“Quản lý” là đối tƣợng của nhiều ngành nghiên cứu tự nhiên và xã hội, vì vậy mỗi ngành khoa học đều định nghĩa về “quản lý” dƣới các góc độ tiếp cận riêng của mình. Tuy vậy, quan niệm chung nhất về “quản lý” đƣợc khoa điều khiển học đƣa ra. Theo đó, “quản lý” là sự tác động định hƣớng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hƣớng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Hoạt động quản lý diễn ra ở nhiều cấp độ, do nhiều chủ thể tiến hành trong những phạm vi nhất định, hƣớng đến những mục đích, mục tiêu xác định, trong đó bao gồm hoạt động quản lý của chủ thể nhà nƣớc.
Thuật ngữ “quản lý nhà nƣớc” khi đƣợc đƣa ra xem xét trong các nghiên cứu đƣợc hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau:
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nƣớc là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nƣớc nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Theo nghĩa này, chủ thể của quản lý nhà nƣớc là tất cả các cơ quan nhà nƣớc.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp trong bộ máy nhà nƣớc.
Trong phạm vi nghiên cứu này, để phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu, “quản lý nhà nƣớc” đƣợc hiểu là các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, tác động đến đối tƣợng quản lý nhằm đạt các mục tiêu quản lý đã đƣợc xác lập một cách cụ thể. Nhƣ vậy, “quản lý nhà nƣớc” đƣợc hiểu tƣơng đƣơng với thuật ngữ “hành chính nhà nƣớc”.
Xem xét từ góc độ các bộ phận chủ yếu của nền văn hóa, quản lý nhà nƣớc về văn hóa bao gồm quản lý đối với hoạt động văn hóa-nghệ thuật, văn hóa-xã hội và di sản văn hóa.
Hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa mang những đặc điểm chung của hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung, bao gồm: tính lệ thuộc vào chính trị; tính pháp quyền; tính liên tục, ổn định tƣơng đối và thích ứng; tính chuyên nghiệp; tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ; tính nhân đạo; tính không vụ lợi.
Song, xuất phát từ các mục đích quản lý cụ thể và đặc tính của đối tƣợng quản lý mang tính đặc thù nên hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa sẽ đƣợc phân biệt với hoạt động quản lý nhà nƣớc ở các lĩnh vực đời sống xã hội khác.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nước về văn hóa là các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sở các quy định của pháp luật, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực văn hóa nhằm xây dựng, giữ gìn các giá trị bản sắc, cốt lõi và phát triển nền văn hóa Việt Nam.