Bên cạnh những kết quả đã nêu trên, vẫn còn khá nhiều bất cập, hạn chế trong QLNN về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì. Việc chỉ rõ và phân tich những hạn chế là căn cứ để xây dựng, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý trên lĩnh vực này.
Một là, khâu bảo tồn, lƣu giữ văn hóa còn đơn giản, thiếu tính hệ thống, khoa học. Đây là một hạn chế tƣơng đối lớn, tác động mang tính tiêu cực trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa đặc sắc,
vừa không đảm bảo đƣợc các mục tiêu bảo tồn, vừa gây nên những lãng phí trong quá trình tổ chức thực hiện.
Hai là, chƣa có biện pháp kịp thời nhằm hạn chế quá trình đồng nhất hóa các giá trị văn hóa thiểu số với đa số trong quá trình của đời sống. Hạn chế này đã tạo nên một thực trạng dù biết nhƣng không thể ngăn chặn đó là sự tuyệt nhiên không còn các đặc trƣng văn hóa dân tộc để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Ba là, chƣa đảm bảo hệ thống cơ sởhạ tầng phục vụ bảo tồn, lƣu giữvà phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số. Thiếu đi hệ thống cơ sở hạ tầng này, các giá trị văn hóa, sản phẩm văn hóa chủ yếu đƣợc bảo tồn, lƣu giữ trong cộng đồng nên khả năng mai một là rất lớn.
Bốn là, quá trình xây dựng các chƣơng trình, đề án bảo tồn, lƣu giữ, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số chƣa có sự tham gia đáng kể của các chuyên gia và đối tƣợng thụ hƣởng. Điều này khiến cho các nội dung chính sách chƣa thực sự gắn với thực tiễn, quá trình tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp chính sách gặp nhiều khó khăn, bất khả thi.