Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân và chính quyền thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 99 - 102)

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của chính quyền trong quản lý chi NSNN trên địa bàn. Thành ủy cần đề ra đường lối phát triển KTXH phù hợp với điều kiện thực tế làm cơ sở cho chính quyền các cấp bám sát trong triển khai thực hiện, nhất là trong quá trình thực hiện

phân bổ ngân sách. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đơn vị cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong giám sát quá trình quản lý ngân sách và chi tiêu theo đúng định mức của Nhà nước và giáo dục đảng viên quần chúng thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chế độ. Thành ủy phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn. UBND Thành phố cần phải đưa nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước vào chương trình công tác thường kỳ hàng tháng, quý để kiểm tra đánh giá cụ thể. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền trên địa bàn thông qua các biện pháp:

- Đảng bộ phải lãnh đạo các cấp uỷ Đảng và kết hợp với Nhà nước quản lý chi ngân sách nhà nước ở các cấp.

- Đảng phải có trách nhiệm trong việc quán triệt luật NSNN, tuyên truyền cho đường lối của Nhà nước trong quản lý chi tiêu công và lồng ghép vào các Nghị quyết của Đảng để lãnh đạo cán bộ đảng viên, nhân dân trên địa bàn thực hiện có hiệu quả.

- Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP trong việc tiết kiệm chi thường xuyên, mua sắm TSCĐ, đầu tư công góp phần kiềm chế lạm phát.

- Nâng cao năng lực quản lý NSNN ở các cấp chính quyền, thực hiện việc chi tiêu đúng chế độ cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Các địa bàn thu không đạt kế hoạch phải giảm chi tương ứng, chỉ bổ sung ngoài kế hoạch những khoản chi phát sinh thực sự cấp thiết, phòng dịch bệnh thiên tai.

Thứ hai, xây dựng hệ thống định mức hướng tới phù hợp với mục tiêu quản lý NSNN và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương.

- Cần chủ động phối hợp với tỉnh và trung ương trong việc thể chế hóa và công khai hóa việc đổi mới quy trình ngân sách.

- Thay đổi tư duy xây dựng kế hoạch ngân sách trên cơ sở nguồn lực hiện có bằng cách quản lý chi tiêu công chủ yếu dựa trên cơ sở kết quả đầu ra.

- Hoàn thiện hệ thống cơ chế trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị có sử dụng nguồn tài chính công, nhất là các đơn vị sự nghiệp có thu như giáo dục, đào tạo, y tế, truyền hình, phát thanh, văn hoá... Hoàn thiện quản lý chi tiêu công trong các đơn vị quản lý hành chính, bảo đảm số lượng và chất lượng các dịch vụ hành chính Nhà nước luôn được cải thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

- Hệ thống chế độ và định mức chi tiêu sử dụng nguồn lực công tại các đơn vị hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp cũng cần được thay đổi, điều chỉnh và quy định rõ theo các hướng đổi mới đã xác định theo kết quả đầu ra. Đối với khu vực hành chính Nhà nước, cần quy định rõ, chặt chẽ, cụ thể các chế độ định mức sử dụng. Đối với các đơn vị sự nghiệp, nên quy định khung và giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng. Hạn chế áp đặt chế độ quản lý kiểu kiểm soát trước đây, chú trọng mạnh mẽ tới kết quả đầu ra của các khoản chi tiêu công.

- Xây dựng các căn cứ, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công đối với các đơn vị sự nghiệp. Đánh giá công khai theo hình thức chọn mẫu bằng việc lấy ý kiến những đối tượng sử dụng dịch vụ, phân loại các đơn vị theo 3 mức hoàn thành tốt, hoàn thành và hoàn thành chưa tốt và có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đối với các đơn vị hoàn thành chưa tốt.

- Thiết lập hệ thống thông tin tài chính công thống nhất, thông suốt toàn thành phố gắn với hệ thống thông tin toàn tỉnh, nối liền giữa các cơ quan quản lý (Tài chính, KBNN, Kế hoạch và đầu tư ...) và các cơ quan, ban, ngành sử dụng nguồn lực công.

Thứ ba, UBND thành phố quán triệt các Phòng, ban, ngành liên quan khẩn trương tiến hành sắp xếp, rà soát lại quy mô, các hạng mục, tiến độ thực hiện, nguồn vốn bố trí đối với các dự án thuộc tất cả các nguồn vốn để đảm bảo cân đối được nguồn vốn thực hiện trong thời gian quy định, ưu tiên bố trí

vốn cho các hạng mục đã hoàn thành, các hạng mục chuyển tiếp; không bố trí vốn cho các hạng mục mới khi các hạng mục chuyển tiếp chưa bố trí đủ vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)