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất làm ăn kinh tế giỏi, tham gia phong trào bảo vệ an ninh ở địa phƣơng. Qua đó để phát huy vai trị nịng cốt của họ để tuyên truyền, vận động gia đình, bàn con, buôn làng thực hiện tốt chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc. Nhất là chính sách dân tộc, tơn giáo.

+ Ban Dân vận Tỉnh ủy: Tăng cƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp chính quyền trong việc thực hiện cơng tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS có đạo Tin lành nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tranh thủ chức sắc, ngƣời có uy tín và tun truyền quần chúng tín đồ hoạt động tơn giáo tn thủ và chấp hành đúng đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc.

+ Lực lƣơng An ninh: Củng cố, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, thơng qua các hình thức, biện pháp thiết thực phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn để vận động quần chúng nhân dân tham gia, kết hợp tốt giữa vận động rộng rãi và vận động cá biệt, nhất là làm cơng tác tranh thủ ngƣời có uy tín trong đồng bào DTTS, chức sắc tôn giáo, để họ tuyên truyền cho quần chúng, tín đồ nắm vững và đầy đủ chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, nâng cao cảnh giác, không nghe theo luận điệu xuyên tạc lôi kéo.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhƣ vậy, trong chƣơng 3, học viên đã tổng hợp xu hƣớng phát triển các tơn giáo ở tỉnh Bình Phƣớc. Qua đó có những dự báo và cái nhìn tổng qt về xu hƣớng vận động, phát triển của các tôn giáo và công giáo trong thời gian tới.

Học viên cũng đã trình bày những quan điểm của Đảng ta về tín ngƣỡng, tơn giáo và khái qt hóa các quan điểm chính đồng thời nêu lên định hƣớng của tỉnh Bình Phƣớc về quản lý đối với cơng giáo trên địa bàn tồn tỉnh.

Học viên cũng đã trình bày mục tiêu QLNN đối với cơng giáo trên địa bàn tỉnh để thấy rõ những nhiệm vụ và mục tiêu mà QLNN đối với công giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc phải đạt đƣợc.

Dựa trên thực trạng QLNN đối với cơng giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian vừa qua, học viên đã đề xuất các giải pháp chính để hồn thiện QLNN đối với cơng giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc đó là:

- Hồn thiện thể chế quản lý nhà nƣớc đối với công giáo trên địa bàn địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.

- Hồn thiện chính sách về tơn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tơn giáo cho đồng bào có đạo

- Kiện tồn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tơn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số có đạo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc

- Củng cố hệ thống chính trị cơ sở, chống lợi dụng tơn giáo

- Thanh tra, kiểm tra trong quản lý các hoạt động tơn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc

Cũng trong chƣơng 3 học viên đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị của mình đối với Trung ƣơng, đối với tỉnh Bình Phƣớc, nhằm mục tiêu hoàn thiện QLNN đối với công giáo hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc, góp phần vào mục

KẾT LUẬN

1. Cơng giáo đã du nhập vào tỉnh Bình Phƣớc từ đầu thế kỷ XX, do những giáo dân bị mộ đi phu làm đồn điền Cao su đƣa tới. Cho đến nay, sau ngót một trăm năm tồn tại và phát triển Công giáo đã trở thành tơn giáo có số lƣợng tín đồ đơng nhất tỉnh Bình Phƣớc. Q trình du nhập và phát triển Cơng giáo ở Bình Phƣớc diễn ra sau các cuộc di dân trong nhiều thời kỳ khác nhau, do giáo dân từ hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc tới. Do đó, Cơng giáo ở Bình Phƣớc là một cộng đồng khá đa dạng về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần xã hội, bản sắc văn hóa. Bên cạnh cộng đồng ngƣời Việt (chủ yếu di cƣ từ các địa phƣơng khác đến), đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong quần chúng tín đồ Cơng giáo ở Bình Phƣớc hiện nay và đang có chiều hƣớng tiếp tục phát triển, gia tăng. Tín đồ Cơng giáo ở Bình Phƣớc chủ yếu là nơng dân lao động, có tinh thần kinh Chúa, yêu nƣớc, sống tốt đời, đẹp đạo. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nƣớc vừa qua, nhiều giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ đã tích cực tham gia sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, ngày nay tuyệt đại bộ phận giới Công giáo ở địa phƣơng tin tƣởng vào sự nghiệp đổi mới đất nƣớc do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xứng và lãnh đạo, tích cực hƣởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc, xây dƣng nông thôn mới, thể hiện rõ phƣơng châm hành đạo đồng hành, gắn bó cùng dân tộc theo tinh thần Thƣ chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

2. Cơng giáo ở Bình Phƣớc trong thời gian qua có nhiều chuyển biến, phạm vi hoạt động đƣợc mở rộng, số lƣợng chức sắc, chức việc, tín đồ gia tăng, trình độ học vấn và nhận thức từng bƣớc đƣợc nâng cao, tổ chức giáo hội cơ sở đƣợc kiện toàn, hội đồn, dịng tu phát triển mạnh mẽ, cơ sở thờ tự không ngừng đƣợc sửa chữa, xây mới với quy mô lớn, khang trang hơn. Cơng giáo ở Bình Phƣớc có hệ thống tổ chức khá chặt chẽ với đội ngũ chức sắc, chức việc có uy tín, có tính vâng phục giáo quyền cao, đặt dƣới sự chỉ đạo của hàng ngũ giáo sĩ quản lý, điều hành. Tổ chức giáo hội cơ sở (Ban Chức việc trƣớc đây và Hội đồng giáo xứ hiện nay), đƣợc xây dựng tới các điểm, cụm dân cƣ trong các thơn xóm, qua đó đội ngũ giáo sỹ có thể nắm bắt đƣợc mọi mặt đời sống của mọi giáo dân, họ có thể can thiệp đến

những nhu cầu thiết yếu không chỉ trên lĩnh vực đời sống tinh thần mà đôi khi cả đời sống vật chất của giáo dân nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công giáo ở tỉnh bình phước (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)