a. Việc quản lý chi và bố trí các khoản chi chưa hợp lý, chưa có tính ưu
tiên nhiều
Ngân sách cấp trên uỷ quyền cho ngân sách cấp dưới chi một số các hạng mục XDCB như vốn XDCB tập trung, vốn mục tiêu… ngoài kế hoạch. Trong năm có nhiều công việc phát sinh, các khoản chi phát sinh như tăng lương theo nghị định của chính phủ, chi sửa chữa nhiều, chi người già và người nghèo, chi lập kế hoạch sử dụng đất …thì vẫn chưa đảm bảo cũng như chưa xem xét được tình hình thực hiện chi sao cho hợp lý, vẫn xảy ra tình trạng chi bừa bãi, không có tính ưu tiên, dàn trải... gây ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi NSNN cấp huyện nói riêng.
Ngoài ra nguyên nhân quan trọng là trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong quản lý, vẫn còn kém trong việc kiểm soát phê duyệt các khoản chi, điều hành ngân sách, dẫn đến chi sai chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức, sử dụng sai mục đích, sử dụng dự phòng ngân sách để chi quản lý hành chính không đúng quy định của luật ngân sách nhà nước; nhiều đơn vị tuy đã khoán kinh phí nhưng vẫn xin bổ sung kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Vì vậy mà tình trạng các khoản chi xin bổ sung qua các năm vẫn có tình trạng tăng.
b. Sự phối hợp giữa các cơ quan tham gia quản lý chi NSNN vẫn
chưa thực sự rõ ràng, rành mạch và chặt chẽ
Đối với ngân sách thành phố, việc quản lý điều hành ngân sách trực tiếp là phòng tài chính – kế hoạch và kho bạc nhà nước thành phố và các ban tài chính tại các xã, phường. Để việc quản lý chi NSNN thành phố được tiến hành đúng quy trình, đảm bảo được mục tiêu đề ra thì cần có sự phối hợp của các đơn vị liên quan. Nhưng thực trạng cho thấy việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn hạn chế, chưa bám sát nhau, vẫn còn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị.
Việc quy trách nhiệm từ đó mà khó hơn dẫn đến làm việc thiếu trách nhiệm, không chu toàn, gây ra nhiều lỗ hỏng trong quản lý. Đặc biệt Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chủ chốt giúp HĐND và UBND thành phố đảm bảo được chức năng nhiệm vụ của mình cũng như thực hiện mục tiêu phát triển KTXH đề ra vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ, đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát của Phòng TCKH đôi lúc vẫn chưa được thực hiện thường xuyên.
c. Công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các quy trình
về quản lý chi NSNN thành phố, việc quản lý chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách còn bất cập
Chưa có cơ chế khen thưởng nhằm khích lệ hoặc động viên lực lượng thanh tra kiểm tra trong quá trình làm nhiệm vụ cũng như cán bộ trực tiếp phát hiện ra sai phạm. Quy định nhà nước có quy định trích % nhưng chưa quy định cụ thể là trích bao nhiêu cho lực lượng, bao nhiêu cho người phát hiện. Do đó dễ xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện thanh tra, hoặc không tạo động lực để phát huy tính sang tạo, nhiệt tình của các cán bộ làm công tác thanh tra.
Hiện nay ngành thanh tra chưa có quyền thực hiện các biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các đối tượng thanh tra, nghiêm túc thực hiện đầy đủ các kiến nghị sau thanh tra.
Việc quản lý thực hiện lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán vẫn chưa tốt đối với những đơn vị trực thuộc thành phố. Việc lập dự toán chi thiếu căn cứ, không xác định rõ nhiệm vụ và nguồn kinh phí sử dụng nên trong năm phải điều chỉnh bổ xung nhiều lần hoặc sử dụng sai nguồn. Trong việc giao và phân bổ dự toán, đôi lúc dự toán không được giao hết theo quy định của luật ngân sách nhà nước, việc phân bổ dự toán cho các đơn vị thụ hưởng đôi lúc còn chậm trễ. chi vượt dự toán, chi sai chế độ định mức, chi không đúng nguồn, không đúng mục đích và đúng nhiệm vụ được giao. Còn trong công
tác kế toán và quyết toán ngân sách huyện là việc chấp hành chế độ hoá đơn chúng từ không đảm bảo quy định vẫn được thanh quyết toán...
Đồng thời việc quản lý chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng chưa được quản lý chặt chẽ dẫn đến chi sai… Những hạn chế trên vẫn diễn ra gây hậu quả nghiêm trọng đối với việc quản lý chi NSNN thành phố do đó buộc công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chủ quản cần phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và thường xuyên hơn.
d. Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán còn nhiều
hạn chế
Do Thành phố còn thiếu cán bộ đủ năng lực chuyên môn về tài chính ngân sách, điều này vô hình chung đã gây khó khăn cho công tác quản lý ngân sách của thành phố mà trước hết là công tác lập dự toán ngân sách. Một nghịch lý là nhiều cán bộ, công chức huyện sau khi được đào tạo chuyên môn về tài chính ngân sách, sau một vài năm làm việc, nhất là trải qua thời điểm chuyển nhiệm kỳ, thì sẽ được bầu, được bổ nhiệm làm công tác khác có trách nhiệm cao hơn, hoặc bị thuyên chuyển do ban lãnh đạo mới không tín nhiệm, chuyển công tác sang đơn vị mới… Do đó việc đào tạo, tuyển dụng và quản lý cán bộ làm tài chính càng gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, đội ngũ thực hiện công tác thanh tra kiểm soát quản lý chi NSNN tại thành phố Cao Bằng cũng chưa đạt yêu cầu. Khối lượng công việc nặng nề, ngoài ra có các công việc đột xuất của lãnh đạo giao cho nhưng lực lượng cán bộ công chức thanh tra của nhiều đơn vị còn chưa đủ theo biên chế được duyệt hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao.
Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thanh tra không được tổ chức thường xuyên, các cán bộ công chức không được cập nhật kiến thức chuyên môn mới nhất, dẫn đến hạn chế nhiều trong công tác thanh tra làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Tóm tắt chƣơng 2
Trong chương 2, Luận văn đã trình bày được những nội dung chính như sau: 1. Luận văn đã giới thiệu về thành phố Cao Bằng cũng như thực trạng chi NSNN thành phố Cao Bằng trong giai đoạn 2015 – 2017. Trong chương 2, Luận văn tập trung phân tích và nghiên cứu thực trạng quản lý chi NSNN tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Về cơ bản, các công tác lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán và thanh tra kiểm tra chi NSNN trên địa bàn thành phố Cao Bằng đã có những kết quả tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất cập. Đặc biệt, Luận văn chú trọng phân tích tình hình chi NS so với dự toán ngân sách giai đoạn 2015 -2017, trong đó đi sâu vào phân tích và so sánh số liệu theo dự toán với số liệu chấp hành để từ đó chỉ ra những yếu kém trong công tác lập dự toán và chấp hành dự toán ngân sách trên địa bàn. Đồng thời các công tác như quyết toán ngân sách và thanh tra kiểm tra chi ngân sách tại thành phố Cao Bằng vẫn còn một số khía cạnh cần phải điều chỉnh và xem xét.
2. Từ thực trạng đó, Luận văn rút ra những nguyên nhân dẫn đến yếu kém hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tập trung vào những lý do cơ bản như: Do các quy định, văn bản quy phạm pháp luật, hành lang pháp lý của Nhà nước quy định về NSNN và chi NSNN còn nhiều bất cập; về công tác tổ chức quản lý chi NSNN còn thiếu sót; về trình độ, chuyên môn, năng lực của đội ngũ quản lý NSNN vẫn còn yếu kém...
Bước sang chương 3 của Luận văn này là những phương hướng cũng như mục tiêu phát triển KTXH của thành phố Cao Bằng, các giải pháp cho những yếu kém còn tồn tại nhằm giúp cho công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Cao Bằng đạt hiệu quả cao hơn, tiết kiệm hơn.
CHƢƠNG 3:
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG,
TỈNH CAO BẰNG