thiểu số ở huyện Con Cuông - Nghệ An
Con Cuông là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, nằm trong khoảng thứ hai của dải đất miền trung sâu vào thềm cao nguyên Trấn Ninh trung tâm huyện lị cách thành phố Vinh 130km. Toạ độ địa lý từ 18 046’30” đến 19019’42” vĩ độ bắc, từ 104037’57” đến 10503’8” độ kinh đông. Phía Đông Nam giáp huyện Anh Sơn, Phía Tây Bắc giáp huyện
Tƣơng Dƣơng, Phía Đông Bắc giáp huyện Quỳ Hợp, Phía Tây Nam giáp nƣớc Cộng Hoà Dân Chủ Nhân dân Lào, với đƣờng biên giới trên độ dài 55.5km. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay trên địa bàn huyện Con Cuông có 7 dân tộc Thái, Kinh, Đan Lai, Hoa, Nùng, Ê Đê, Khơ Mú. Mật độdân số bình quân của huyện là rất ítlà 38,8 ngƣời/ km2.
Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, chính quyền uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và uỷ ban nhân dân huyện Con Cuông đã ban hành nhiều chủ trƣơng , chính sách, để định hƣớng hƣớng dẫn và tổ chức quản lí thực hiện công tác nói trên,
Có thể nói rằng vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Con Cuông đã và đang nhân đƣợc nhiều sự quan tâm , chỉ đạo và đầu tƣ của lãnh đạo, UBND tỉnh, UBND huyện cùng các cơ quan chức năng . Đó vừa là những cơ sở pháp lý đồng thời cũng là những định hƣớng và bƣớc đi cụ thẻ để công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số là một chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và nhà nƣớc ta, đã đƣợc ghi trong các văn kiện của Đảng và đã đƣợc cụ thể hóa thông qua các chƣơng trình, chính sách của chính quyền các cấp vì vậy đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp chính quyền bằng những chƣơng trình, biện pháp cụ thể. Đó chính là cơ sở pháp lý đồng thời cũng là định hƣớng cho những bƣớc đi cụ thể thực hiện công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Hiện nay 100% cán bộ, nên chức của phòng dân tộc là ngƣời dân tộc vì vậy ít nhiều họ đều nắm đƣợcphong tục tập quán và những sinh hoạt văn hóa truyền thống của ngƣời dân tộc đây là một thuận lợi không nhỏ cho quá trình tiếp xúc ,làm việc với đồng bào dân tộc phòng dân tộc, đồng thời cũng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch, chƣơng trình và biện pháp tác động tới cộng đồng thực tế của đồng bào.
Thông qua quá trình lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc đã có chung cùng vận mệnh lịch sử cùng chung sống hòa thuận đoàn kết với các dân tộc khác nhau trong địa bàn huyện.
Hiện nay ở Con Cuông, đại bộ phận các cán bộ,công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc là ngƣời dân tộc hoặc xuất thân, nguồn gốc từ ngƣời dân tộc vì vậy rất thuận lơi cho việc tuyên truyền, phổ biến các chủ chƣơng, chính sách về đời sống văn hóa mới tới bộ phận dân tộc trên địa bàn. Một thuận lợi nữa mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phải chú ý và phát huy trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với vấn đề dân tộc nói chung và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Con Cuông nói riêng đó là. Hiện nay, có một bộ phận con em dân tộc khá thành đạt có nguồn gốc xuất thân từ các dòng họ lớn có sức chi phối mạnh tới cộng đồng dân tộc trƣớc đây vì vậy ít nhiều lời nói việc làm của những ngƣời này đã có trọng lƣợng , đây là điểm có thể khai thác, sử dụng để tăng hiệu quả của hoạt động quản lý.
Bên cạnh một số thuận lợi cơ bản trên, thì hiện nay công tác quản lý nhà nƣớc về dân tộc nói chung và việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc nói riêng cũng đang gặp phải những khó khăn không nhỏ, cụ thể là:
Trình độ chuyên môn, hiểu biết và khả năng ứng xử của cán bộ, viên chức của phòng còn hạn chế; Kinh phí đầu tƣ cho công tác bảo tồn bản sắc văn hóa hết sức hạn hẹp; Nhận thức của các bộ phận không nhỏ trong đồng bào dân tộc về bản sắc văn hóa và ý thức bảo vệ bản sắc đó còn nhiều hạn chế, chƣa nhận thấy đƣợc giá trị to lớn đối với quá trình sinh tồn của các tộc ngƣời vì thế
ý thức bảo vệ và giữ gìn chƣa cao dẫn đến tình trạng “chảy máu” văn hóa truyền thống của các tộc ngƣời ở Con Cuông.
Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, sự ủng hộ của nhân dân và đặc biệt sự phản ứng tham gia và có những đóng góp tích cực của đồng bào các dân tộc thời gian qua công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở Huyện Con Cuông - Nghệ An đã đạt đƣợc những kết đáng khích lệ: Phòng dân tộc đã phối hợp với phòng văn hóa và các cơ quan ban nghành trong huyện thực hiện các cuộc khảo sát,nghiên cứu, đề tài khoa học về vảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc đang có nguy cơ bị mai một. Việc bảo tồn, khai thác các làn điệu dân ca ,đêm nhạc đã đƣợc chuyển khai với nhiều hình thức, nhƣ thành lập các đội văn nghệ ở các bản, phòng văn hóa thông tin thƣờng xuyên tố chức giao lƣu văn nghệ giữa đội văn nghệ của phòng với các thôn bản. Có thể nói phong trào văn nghệ quần chúng đã phát triển sôi nổi khắp các bản làng đã góp một phần rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc ngƣời. Việc sƣu tầm, biên soạn và xuất bản các tác phẩm về văn học, văn nghệ thái đã và đang đƣợc địa phƣơng chú trọng. Trong những năm qua đã xuất bản đƣợc hàng chục đầu sách, ấn phẩm về dân tộc văn hóa các dân tộc.
Phòng truyền thống của huyện đã đi vào hoạt động, trong đó đáng chú ý là các gian trƣng bày, những hình ảnh hiện vật và các dân tộc. Việc bảo tồn , khai thác và phát huy các di tích danh thắng gắn với lễ hội truyền thống đã đƣợc địa phƣơng chú trọng. Hằng năm , phòng văn hóa thông tin huyện đã tổ chức các hội nghị văn nghệ quần chúng ,các cuộc giao lƣu văn nghệ giữa các xã trong huyện. Thực hiện chính sách của nhà nƣớc về tài trợ cho văn nghệ sĩ sáng tác và nghiên cứu ,giới thiệu văn hóa truyền thồng. Các dân tộc thiểu số phát hành gần 1 chục băng đĩa tiếng và hình về văn hóa đã góp phần giữ gìn và truyền tải rộng rãi văn hóa các dân tộc tới đông đảo cộng đồng trong huyện.
Nhận thức của không ít cấp ủy, nghành, một bộ phận cán bộ về văn hoấ và bản sắc văn hóa cƣa đƣợc rõ ràng, đầy đủ; chƣa đầu tƣ có hệ thống cho việc sƣu tầm, kiểm kê, bảo vệ và phổ biến các giá trị văn hóa của dân tộc. Do đó còn có những thiếu sót trong sự chỉ đạo, đánh giá về các giá trị văn hóa, để phân loại xem, loại nào cần phải loại trừ, loại nào đƣợc cần giữ lại, loại nào cần cải tiến nâng cao cho phù hợp với xu thế, thời đại mới. Nhìn chung công tác trên chỉ mới dừng lại ở phƣơng châm, nguyên tắc chung, chƣa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể, chỉ đạo cụ thể đối với từng loại cụ thể trong văn hóa.
Qua phần trích lƣợc trên ta dễ dàng nhận thấy chƣa có nội dung cụ thể nào giành cho văn hóa, mặt khác những ngôi nhà đƣợc hỗ trợ xây dựng cho bào dân tộc thiểu số ở Con Cuông đều là các ngôi nhà xây cấp IV, mà phong tục, tập quán trong lối sống của đồng bào là ở nàh sàn, nhà cánh mặt đất. Phải chăng đang xảy ra hiện tƣợng áp đặt trong chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số? Và làm nhƣ vậy đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc hay chƣa? đó là vấn đề, là câu hỏi mà các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nƣớc về dân tộc phải suy nghĩ và tìm lời giải.
Nhận thức về giao lƣu văn hóa cũng đang tồn tại những thiếu sót nhất định, nên trong quá trình tổ chức thực hiện , lúc thì áp đặt, ngăn chặn, lúc thì buông trôi, thƣờng là bị động chƣa phát huy đƣợc vai trò của giao lƣu văn hóa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội.
Việc tổ chức sƣu tầm, nghiên cứu giới thiệu phát huy vốn văn hóa các dân tộc thiểu số chƣa đƣợc tiến hành liên tục, chƣa theo một chƣơng trình kế hoạch đồng bộ, thống nhất có mối chỉ tập chung vào những nơi thuận lợi, còn những nơi dân ít địa bàn khó khăn chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Thƣờng chỉ thực hiện theo kiểu : “ Thời vụ” khi có chủ trƣơng, chính sách từ trên xuống và thực hiện để lấy thành tích báo cáo chứ chƣa có kế hoach dài hạn, đồng bộ đẻ phát huy, chủ động .
Nhận thức và trách nhiệm cuả các cấp, các nghành ở huyện Con Cuông đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc là chƣa cao chƣa ngăn chặn đƣợc tình trạng mất cắp “Chảy máu hiện vật” trong văn hóa ngƣời Thái Những di sản văn hóa vật thể không thể bảo vệ, chùng tu vì thế hiện nay các đền, Chùa Miếu thờ các tù trƣởng ngƣời thái có công giúp Lê Lợi đánh quận minh ở môn sơn Lục Dạ đã bị tàn phá hầu hết, chỉ còn số ít phế tích.
Trên đây là kết quả trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở huyện Con Cuông thời gian qua. Những thành tựu đặt đƣợc là rất đáng khích lệ tuy nhiên vẫn cũn rất khiêm tốn so với điều kiện thực tế ở nơi đây, những hạn chế, tồn tại vẫn còn rất lớn, vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền, cơ quan làm chức năng quản lý nhà nƣớc về dân tộc, nhân dân toàn huyện và đặc biệt là đồng bào các dân tộc phải giữ vững và phát huy những thành tựu đó đạt đƣợc, đồng thời từng bƣớc khắc phục những hạn chế tồn tại để giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc làm động lực cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm và coi đó là nội dung quan trọng thực hiện chính sách dân tộc. Có thể nói, chủ chƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số là vấn đề nhất quán trong chỉ đạo thực hiện các vấn đề của công tác dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, Đảng ta khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xó hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội”. Một trong 10 nhiệm vụ cụ thể mà Nghị Quyết trung ƣơng năm (Khóa VIII) đƣa vào cuộc sống là: “ Bảo tôn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) Đảng ta một lần nữa chỉ rừ: “ Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
dân tộc, các giá trị văn hóa nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần mỹ tục của các dân tộc, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm văn hóa của nhân loại”. Và điều này đó đƣợc khẳng định thêm trong rất nhiều văn bản quản lý nhà nƣớc khác...
Có thể nói rằng, tăng cƣơng vai trò và nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN đối với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa cac dân tộc thiểu số ở Con Cuông là một tất yếu khách quan có vai trò quan trọng và quyết định đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tủyền thống của mỗi dân tộc và sự thành bại của mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.