Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyệ n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 39)

1.2.5.1. Khái niệm phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước ở mỗi cấp trong quá trình quản lý và điều hành chi ngân sách nhà nước.

Khái niệm phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước như đã nêu ở trên được hiểu trong luận văn này như sau:

Một là: Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước bao gồm thẩm quyền quyết định về ngân sách và thẩm quyền quản lý chi ngân sách nhà nước.

Hai là: Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước tập trung vào phân cấp quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan đến thẩm quyền quyết định và thẩm quyền quản lý chi ngân sách nhà nước.

1.2.5.2. Mục đích phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước là nhằm đến các mục đích sau:

Một là: Làm tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước: Nếu phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước một cách hợp lý sẽ lằm tăng hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Hai là: Phát huy tính chủ động của địa phương: Khi địa phương được chủ động về ngân sách thì họ có khả năng tăng hiệu quả sử dụng ngân sách thông qua việc cung cấp dịch vụ công cộng cũng như phúc lợi kinh tế cho người dân địa phương.

Ba là: Khuyến khích cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng: Mục đích của việc phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước là khuyến khích các địa phương chi ngân sách cho việc cung cấp các hàng hóa công cộng quan trọng và có giá trị lâu dài như giáo dục, y tế…

Bốn là: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước của cấp chính quyền: Nếu phân quản lý chi ngân sách nhà nước tốt hơn sẽ góp phần vào việc tăng cường năng lực quản lý nhà nước của chính quyền từ đó làm tăng hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước.

Năm là: Tạo điều kiện cho việc giám sát ngân sách nhà nước: Phân cấp quản lý NSNN nói chung, chi NSNN nói riêng một cách minh bạch sẽ tạo điều kiện cho việc giám sát sử dụng ngân sách nhà nước của các cơ quan chức năng hiệu quả hơn.

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện của một số địa phƣơng và bài học rút ra cho thành phố Cao Bằng

1.3.1.Kinh nghiệm của một số huyện

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại huyện Thường Tín, Hà Nội

Với sự ra đời của luật ngân sách nhà nước đã tạo ra cơ sở lý luận cho các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước có căn cứ lập phương án phân bổ dự toán ngân sách, thống nhất về thu chi ngân sách, tránh thất thoát vốn ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Thường Tín được thực hiện nghiêm túc, thu đã vượt chi đảm bảo thặng dư ngân sách. Các khoản thu hầu hết đều được thực hiện tăng dần quan các năm nhờ công tác vận động, kiểm tra của cán bộ thuế cũng như việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thuế.

- Các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt các văn bản mà nhà nước giao về tài chính ngân sách, kế toán, kiểm toán trên địa bàn huyện. Đối với các khoản thu phí, lệ phí phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện chế độ tài chính kế toán của chính quyền cấp xã, cơ quan hành chính sự nghiệp một cách kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn. Cấp huyện đã xây dựng hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của luật NSNN và các qui định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền.

- Đối với các khoản thu được thực hiện qua sổ sách kế toán rõ ràng nên luôn hoàn thành thuận lợi trước thời gian qui định. Trên địa bàn huyện đã giảm hẳn tình trạng thu vượt chi trái với qui định được điều chỉnh, giảm mức tồn đọng thu.

- Huyện đã thực hiện việc phân bổ và giao dự toán ngân sách trên cơ sở đánh giá kế hoạch thực hiện thu ngân sách năm, luật thuế, mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành và chế độ thu.

- Các khoản chi ngân sách nhà nước được kiểm tra chặt chẽ về thủ tục trước khi cấp phát, các khoản chi đều được thực hiện theo đúng mục đích, đúng đối tượng.

- Nội dung của giai đoạn quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành ngân sách nhà nước. Khi kết thúc năm tài chính cùng với khoá sổ của các tổ chức hoạt động gắn liền với quỹ NSNN đòi hỏi phải lập quyết toán NSNN theo số thực thu, thực chi. Do đó, cuối mỗi năm ngân sách Bộ Tài chính hướng dẫn việc khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi ghi trong năm dự toán được duyệt và theo mục lục NSNN. Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, huyện lập quyết toán thu chi của đơn bị mình rồi gởi lên cấp trên. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận.

- Lãng phí do sử dụng vốn và quản lý tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước chưa hiệu quả, quản lý tài sản công, quản lý tài nguyên khoáng sản, lãng phí do quy hoạch, bố trí dự án dàn trải kém hiệu quả hay chưa thật cần thiết; chậm tiến độ giải ngân các nguồn vốn nhà nước, chậm tiến độ các công trình dự án sử dụng ngân sách nhà nước nhất là các dự án, công trình quan trọng quốc gia… gây ra lãng phí lớn về cơ hội, về thị trường, về hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án chậm đưa vào sử dụng, chi phí quản lý tăng...

- Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét gửi phòng tài chính thành phố; đồng thời uỷ ban nhân dân xã trình hội đồng nhân dân xã phê duyệt. Sau khi hội đồng nhân dân đã phê duyệt, uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi phòng tài chính thành phố.

- Phòng tài chính thành phố thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp lập báo cáo quyết toán thu, chi NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện

trình uỷ ban nhân dân cấp huyện đồng thời trình hội đồng nhân cấp huyện phê duyệt. Sau khi được hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt thì trinh báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Huyện Chư Sê là một huyện trọng điểm của tỉnh Gia Lai, địa bàn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và chính trị, quốc phòng, an ninh.

Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm có chất lượng, giá trị xuất khẩu cao và có sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài thế mạnh cây công nghiệp, trong những năm qua, huyện đã chủ động phát triển ngành chăn nuôi cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động dịch vụ phát triển khá mạnh. Thông qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chư Sê như trên, chính quyền huyện những năm gần đây vẫn luôn nỗ lực và cố gắng triển khai những điểm mạnh của địa phương nhằm phát triển cuộc sống ổn định cho người dân. Huyện đã triển khai thực hiện công tác tài chính ngân sách đem lại hiệu quả cao góp phần ổn định về kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng trên địa bàn huyện.

Nổi bật trong công tác quản lý chi NSNN huyện Chư Sê thì công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi NSNN luôn được quan tâm triệt để, UBND huyện Chư Sê luôn chủ động gắn điều hành NS với công tác thực hiện công tác phòng chống tham nhũng và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Trong quản lý điều hành chi NSNN 2014 – 2016 đã đạt được kết quả tích cực như sau:

- UBND huyện Chư Sê đã tích cực, chủ động quán triệt, ban hành các văn bản chỉ đạo và đã cụ thể hóa bằng các nội dung, giải pháp để triên khai thực hiện PCTN, THTK, CLP; các cơ quan đơn vị chấp hành nghiêm túc và rất có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động của mình. Công tác quản lý, sử dụng kinh phí, mua sắm tài sản công được quản lý và kiểm soát rất chặt chẽ từ khâu lập dự toán đến thực hiện dự toán và quyết toán.

- Thực hiện các chỉ tiêu ngân sách đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ quy định, từng bước hạn chế việc bổ sung kinh phí ngoài dự toán.

- Công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tăng cường thực hiện nghiêm túc việc đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, xem xét và lựa chọn những công trình trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành từ đó góp phần thúc đẩy phát triển KTXH

- Trong công tác quản lý đầu tư XDCB đã được thực hiện nghiêm túc từ khâu khảo sát, thiết kế, thẩm định, phê duyệt đến tổ chức lựa chọn nhà thầu, thi công và quyết toán công trình.

- Công nghê thông tin hiện đại được áp dụng nhiều vào thủ tục hành chính, hồ sơ được đơn giản hóa và cụ thể hóa, trình tự thủ tục về quản lý, sử dụng NS và đầu tư XDCB đều theo các tiêu chuẩn NN đề ra rất thuận tiện và nhanh chóng

- Công tác thanh tra kiểm tra, kiểm soát quản lý và sử dụng NS nói chung và chi NS nói riêng được huyện rất chú ý, đặc biệt trong chi XDCB được tăng cường rất nhiều qua đó phát hiện và xử lý nghiêm nhiều sai phạm, từ đó khắc phục các sơ hở bất cập về cơ chế chính sách pháp luật của địa phương và của Nhà nước từ đó góp phần vào nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN trên địa bàn huyện.

- Những kết quả cụ thể trong công tác PCTN, THTK, CLP, kiểm tra thanh tra kiểm soát trong quản lý chi NSNN và mua sắm tài sản năm 2016 trên địa bàn huyện như sau:

UBND tỉnh đã lập đoàn thanh tra về công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng- chống tham nhũng tại huyện Chư Sê. Trên cơ sở này, Thanh tra tỉnh đã ra văn bản kết luận chỉ ra nhiều sai phạm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách và đầu tư xây dựng tại các phòng, ban của huyện cùng UBND các xã, thị trấn

trong giai đoạn 2014-2016. Cụ thể đã có 22 cơ quan để xảy ra sai phạm với tổng số tiền là 713,760 triệu đồng.

Trong đó, Ban Quản lý Công trình Đô thị và Vệ sinh Môi trường huyện để xảy ra sai phạm với số tiền là 122,114 triệu đồng.

Cụ thể, cơ quan này đã thanh toán sai công cạo bỏ lớp rêu mốc trên dải phân cách quốc lộ 14 và quốc lộ 25 với số tiền gần 52 triệu đồng. Trong việc xây hệ thống thoát nước chợ phía Bắc thị trấn Chư Sê, cơ quan này đã lắp đặt ống cống không đúng định mức, dự toán và quyết toán sai khối lượng đắp đất mương xây với số tiền gần 34 triệu đồng. Riêng việc lát gạch vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng (thị trấn Chư Sê), đơn vị này cũng đã kê khống hơn 200 m2 để thanh toán hơn 36 triệu đồng.

Thanh tra tỉnh cũng đã phát hiện trong quá trình quản lý, giám sát, Ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng huyện cùng các đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm định để xảy ra những sai sót như: hồ sơ thiết kế, dự toán sai khối lượng thép, bê tông, sai đơn giá, tính sai số học… khiến công trình bị đội giá.

Cụ thể, công trình đường liên xã Ia Tiêm đi Bờ Ngoong đã thanh toán sai tiền vận chuyển đất tận dụng với số tiền hơn 20,7 triệu đồng. Công trình Trường Mẫu giáo Hoa Hồng (thị trấn Chư Sê) cũng bị kê khống khối lượng đào xúc đất để đắp với trị giá hơn 26,3 triệu đồng. Các công trình đường giao thông nông thôn khác cũng bị kê khống phí bảo vệ môi trường. Tổng số tiền mà Ban này chi sai gần 60,5 triệu đồng.

Đáng nói, tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện thì tình trạng kê khống để lấy tiền ngân sách diễn ra ở nhiều công trình.

Cụ thể, công trình đường giao thông từ UBND xã Ayun đi cầu treo đã bị kê sai đơn giá ca máy, giá nhân công xây lắp và nhân công làm khe co giãn bê tông để thanh toán số tiền hơn 72,4 triệu đồng. Công trình đường làng Hrung Hrong đi làng D’Lâm cũng bị kê sai công làm khe co giãn trị giá hơn 22 triệu

đồng. Tương tự, UBND xã Kông Htok kê khống hơn 58,7 triệu đồng; UBND xã Al Bă kê khống hơn 53 triệu đồng; UBND xã Hbông kê khống hơn 31,8 triệu đồng.

Tại 5 trường Tiểu học và Mầm non trên địa bàn huyện cũng đã chi sai hơn 91 triệu đồng khi kê khống tiền thuê phòng ngủ khi đi công tác, tiền dạy tăng giờ, các khoản tiền phụ cấp…

Trong văn bản kết luận, Thanh tra tỉnh đề nghị UBND huyện Chư Sê thu hồi toàn bộ số tiền sai phạm hơn 713,760 triệu đồng. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh cũng đề nghị kiểm điểm Phòng TCKH khi tham mưu cho UBND huyện giao dự toán, phê duyệt quyết toán nhiều năm đối với các đơn vị sai phạm nhưng không phát hiện kịp thời để chấn chỉnh, xử lý. Đồng thời đề nghị kiểm điểm đối với các phòng, ban, đơn vị và UBND các xã, thị trấn có hành vi sai phạm.

Qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN và mua sắm tài sản công góp phần ổn định và phát triển KTXH trên địa bàn huyện Chư Sê, Gia Lai.

1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Cao Bằng

Qua nghiên cứu công tác quản lý điều hành chi NSNN tại huyện Thường Tín, Hà Nội và huyện Chư Sê, Gia Lai có thể rút ra những kinh nghiệm như sau:

- Luật NSNN cần được vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể của địa bàn huyện mình, nhưng bên cạnh đó vẫn phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về chế độ, định mức, sử dụng theo quy định của pháp luật, chủ động bám sát những chỉ đạo của Chính phủ, của UBND tỉnh góp phần ổn định KTXH đảm bảo an sinh xã hội

- Cần thực hiện nghiêm túc chu trình NS trong đó lập dự toán NS giữ vai trò quan trọng nhất. Quản lý chi NS phải được chỉ đạo điều hành có trọng tâm, có thứ tự ưu tiên, kịp thời và dứt khoát, hạn chế những khoản chi chưa thực sự cần, phải tiết kiệm.

nước khắc phục những tồn tại, yếu kém bất cập trong quá trình thực hiện từ những năm trước.

- Tích cực nâng cao hơn nữa mức độ tham gia kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động chi NSNN đảm bảo các khoản chi hợp lý. Luôn chủ động thực hiện công tác PCTN, THTK, CLP, thực hiện đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ theo quy định.

Tóm tắt chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày được những nội dung chính như sau: 1. Luận văn đã khái quát những vấn đề khoa học về chi NSNN cấp huyện và quản lý chi NSNN cấp huyện.

2. Luận văn tập trung làm rõ một số khái niệm như khái niệm chi NSNN cấp huyện, quản lý NSNN chi NSNN cấp huyện. Từ đó làm rõ bản chất của quá trình quản lý chi NSNN cấp huyện cần chú trọng đến quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra thanh tra chi NSNN sao cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)