KBNN trên địa bàn
- Công khai thủ tục, quy trình, nghiệp vụ trong quản lý chi ngân sách bằng cách xây dựng và ban hành các quy trình, thủ tục trong các nội dung được giao quản lý về ngân sách Nhà nước, niêm yết công khai các quy trình, thủ tục đã được lập tại trụ sở và trên các trang thông tin điện tử của ngành, của chính quyền địa phương. Trong đó chú trọng quy định rõ thời hạn giải quyết và trình tự luân chuyển giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách.
Phối hợp giữa các phòng, ban lập kế hoạch hàng năm mở Hội nghị khách hàng một đến hai lần, nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, chế độ liên quan đến quản lý chi NSNN, nắm bắt ý kiến từ các đơn vị giao dịch kịp thời kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; điều chỉnh quy trình nghiệp vụ nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước.
- Các đơn vị quản lý ngân sách trên địa bàn phải cam kết áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO trong quản lý chi NSNN. Hiện nay ở nước ta, việc áp dụng ISO của một số Bộ, ban ngành đã đem lại kết quả rất khả quan, giúp cho các cơ quan Nhà nước cải cách thủ tục hành chính, xây dựng quy trình giải quyết công
việc trong đó trách nhiệm của từng cán bộ, công chức ở mỗi công đoạn được xác định cụ thể, rõ ràng. Với cơ quan tài chính, KBNN khi áp dụng ISO 9001:2000 trong đó cần chú trọng vào các nội dung:
+ Tạo ra phương pháp làm việc khoa học cho đội ngũ cán bộ công chức để công việc thực hiện một cách nhanh chóng và trôi chảy.
+ Thống nhất các thủ tục, quy trình làm việc và xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng CBCC, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong quá trình thi hành công vụ. Áp dụng tiêu chuẩn này sẽ kiểm soát tốt các công việc, nhiệm vụ của cán bộ công chức và mang lại hiệu quả cao trong quản lý ngân sách.
- Cải tiến các phương thức cấp phát ngân sách cụ thể: Đề nghị KBNN xoá bỏ dần hình thức ghi thu - ghi chi; Với hình thức ghi thu – ghi chi, đơn vị được giữ lại các khoản thu để đáp ứng cho nhu cầu chi trả, thanh toán phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. Sau đó (thường vào cuối năm ngân sách) cơ quan tài chính làm thủ tục ghi thu – ghi chi để phản ánh các khoản thu, chi này vào NSNN. Như vậy, những khoản thu, chi không được hạch toán kịp thời vào NSNN, hơn nữa việc chi tiêu của đơn vị không được KBNN kiểm soát theo chế độ qui định dẫn đến tình trạng đơn vị chi không đúng đối tượng, không đầy đủ thủ tục, vượt tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước. Vì vậy, để tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN, hình thức ghi thu – ghi chi cần phải được hạn chế đến mức thấp nhất, chỉ nên áp dụng hình thức này khi thật sự cần thiết như: thu, chi bằng ngày công lao động hay bằng hiện vật.