GIAI ĐOẠN 2015 – 2017
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng tỉnh Cao Bằng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, có diện tích đất tự nhiên là 6.690,72 Km2 chiếm 2,12 diện tích cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 83.524,19 ha, chiếm 12,40% diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp 514.891,19 ha, chiếm 76,63%, diện tích rừng sản xuất 234 nghìn ha. Các phía tiếp giáp, phía Bắc và Đông Bắc giáp khu tự trị Dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới dài trên 333 km; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Bắc Cạn. Cao Bằng có ba cửa khẩu chính và quốc tế và nhiều cửa khẩu phụ, lối mở, trong đó cửa khẩu Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Sóc Giang (Hà Quảng) là cửa khẩu chính và cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hoà) là cửa khẩu quốc tế.
Tỉnh Cao Bằng có 12 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh với 199 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh là 515,2 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số (dân tộc Tày) chiếm khoảng 94% dân số, còn lại là các dân tộc khác.
Thành phố Cao Bằng nằm gần giữa trung tâm tỉnh lỵ Cao Bằng, có diện tích 10.762,81ha diện tích tự nhiên và 84.421 nhân khẩu, 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường: Hợp Giang; Sông Bằng; Sông Hiến; Ngọc Xuân; Tân Giang; Duyệt Trung; Hòa Chung; Đề Thám và 3 xã Vĩnh Quang; Hưng Đạo; Chu Trinh. Mật độ dân số 784 người/km2; thành phần dân tộc chủ yếu là người tày và người kinh.
Trong nghiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ thành phố Cao Bằng tập trung thực hiện 16 chỉ tiêu chủ yếu: Tiếp tục đẩy nhanh tỷ trọng CN-TTCN (chiếm trên 50% tỷ trọng CN-TTCN trên địa bàn); Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17%/năm; giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân 20%/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng từ 16% trở lên/năm; phấn đấu giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,2% tăng hộ khá, hộ giàu; hàng năm có trên 80% chi, đảng bộ cơ sở được công nhận trong sạch vững mạnh, không có chi, đảng bộ yếu kém; trên 70% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu kết nạp 600 đảng viên mới trở lên.
Sau chặng đường 5 năm tập trung đầu tư phát triển thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố Cao Bằng khóa XVI nhiệm kỳ 2010- 2015, Kinh tế thành phố Cao Bằng đã được mức tăng trưởng khá, thương mại - Dịch vụ tiếp tục được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố với tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ thương mại năm 2010 đạt 1.385 tỷ, đến năm 2014 đạt 1.940 tỷ đồng, ước năm 2015 đạt 2.050 tỷ, tăng trên 48% so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,15%; Hoạt động sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của các hợp tác xã, hộ cá thể thuộc thành phố quản lý tăng trưởng khá ổn định, tổng giá trị sản xuất tăng 11,49%/năm ; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đến năm 2014 đạt 66,7 triệu đồng/ha ; thu ngân sách tăng bình quân hàng năm đạt 18,54%; Tổng chi ngân sách cả nhiệm kỳ tăng 29,2%/năm; Tổng mức đầu tư xây dựng trên địa bàn trong 04 năm qua ước đạt trên 1.400 tỷ đồng, tăng trưởng giá trị xây dựng bình quân đạt 25,4% (Chiếm 38,2% cơ cấu kinh tế ngành Công nghiệp - Xây dựng, đưa Công nghiệp - Xây dựng chiếm 38,26% tỷ trọng kinh tế ngành của thành phố); Văn hóa – xã hội có bước phát triển bề vững, hệ thống trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Số hộ nghèo giảm từ 1,25% năm 2010 xuống còn dưới 1,07% năm 2015.
Với thành phần chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, trình độ dân trí của nhân dân và đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế và có khoảng cách khá lớn so với các tỉnh miền xuôi nên ảnh hưởng đến việc phổ cập giáo dục trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và đến việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức và làm ảnh hưởng đến công tác phân bổ chi ngân sách ở sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi ngân sách của thành phố.
Với địa hình đồi núi phức tạp, dân cư thưa thớt và không tập trung, hơn nữa lại xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên hệ thống cơ sơ hạ tầng kỹ thuật còn chưa được đầu tư hoàn thiện: điện lưới sinh hoat, điện chiếu sáng, trường lớp học, trạm y tế, hệ thống giao thông nói chung nhất là giao thông nông thôn đến địa bàn một số xã còn khó khăn trong cả mùa mưa và mùa khô hoặc một số xóm của xã chưa có điện sinh hoạt, đường giao thông đến trung tâm xã chưa được đầu tư xây dựng, mở rộng đáp ứng các điều kiện phát triện kinh tế của địa phương. Những yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi ngân sách, nhất là các chính sách sách an sinh xã hội: Chế độ cho đồng bào dân tộc thiểu số; bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; cứu đói giáp hạt…
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự phấn đấu của các cơ quan đơn vị đã nỗ lực phấn đấu thực hiện và dành được những thành tựu quan trọng, hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra: "Kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (thương mại - Dịch vụ tiếp là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; tăng trưởng giá trị xây dựng bình quân hàng năm,…); sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hiệu lực hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên".
Ngoài ra chủ trương, chính sách của thành phố tập trung ưu tiên: Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán