Nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số ở cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 32 - 39)

cấp huyện

1.2.3.1. Tổ chức bộ máy thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số

Tổ chức bộ máy quản lý là quá trình dựa trên các chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc xác định của bộ máy quản lý để xắp xếp về lực lƣợng, bố trí về cơ cấu, xây dựng về mô hình và giúp cho toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động nhƣ một chỉnh thể có hiệu quả nhất. Việc tổ chức bộ máy đƣợc tiến hành trên cơ sở tính khoa học và hợp lý, vừa đảm bảo hiệu quả, gọn nhẹ, vừa đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của tổ chức (nghĩa là cơ quan quản lý nhà nƣớc ở cấp huyện).

Bộ máy quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số thƣờng không đƣợc tổ chức riêng mà nằm trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về văn hóa, phối hợp với quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc thống nhất từ trung

ƣơng đến địa phƣơng. Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này có vai trò rất quan trọng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, kế hoạch thông qua các chức năng, nhiệm vụ mà nó đảm nhận.

Theo phân cấp, Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nƣớc về Văn hóa đối với các lĩnh vực nhƣ Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (ở một số địa phƣơng, bao gồm Hà Nội tách thành Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch) nhƣng trong phạm vi huyện. Cụ thể:

Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị, các văn bản hƣớng dẫn kế hoạch dài hạn, 05 năm năm và hàng năm đề án, chƣơng trình phát triển văn hóa, gia đình, xuất bản..., chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính , xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đƣợc giao;

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đề án, chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt, hƣớng dẫn, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hóa, chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động văn hóa;

Hƣớng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội , xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa”. Bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện;

Hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hóa, các thiết chế văn hóa cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa và các lĩnh vực văn hóa khác thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa bàn huyện;

Giúp UBND huyện quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức kinh tế tập thể, tƣ nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh văn hóa trên địa bàn huyện;

Hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa đối với các chức danh chuyên môn thuộc UBND xã, phƣờng, thị trấn;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện. Giải quyết các đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực phòng quản lý;

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do UBND huyện và ngành dọc cấp trên giao.

Liên quan đến nội dung quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số, Phòng Dân tộc là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, trong đó Phòng Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

Thứ nhất, chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện: Dự thảo

các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch, đề án dài hạn, 05 năm và hàng năm, chính sách, chƣơng trình, dự án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; chƣơng trình, biện pháp tổ chứcthực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; Dự thảo các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc trên địa bàn.

Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chƣơng trình, dự án sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; công tác định canh, định cƣ đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; chủ trì, phối hợp vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

Thứ ba, tổchức thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định cuộc sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc; tham mƣu, đề xuất các chủ trƣơng, biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cƣ, di cƣ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn huyện.

Thứ tư, tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tham mƣu tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số của huyện theo hƣớng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thƣởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu ở vùng dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gƣơng mẫu thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.

Thứ năm, tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ phục vụ quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc giao.

Thứ sáu, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chƣơng trình, dự án và các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham

nhũng, lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thứ bảy, thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ về công tác dân tộc trên địa bàn huyện và nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Dân tộc hoặc Phòng Dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ở những tỉnh không đủ tiêu chí thành lập Ban Dân tộc).

Thứ tám, quản lý tổchức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lƣơng, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Dân tộc theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thứ chín, quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao và tổ chức thực hiện ngân sách đƣợc phân bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thứ mười, thực hiện các nhiệm vụkhác doỦy ban nhân dân cấp huyện giao.

1.2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

Để đảm bảo tính định hƣớng trong quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số, Nhà nƣớc ban hành các chính sách cụ thể, thực tiễn trên từng mặt hoạt động, trong đó gồm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Chính phủ là cấp ban hành chính sách cao nhất, làm tiền đề để mỗi địa phƣơng căn cứ xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng mình.

Ở địa phƣơng, chủ yếu là cấp tỉnh và cấp huyện, việc thực hiện chính sách của trung ƣơng thƣờng diễn ra dƣới hai hình thức cơ bản: một là, thực hiện một cách thụ động đối với các nội dung chính sách có tính chất bắt buộc; hai là, thực hiện một cách chủ động đối với các nội dung chính sách có tính chất hƣớng dẫn, khuyến nghị. Ở phƣơng thức thứ hai, mỗi cấp chính quyền có thể ban hành các chính sách cụ thể, có phạm vi và nội dung trực tiếp trong địa bàn quản lý của cấp mình. Những chính sách này vừa phải đảm bảo thống nhất, không trùng lặp, không trái với chính sách của cấp trên, vừa phải đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng liên quan đến văn hóa các

dân tộc thiểu số.

Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số có thể bao gồm nhiều loại hình chính sách, áp dụng cho từng dân tộc, hoặc áp dụng cho từng nhóm dân tộc và luôn gắn với những mục tiêu chính sách cụ thể, dựa trên các nguồn lực thực hiện chính sách trong mỗi giai đoạn phát triển.

Đối với chính sách do trung ƣơng và cấp tỉnh ban hành, cấp huyện tham gia chính sách với tính cách là chủ thể đƣợc phân cấp chính sách, trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách. Còn đối với các chính sách đƣợc ban hành trong thẩm quyền của mình, cấp huyện vừa đồng thời là chủ thể ban hành, vừa là chủ thể tổ chức thực hiện chính sách.

1.2.3.3. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số

Với đặc điểm khép kín, hƣớng nội của các dân tộc thiểu số, việc tiếp cận các giá trị văn hóa của họ nhƣ ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, lối sống, các ngày lễ hội, ý nghĩa của nhà ở, trang phục… thƣờng gặp nhiều khó khăn. Do đó, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số là

một nội dung quản lý góp phần vào việc bảo tồn, lƣu giữ văn hóa dân tộc thiểu số.

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm hai mục đích cơ bản:

Một là, giúp cho mọi ngƣời dân, trong đó bao gồm chính những đồng bào dân tộc thiểu hiểu rõ về các sản phẩm văn hóa dân tộc thiểu số. Từ đó có nhận thức đúng đắn, thái độ phù hợp trong việc tham gia bảo tồn, phát huy.

Hai là, giúp cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số có nhận thức đầy đủ về văn hóa các dân tộc thiểu số để làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá không chỉ nhằm đƣa đến hiểu biết cho thế giới bên ngoài về các đặc trƣng văn hóa, các sản phẩm văn hóa của các dân tộc thiểu số mà còn là quá trình đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, tìm hiểu đối với những ngƣời làm công tác quản lý văn hóa dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp trong quá trình tham mƣu và ban hành các chính sách cụ thể.

Để đảm bảo phù hợp với các nhóm đối tƣợng khác nhau, thời điểm khác nhau, các hình thức tuyên truyền, quảng bá cũng cần đƣợc sử dụng một cách đa dạng và linh hoạt. Trong đó có thể bao gồm: tuyên truyền qua báo chí, sách vở, các ấn phẩm chuyên môn, truyền thanh - truyền hình, mạng internet, hội chợ, triển lãm, lễ hội truyền thống…

1.2.3.4. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

Huy động và sử dụng các nguồn lực cần thiết nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tính hiệu quả của hoạt động quản l.ý nhà nƣớc là một nội dung nhằm đảm bảo cung cấp các điều kiện vật chất hiện thực để quá trình quản lý có thể diễn ra một cách liên tục, ổn định và có hiệu quả.

Nội dung này đƣợc thực hiện nhằm hai mục đích: thứ nhất, giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách hạn hep của nhà nƣớc; thứ hai, khai thác tối đa các nguồn lực vật chất và phi vật chất trong xã hội, nhân dân phục vụ trực tiếp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.

Việc huy động các nguồn lực xã hội có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức, thông qua nhiều chƣơng trình cụ thể, gắn liền với các mức độ ƣu tiên, ƣu đãi, khuyến khích hoặc tạo điều kiện thuận lợi nhất định của chủ thể quản lý đối với các chủ thể tham gia đóng góp các nguồn lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)