Từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số ở một số địa phƣơng bao gồm cả kết quả tích cực lẫn những yếu kém, hạn chế còn tồn tại, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc về dân tộc thiểu số ở huyện Ba Vì nhƣ sau:
Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy QLNN về văn hóa các dân tộc thiểu số theo hƣớng sử dụng ngƣời dân tộc để nâng cao hiệu quả bảo tồn; Phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số phải gắn liền và lấy việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số là yếu tố then chốt.
Thứ hai, đổi mới hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc tốt đẹp, trong đó có các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ ba, cần có những chính sách phù hợp với điều kiện, nguồn lực thực tiễn của địa phƣơng để đầu tƣ xây dựng, cải tạo hệ thống các thiết chế văn hóa dân tộc thiểu số hiện có trên địa bàn quản lý.
Thứ tƣ, thƣờng xuyên tổ chức các mô hình, hình thức giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc, làm nổi bật những mặt tích cực, những giá trị tốt đẹp trong văn hóa các dân tộc thiểu số.
Thứ năm, cần tổ chức các chƣơng trình, chính sách nhằm khuyến khích, động viên những nghệ nhân văn hóa dân gian, những nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số, đảm bảo cuộc sống vật chất tối thiểu để họ có điều kiện theo đuổi hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Từ đó, thúc đẩy việc giữ gìn, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số đƣợc hiểu là tổng hòa sự tác động có mục đích của nhà nƣớc đối với các giá trị văn hóa, các bộ phận cấu thành văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm tạo ra các giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, trực tiếp góp phần vào xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam.
Nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn cấp huyện bao gồm tổ chức bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số; tổ chức tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm văn hóa dân tộc thiểu số; huy động các nguồn lực xã hội vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.
Để đảm bảo thực hiện các nội dung quản lý trên là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi mà với tốc độ đô thị hóa, quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng đang làm mai một đi các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số mà trong tƣơng lai khó có thể phục hồi, lƣu giữ và phát huy một cách nguyên vẹn, có hiệu quả.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ