Nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số
Với đặc thù là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn nhất định nên trong những năm qua, huyện Ba Vì nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của thành phố Hà Nội trong việc tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng. Do đó, các cấp chính quyền huyện Ba Vì chủ yếu tham gia vào việc tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn, đồng thời, có chính sách riêng do chính quyền huyện xây dựng và ban hành nhằm làm cụ thể hóa một số nội dung cụ thể, hoặc mục tiêu và giải pháp thực hiện các chủ trƣơng, chính sách lớn của trung ƣơng và thành phố Hà Nội. Trong đó, bao gồm: Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ƣơng về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015”; Kế hoạch số 166/KH- UBND ngày 30/11/2012 về phát triển
kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015.
Đặc biệt là Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 15/7/2016 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch nhằm mục tiêu tạo chuyển biến về sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động; tập trung nguồn lực đầu tƣ cho hạ tầng kỹ thuật, chăm lo phát triển văn hóa - xã hội trên địa bàn, xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn, xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Đảm bảo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch sản xuất, đáp ứng yêu cầu giao thông, phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số phục vụ có hiệu quả trong sản xuất và dân sinh. Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi theo hƣớng bền vững, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; nâng cao đời sống nhân dân, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi với đồng bằng và thành thị.
Nâng cao năng lực cán bộ, trang bị, bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở và cộng đồng, năng lực quản lý và triển khai thực hiện các Chƣơng trình, dự án, chính sách giảm nghèo; chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thành phố phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể nhƣ: tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm trên 10%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, phấn đấu cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 còn dƣới 1,8%; tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn quốc gia về giáo dục đạt từ 80% trở lên; Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tƣơng đƣơng đạt 85% trở lên; Giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y té; Giữ vững chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh bình quân từ 0,01% đến 0,02% năm; Giữ vững tỷ lệ hộ dân dƣợc dùng nƣớc sinh hoạt đảm bảo vệ sinh đạt 100%; Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 50%; 100% đƣờng giao thông liên xã, liên thôn, trục đƣờng thôn, bản đƣợc bê tông hóa; 60% hệ thống thủy lợi, kênh mƣơng phục vụ sản xuất nông nghiệp đƣợc cứng hóa, đáp ứng nhu cầu tƣới 100% diện tích đất nông nghiệp; Phấn đấu 08 xã đạt chuẩn NTM, 04 xã đạt từ 15-18 tiêu chí về xây dựng NTM (đã có 02 xã đạt chuẩn NTM năm 2015); 100% các thôn, xã có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng; phấn đấu đến hết năm 2018 không còn xã, thôn trong diện đặc biệt khó khăn; trên 50% đảng bộ xã và 60% chi bộ thôn đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.
Nhƣ vậy, đây là một trong những văn bản quan trọng, có phạm vi tƣơng đối rộng, không đề cập trực tiếp đến nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số, song lại gián tiếp liên quan thông qua việc thiết lập các mục tiêu tổng quát, gắn liền với từng lĩnh vực, từng giải pháp thực hiện cụ thể.
Trƣớc đó, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì cũng đã ban hành đề án “Bảo tồn, phôi phục và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì giai đoạn 2013 – 2015” là một chính sách cụ thể nhất, trực tiếp nhất về bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Kết quả thực hiện đề án bƣớc đầu đã củng cố, hình thành hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao phong phú, đậm đà bản sắc truyền thống. Đó là việc phục dựng lại lễ hội Tản Viên Sơn, sinh hoạt văn hóa cộng đồng thôn bản, củng cố lại các đội cồng chiêng, tết Nhảy, múa Chuông, múa Rùa, bắn nỏ, hát Ru. Nhiều nét văn hóa của dân tộc thiểu số bị mai một đang từng bƣớc đƣợc khôi phục nhƣ tiếng nói, trang phục, hát sắc bùa, múa Mƣờng cổ, văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mƣờng, lễ cấp sắc của ngƣời Dao. Cùng với đó, chính quyền địa phƣơng tích cực vận động đồng bào bỏ dần các hủ tục lạc hậu, bài trừ tệ nạn, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh...
Huyện Ba Vì cũng từng bƣớc quan tâm xây dựng làng văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với nghề thủ công truyền thống, các hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa và du lịch cộng đồng, tăng cƣờng đầu tƣ về nhân lực và tổ chức, xã hội hóa công tác bảo tồn, góp phần phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, có cơ chế ƣu tiên cho hoạt động bảo tồn, khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống.