Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện Hữu Lũng tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39 - 44)

Lũng - Lạng Sơn

Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 21023’ đến 21045’ vĩ độ Bắc, từ 106010’ đến 106032’ kinh độ Đông với diện tích tự nhiên là 806,74 km2, một trong những tiểu vùng văn hóa tiêu biểu của vùng Đông Bắc nói riêng và cả nƣớc nói chung, là tỉnh có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, mảnh đất hội tụ và sinh tồn của Có 07 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu...; trong đó dân tộc Nùng chiếm 52,3%, dân tộc Kinh

38,9%; dân tộc Tày 6,6%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,23%, dân tộc Dao chiếm 0,44%, dân tộc Hoa chiếm 0,14%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,39% dân số toàn huyện. và các dân tộc ít ngƣời khác. Mỗi dân tộc tuy không hình thành nên những địa bàn định cƣ riêng biệt những có sự tập trung ở một số vùng nhất định, với những bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, nhìn chung đại bộ phận các dân tộc trên địa bàn sinh sống hòa thuận, quây quần bên nhau tạo nên sự giao thoa văn hóa hết sức đa dạng. Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giao lƣu văn hóa, kinh tế với Trung Quốc, điểm giao thoa hội tụ của nhiều nền văn hóa đã hình thành nên một diện mạo văn hóa Xứ Lạng đa dạng trong thống nhất, mang tính đặc thù riêng của vùng.

Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, bằng ý chí độc lập, tự cƣờng đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã gắn bó keo sơn, đoàn kết một lòng, không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc và từng bƣớc khẳng định những phẩm chất, tinh hoa văn hóa truyền thống của mình trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, những di sản văn hóa truyền thống ở Hữu Lũng đã trở thành một nét tiêu biểu của nền văn hóa Việt Nam. Có thể ví Hữu Lũng nhƣ một “bảo tàng sống” hiện hữu và tiềm ẩn các giá trị văn hóa hết sức phong phú và đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa ấy luôn đƣợc bảo lƣu trao truyền, bổ sung, sáng tạo qua các thế hệ theo chiều hƣớng tích cực trong, hòa chung trong “dòng chảy” của cộng đồng văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

Hữu Lũng có khá nhiều di tích đình, đền, chùa nhƣ Đền Bắc lệ (xã Tân Thành); Đền Quan Giám Sát, Đến Chầu Lục (xã Hòa Lạc); Chùa Cã (xã Minh Sơn); Đền Suối Ngang (xã Hòa Thắng); Đền Phố Vị (xã Hồ Sơn); Đền Chúa Cà Phê, Đền Voi Xô (xã Hòa Thắng); Đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); lễ hội Chò

Ngô (xã Yên Thịnh) ... là những điểm thu hút khách du lịch tâm linh của cả vùng và tỉnh. Ngoài ra các xã, thôn làng đều có những lễ hội riêng với nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền độc đáo và nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác. Không chỉ có giá trị trong công tác giáo dục tri thức, hình thành nhân cách con ngƣời nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh đã và đang phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của mình trong việc quảng bá hình ảnh quê hƣơng Xứ Lạng, phát triển kinh tế du lịch, thu hút du khách, các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu khám phá và lựa chọn cơ hội đầu tƣ.

Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng to lớn của nền văn hoá dân tộc Xứ Lạng trong phát triển kinh tế, văn hóa, giao lƣu, đối ngoại. Trong thời gian qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Hữu Lũng đã có nhiều hoạt động, giải pháp tích cực để khơi dậy, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc và đã đạt đƣợc một số thành tựu cụ thể nhƣ: Công tác bảo tồn, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc đƣợc quan tâm, chú trọng. Từ năm 1998 đến nay, huyện Hữu Lũng đã triển khai thực hiện một số dự án nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các loại hình lễ hội, dân ca, dân vũ cùng nhiều phong tục tập quán truyền thống của đồng bào nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, các thiết chế văn hóa thông tin từng bƣớc đƣợc cải thiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, các phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở phát triển mạnh, việc khai thác sử dụng các làn điệu dân ca, dân vũ để dàn dựng, cải biên, đặt lời viết thành các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đƣợc quan tâm, chú trọng…Qua đó, bƣớc đầu xây dựng đƣợc một diện mạo về đời sống văn hóa phong phú, góp phần thu hẹp khoảng cách đời sống văn hóa giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cƣ, khơi dậy tinh thần bảo

tồn, làm giàu và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trong đông đảo tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ.

Tuy nhiên, do đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể là tồn tại trong trí nhớ, đƣợc lƣu truyền chủ yếu qua truyền miệng, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự giao lƣu, hội nhập toàn diện đã tác động một cách sâu rộng đến đời sống tinh thần, làm mai một đi rất nhiều giá trị. Do vậy, cũng nhƣ ở các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Hữu Lũng đƣợc đặt ra còn muộn, chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, việc sƣu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể chƣa, tƣơng xứng với tiềm năng hiện có; công tác nghiên cứu sƣu tầm còn mang tính dàn trải, chƣa sâu và còn mang tính phiến diện, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc sƣu tầm nhƣng chƣa đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng trong đời sống, nhiều nếp sống sinh hoạt văn hóa không còn phù hợp với đời sống hiện tại, thói mê tín dị đoan ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại; các loại hình ngũ văn dân gian, văn học nghệ thuật truyền thống nhƣ: truyện cổ tích, thần tích, thần phả, sắc phong, ca dao, tục ngữ, văn học dân gian… đã đƣợc nghiên cứu, sƣu tầm tuy nhiên chƣa đƣợc tổng hợp, biên tập một cách khoa học và có hệ thống; trang phục, tiếng nói chữ viết của đồng bào các dân tộc đang có nguy cơ mai một…

Trƣớc tình hình và thực trạng đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, chính quyền huyện Hữu Lũng đã chủ động nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện một số giải pháp cơ bản nhƣ:

Một là, thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa

liệu hóa, vật thể hóa hệ thống di sản văn hóa nhằm nhận diện và xác định mức độ tồn tại, giá trị và sức sống của từng loại di sản văn hóa trong cộng đồng trên cơ sở đó đề xuất phƣơng án bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả.

Hai là, nâng cao vai trò quản lý, định hƣớng của nhà nƣớc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tác, xây dựng đời sống văn hóa. Trong đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống” tức là bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng. Có chính sách, chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc.

Ba là, tổ chức nghiên cứu, sƣu tầm, phục hội nâng cao các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc để đáp ứng nhu cầu thực tế; xây dựng các tổ, đội văn nghệ truyền thống, nhân rộng các mô hình điểm và tiến tới hƣớng dẫn con em ngƣời dân tộc biết sử dụng các nhạc cụ cổ truyền dân tộc. Phát động việc sáng tác các bài hát, điệu múa cho đồng bào sử dụng trong các buổi lễ, ngày hội, mừng đƣợc mùa nhằm từng bƣớc thay thế những phong tục tập quán lạc hậu.

Bốn là, tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn nhƣngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa dân tộc, hội thi giọng hát của ngƣời dân tộc thiểu số. Cần có biện pháp giúp đồng bào bảo tồn các di sản văn hóa, bảo tồn phát huy nghề và làng nghề truyền thống, các loại hình ngữ văn dân gian và văn học nghệ thuật truyền thống giữ gìn sắc phục của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày lễ, tết...

Năm là, có định hƣớng trong công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị

đoan. Nghiên cứu phát huy các giá trị tiến bộ của luật tục trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hàng năm.

Sáu là, tăng cƣờng, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ ở địa phƣơng, có kế hoạch sử dụng các học sinh, sinh viên dân tộc đƣợc đào tạo cơ bản ở các trƣờng chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trƣờng để họ đƣợc về phục địa phƣơng và dân tộc mình.

Bẩy là, tăng cƣờng, đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lƣu, hợp tác với các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)