GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ

3.2.1. Nhận thức có tính hệ thống và tính khoa học đối với các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cần đƣợc bảo tồn và phát huy

Nhận thức thiếu khoa học, thiếu đầy đủ về văn hóa nói chung, văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những lệch lạc, thậm chí ngộ nhận của cả phía chủ thể quản lý lẫn đối tƣợng quản lý. Từ đó làm xuất hiện tình trạng biến tƣớng trong văn hóa nói chung, văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung.

Do vậy, một trong những giải pháp cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay là trang bị nhận thức đầy đủ, đúng đắn hay nói cách khác là nhận thức có tính hệ thống và tính khoa học về các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số cần đƣợc bảo tồn và phát huy cho cả đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa lẫn các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là giải pháp đòi hỏi cần có sự tham gia của đội ngũ các chuyên gia, nhà nghiên cứu về các ngành, các bộ môn văn hóa học nhằm xác định đúng và đủ hệ thống các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số tiến bộ, phù hợp cần đƣợc bảo tồn, phát huy.

Các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số cần đƣợc bảo tồn và phát huy là các giá trị văn hóa thỏa mãn một số tiêu chí cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đó phải là các giá trị văn hóa nội sinh của dân tộc đó. Mỗi dân tộc thiểu số hay đa số khi đƣợc hình thành và phát triển đều xuất phát từ những yếu tố nội sinh ban đầu có tác dụng nhƣ động lực chủ yếu trong đó bao gồm các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đó. Yếu tố nội sinh của các giá trị văn hóa là cơ sở để xác định “chủ nhân” thực sự của nó là dân tộc nào bởi trong suốt hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm lịch sử có thể giá trị văn hóa đó đã trở thành giá trị chung của nhiều dân tộc khác nữa.

Thứ hai, đó phải là các giá trị văn hóa riêng có, độc đáo của dân tộc đó. Tính độc đáo, riêng có của các giá trị văn hóa nhằm để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác trong quá trình phát triển. Nếu không có đặc tính này, các dân tộc sẽ bị trộn lẫn nhau về mặt văn hóa, nói khác đi chính là sự đồng hóa lẫn nhau về văn hóa giữa các nhóm dân tộc.

Thứ ba, đó phải là các giá trị văn hóa song hành cùng với sự phát triển của dân tộc đó. Các giá trị văn hóa song hành, đồng hành cùng với quá trình

hình thành và phát triển của mỗi dân tộc thể hiện tính nhân văn, tính chuẩn mực của nó trong từng cộng đồng của các dân tộc khác nhau. Trái lại, một giá trị văn hóa nội sinh nhƣng không phù hợp đối với quá trình phát triển của mỗi dân tộc thì cũng nhanh chóng lạc hậu và bị thay thế bởi các giá trị khác thích hợp hơn.

Thứ tư, đó phải là giá trị văn hóa tiến bộ, phù hợp với giá trị truyềnthống chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặc tính văn hóa này là nền tảng cho sự cố kết các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam để tạo nên tính thống nhất về mặt văn hóa. Giá trị văn hóa tiến bộ phải là giá trị văn hóa có đầy đủ tính nhân văn sâu sắc, hƣớng đến chân – thiện – mỹ và “phản ly khai” khỏi cộng đồng dân tộc-quốc gia.

Cùng với việc nhận thức về hệ thống các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, cần trang bị cho chủ thể quản lý các quy định của pháp luật về quản lý văn hóa nói chung, quản lý văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng; hệ thống các tri thức, hiểu biết, hệ thống các phƣơng pháp quản lý khoa học, hợp lý trong thực tiễn quản lý.

Bên cạnh đó, cần sử dụng các phƣơng pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tri thức, hiểu biết cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số nắm rõ chủ trƣơng, chính sách, pháp luật liên quan đến văn hóa các dân tộc thiểu số, khuyến khích nhân dân tham gia bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, đồng thời hạn chế, loại bỏ dần các tập tục lạc hậu, phản văn hóa hƣớng đến xây dựng cộng đồng các dân tộc văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)