VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Qua trình bày và phân tích thực trạng QLNN về văn hóa các dân tộc thiểu số của huyện Ba Vì có thể thấy nhiều kết quả tác động tích cực đến sự phát triển của cộng đồng trên địa bàn huyện. Trƣớc hết là việc đảm bảo tính nhất quán về mặt chủ trƣơng trong thực hiện quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số. Đây là kết quả có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển tải các mục tiêu về quản lý nhà nƣớc về văn hóa nói chung, quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng trong phạm vi cả nƣớc.
Thứ đến huyện cũng đã có bộ máy thực hiện chức năng quản lý đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời tƣơng đối phù hợp điều kiện thực tiễn địa phƣơng. Việc tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy định của pháp luật và theo thực tiễn là một yêu cầu thiết thực và tƣơng đối phức tạp. Đảm bảo đƣợc yêu cầu này là đảm bảo tính hợp pháp lẫn tính hợp lý của các hoạt động quản lý cụ thể.
Một điều đáng nói nữa là đã có sự quan tâm nhất định trong việc bảo tồn, lƣu giữ và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn quản lý. Sự quan tâm này đƣợc thể hiện trong các cuộc họp, hội nghị, các văn bản cụ thể của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì nhằm vừa lƣu giữ các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số truyền thống, vừa phát huy đƣợc các đặc trƣng đó trong việc phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.
Cũng không thể không nói đến những thành tựu trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số thu đƣợc nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là quảng bá các văn hóa phẩm hữu hình nhƣ các bài thuốc dân gian gia truyền của ngƣời Dao Ba Vì.