Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 104 - 110)

Thứ nhất, hướng theo kết quả đầu ra gắn liền với chính sách và kế hoạch ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công.

Thứ hai, Chính phủ cần thống nhất quản lý chế độ tiêu chuẩn định mức bao gồm: các định mức do Bộ Tài chính ban hành, các định mức quy định mức khung, giao HĐND tỉnh, huyện quyết định đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các hệ số khác nhau để phù hợp với yêu cầu và khả năng ngân sách của từng cấp chính quyền; đặc điểm và điều kiện địa lý của từng vùng; quy mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý Nhà nước. Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định mức chi theo biên chế. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong các cơ quan Nhà nước. Định mức đó cho phép các cơ quan được quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng ngân sách của mình.

Thứ ba, thay đổi thời gian quy trình xây dựng dự toán ngân sách sớm hơn: Hầu hết các nước đều quy định năm ngân sách dài 12 tháng, có nước trùng với năm dương lịch, có nước không trùng, tuỳ theo tập quán mỗi nước. Quy trình dự toán ngân sách của Việt Nam dài khoảng 6 đến 7 tháng nhưng ở các nước trong khu vực thường là 10 đến 11 tháng. Dự toán được phê chuẩn trước ngày bắt đầu của năm ngân sách mới. Năm ngân sách là một nguyên tắc lớn trong quản lý ngân sách kiểu truyền thống. Hết năm ngân sách, dự toán kinh phí không tự chủ chưa sử dụng đều hết giá trị. Nhưng điều này sẽ khác khi quản lý ngân sách theo mô hình mới, dựa theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn. Thời gian xây dựng dự toán ngân sách đủ dài và được quy định rõ ràng sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng chuẩn bị, lập, thẩm tra, thảo luận dự toán ngân sách tốt hơn.

Nếu tính từ khi Chỉ thị của Thủ tướng về xây dựng dự toán NSNN được ban hành thì quy trình dự toán ngân sách Việt Nam bắt đầu từ 31/5; Thời

điểm Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về định mức phân bổ, chế độ chi ngân sách quan trọng thì thời điểm bắt đầu dự toán ngân sách từ 1/5; Quy định chính thức về thời điểm "xuất phát" của quy trình ngân sách như ở Việt Nam là khá muộn so với thế giới.

Tóm tắt chƣơng 3

Dựa trên những kết quả nghiên cứu về thực trạng thu chi NSNN tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, trong chương 3, Luận văn đã đề cập đến những phương hướng, mục tiêu phát triển KTXH cũng như nhu cầu về chi tài chính – ngân sách của Thành phố đến năm 2020, phương hướng để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của thành phố Cao Bằng.

Luận văn trên cơ sở dựa vào những phân tích, đánh giá và nhận xét về những hạn chế yếu kém trong hoạt động quản lý chi NSNN thành phố Cao Bằng, đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quản lý chi NSNN như: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán NS; Đổi mới cơ cấu chi; Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý NS; Tăng cường quản lý và phân cấp ngân sách đồng thời chú trọng nâng cao hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát các khoản chi tiêu, việc thực quy trình quản lý chi NSNN của những đơn vị thụ hưởng NS.

Ngoài ra, Luận văn còn đề xuất những kiến nghị với Chính phủ, chính quyền trung ương, chính quyền địa phương nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng, đáp ứng lộ trình cải cách tài chính trong giai đoạn hiện nay.

Kết thúc chương 3, việc xây dựng và hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN là vấn đề tất yếu không chỉ riêng mỗi thành phố Cao Bằng mà còn ở nhiều địa phương khác. Việc thực hiện công tác quản lý chi NSNN sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển KTXH tại địa phương từ đó góp phần đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế thì việc hoàn thiện quản lý chi NSNN là hết sức cần thiết.

KẾT LUẬN

Quản lý chi NSNN tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng có vai trò quan trọng trong quản lý NSNN. Nó đảm bảo cho NSNN được sử dụng có hiệu quả trong phát triển KTXH, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích khoa học, Luận văn đã làm rõ và khắc họa các nét nổi bật sau:

Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng, căn cứ triển khai nghiên cứu những vấn đề về thực trạng trong công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2015 – 2017.

Thực tiễn quản lý chi NSNN tại thành phố Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2017 về cơ bản đã đảm bảo định mức, chế độ và đáp ứng khá kịp thời cho nhu cầu phát triển của địa phương, nhưng bên cạnh đó thực trạng vấn chỉ ra được những vấn đề cần phải giải quyết đòi hỏi ngành tài chính phải đổi mới toàn diện hơn nữa. Qua phân tích luận giải các mặt đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại thì Luận văn đã đề ra những giải pháp cũng như kiến nghị có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố. Với mục đích góp phần xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển KTXH trên địa bàn thành phố Cao Bằng trong giai đoạn 2017 – 2020, Luận văn mong muốn đem đến cái nhìn khái quát nhất về thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Cao Bằng từ đó làm tiền đề cho sự phát triển về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa tại địa phương với những nhóm giải pháp nhắm vào con người, hệ thống văn bản pháp luật, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Luận văn là thành quả của quá trình nghiên cứu và học hỏi cũng như vận dụng kiến thức của bản thân đã tích lũy được trong thời gian học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia, nhưng bên cạnh đó cũng có những quan điểm cá nhân mang tính chủ quan, khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn sẽ nhận được những sự đóng góp thẳng thắn nhất của Hội đồng và các thầy cô để Luận văn này được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành; 2. Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước – Nhà xuất bản Tài chính;

3. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN;

4. Thông tư số 328/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc nhà nước;

5. Các văn bản hướng dẫn việc lập, thực hiện và quyết toán ngân sách của Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng;

6. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Khoa Ngân hàng – tài chính, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2016;

7. Trường Học viện Tài chính, Giáo trình quản lý chi NSNN, nhà xuất bản Tài chính 2010;

8. Học viện Tài chính, chủ biên TS Phạm Văn Khoan, Giáo trình Tài chính Công, nhà xuất bản Tài chính năm 2010

9. Học viện Hành chính Quốc gia, chủ biên PGS.TS. Trần Văn Giao, Giáo trình Tài chính Công và Công sản năm 2011

10. Học viện Hành chính Quốc gia, chủ biên PGS. TS Trần Văn Giao, Giáo trình quản lý tài chính công năm 2013

11. Học viện Hành chính Quốc gia, khoa Quản lý Tài chính Công, Giáo trình về lý luận chung về tài chính công năm 2015

12. Tạp chí thanh tra tài chính;

13. Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia; 14. Tạp chí tài chính;

15. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 của Quốc hội; 16. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 của Quốc hội;

17. Cổng thông tin điện tử thành phố Cao Bằng;

18. Các văn bản, quyết định, quyết toán thu chi NSNN các năm 2015- 2017 của HĐND, UBND, Phòng tài chính - kế hoạch thành phố Cao Bằng.

19. Nghị quyết số 18/2010/NQ-HĐND ngày 09/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách đại phương năm 2011, thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 (cho phép kéo dài đến năm 2016).

20. Nguyễn Thị Minh (2009), Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường

21. Lê Toàn Thắng (2011), “Phân cấp quản lý ngân sách của một số Quốc gia”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 113(11/2011), tr.50-51

22. Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Phan Thái Nam (2010), “Kiến nghị về công tác rà soát chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN tại tỉnh Bình Định”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 98(8/2010), tr.22-23.

24. Lê Đình Nguyên (2010), Hoàn thiện công tác phân bổ NS nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế.

25. Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Hoàng Mạnh Hà (2014), với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.

26. Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý - Lê Thị Kim Thư (2015), với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội”

27. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015), với đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)