công tác quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số
Đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc hiểu là một quá trình có kế hoạch làm biến đổi thái độ, kiến thức hoặc kỹ năng thông qua việc học tập rèn luyện để làm việc có hiệu quả trong một hoạt động hay trong một loạt các hoạt động nào đó. Mục đích của nó, xét theo tình hình công tác ở tổ chức, là phát triển nâng cao năng lực cá nhân và đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại và tƣơng lai của cơ quan.
Đào tạo, bồi dƣỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho ngƣời ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt đƣợc mục tiêu của mình bằng việc tăng cƣờng năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con ngƣời, là cán bộ, công chức làm việc trong tổ chức. Đào tạo, bồi dƣỡng tác động đến con ngƣời trong tổ chức, làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ. Với quan niệm nhƣ vậy thì đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nhằm tới các mục đích sau:
Phát triển năng lực làm việc của cán bộ, công chức và nâng cao khả năng thực hiện công việc thực tế của họ.
Giúp cán bộ, công chức luôn phát triển để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực trong tƣơng lai của tổ chức.
Giảm thời gian học tập, làm quen với công việc mới của cán bộ, công chức do thuyên chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho họ có đầy
đủ khả năng làm việc một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Nhìn chung, đào tạo, bồi dƣỡng là hoạt động nhằm:
Trang bị, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc;
Thay đổi thái độ và hành vi;
Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc;
Hoàn thành những mục tiêu của cá nhân và của tổ chức.
Trong thời gian tới, để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu định hƣớng về nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa nói chung, quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng, cần thực hiện theo một số giải pháp cụ thể sau:
- Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức phải gắn với kế hoạch, quy hoạch cán bộ. Để đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức,
đáp ứng nhu cầu nhân lực đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng cung cấp cho quá trình cải cách hành chính nhà nƣớc nói chung, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng. Thƣờng xuyên tiến hành khảo sát, thống kê, lƣu trữ các tài liệu liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa hiện hành để rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức một cách toàn diện cả về số lƣợng và chất lƣợng, qua đó so sánh đối chiếu thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức đã qua đào tạo, bồi dƣỡng với các yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh, vị trí.
- Xây dựng, hoàn thiện chƣơng trình, giáo trình, tài liệu theo hƣớng tăng cƣờng trang bị kỹ năng nghề nghiệp, sát với yêu cầu thực tiễn. Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện. Nội dung chƣơng trình phải căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, tiêu chuẩn các chức danh công chức, trong đó quán triệt phƣơng châm lý luận phải gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phải kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn với việc nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trang bị cần toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm tránh dàn trải. Trƣớc mắt, cần bổ sung thêm các nội dung liên quan đến vị trí, vai trò và một số kỹ năng cơ bản của cán bộ, công chức trong thực tiễn hoạt động quản lý.
Trên cơ sở chƣơng trình đào tạo khung, cần tổ chức chỉnh lý, bổ sung hoặc biên soạn lại giáo trình, tài liệu tham khảo, hồ sơ tình huống cho phù hợp. Trong thời gian tới, cần đƣa vào chƣơng trình đào tạo bộ môn đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Giảm thời lƣợng cập nhật văn bản pháp luật mới, pháp luật nội dung. Tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm và tác nghiệp cụ thể. Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa phải đảm bảo thống nhất với chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng các chức danh tƣ cán bộ, công chức trong các lĩnh vực công tác khác; chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phải đảm bảo tính thiết thực, hiện đại và có cơ cấu hợp lý.
- Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan quản lý văn hóa với các cơ sở giáo dục, đào tạo cán bộ quản lý, cơ sở giáo dục, đào tạo chuyên môn từng chuyên ngành trong lĩnh vực vực văn hóa. Nhằm tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp công tác đào tạo, bồi dƣỡng các chức danh cán bộ, công chức, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Dân tộc cần phối hợp ban hành văn bản liên tịch về công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong tất cả các khâu: xây dựng chƣơng trình, chuẩn bị chƣơng trình, tài liệu; tuyển sinh; quản lý học viên; tổ chức thực tập; đánh giá điều kiện tốt nghiệp; điều động giảng viên tham gia giảng dạy.