1.2.2.1. Khái niệm
Quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số là tổng hòa sự tác động có mục đích của nhà nƣớc đối với các giá trị văn hóa, các bộ phận cấu thành văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm tạo ra các giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, trực tiếp góp phần vào xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam.
Thứ nhất, là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nƣớc về văn hóa. Khi phân loại khách thể của quản lý nhà nƣớc về văn hóa thành các nhóm văn hóa của các dân tộc khác nhau thì quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số trở thành một bộ phận hữu cơ của quản lý nhà nƣớc về văn hóa.
Cũng nhƣ khi xem xét mọi hiện tƣợng khác nhau trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, văn hóa luôn đƣợc đặt trong tính cấu trúc tổng thể của nó mà việc bỏ qua hay xem nhẹ bất kỳ cấu phần nào đều không đƣa đến cách đánh giá chính xác, đầy đủ về văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam tuy nói là thống nhất nhƣng là sự thống nhất trong sự đa dạng của sự hợp thành nhiều nền văn hóa nhỏ của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Với sự gắn bó tƣơng đối ấy của văn hóa, hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa cũng phải đảm bảo tính thống nhất, song phải phù hợp với tính đa dạng về văn hóa. Bởi vậy nên có sự phân loại hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa theo khách thể là văn hóa của mỗi nhóm dân tộc. Nhìn khái quát, có thể chia quản lý nhà nƣớc về văn hóa thành 2 loại cơ bản là quản lý nhà nƣớc về văn hóa dân tộc đa số và quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong đó, mỗi bộ phận đều có những nhiệm vụ đặc thù của mình trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ hai, trực tiếp thực hiện chức năng của nhà nƣớc trong công tác quản lý đối với mọi mặt đời sống xã hội. Nhà nƣớc là một chủ thể quyền lực đặc biệt, ra đời nhằm thực hiện các công việc mà các tổ chức hoặc cá nhân khác không thể thực hiện hoặc không muốn thực hiện. Trong bối cảnh đó, hoạt động quản lý nhà nƣớc có phạm vi rất rộng với nhiều khách thể quản lý trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bao gồm lĩnh vực văn hóa.
Trong một xã hội có tổ chức, với các nguồn lực khan hiếm, yêu cầu đặt ra là cần phải có các kế hoạch, thể hiện rõ mục tiêu và các phƣơng tiện cần thiết để đạt mục tiêu đó, liên quan đến từng mảng, từng lĩnh vực nhất định nhằm tạo ra sự ổn định tƣơng đối và động lực phát triển liên tục cho xã hội. Nếu thiếu đi hoạt động này sẽ trực tiếp làm cho xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn, không có tổ chức, đem đến hậu quả là sự kém phát triển về mọi mặt.
Quản lý nhà nƣớc về văn hóa, tức là quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực văn hóa, bao gồm cả quản lý nhà nƣớc về văn hóa các dân tộc thiểu số, là một dạng hoạt động quản lý quan trọng bởi văn hóa liên quan đến tất cả các phƣơng diện lao động, sinh hoạt của con ngƣời trong xã hội.
Khi xem xét văn hóa ở nghĩa rộng nhất, hoạt động quản lý nhà nƣớc có phạm vi hẹp hơn và là một bộ phận của văn hóa. Tuy nhiên, đó là bộ phận có vị trí đặc biệt và vai trò vô cùng quan trọng trong các nền văn hóa, các giai đoạn phát triển văn hóa có nhà nƣớc. Nhƣ vậy, thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa cũng chính là một biểu hiện hay một hiện tƣợng của văn hóa nói chung.
Thứ ba, góp phần quan trọng, quyết định trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số là một mục tiêu quan trọng, đồng thời là biểu hiện của tính nhân văn. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, cần thiết phải có các kế hoạch đƣợc tổ chức triển khai thực hiện trên thực tế với những nguồn lực cần thiết thông qua chủ thể xác định, trong trƣờng hợp này là nhà nƣớc.
Thứ tư, góp phần bảo đảm tính đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam.Với chủ trƣơng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, hoạt động quản lý nhà nƣớc phải góp phần đảm bảo tạo ra đặc trƣng chung trong nền văn hóa của tất các dân tộc. Song, không thể vì vậy mà làm “hòa tan” đặc sắc văn hóa của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số.
Công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa dân tộc thiểu số sẽ trực tiếp xây dựng các cơ chế để có thể vừa đảm bảo tính thống nhất văn hóa về bản chát, vừa đảm bảo tính đa dạng văn hóa về hình thức sinh hoạt của mỗi dân tộc.
1.2.2.3. Yêu cầu đối với quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số
Một là, tôn trọng các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc thiểu số. Giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số chính là đối tƣợng của hoạt động quản lý, là cái mà hoạt động quản lý nhắm đến với mục tiêu tạo ra những thay đổi nhất định về chất hoặc về lƣợng, hoặc nhằm hạn chế các tác động ngoại lai xâm hại đến đặc sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Nhƣ vậy, các giá trị văn hóa có tính đặc sắc của các dân tộc thiểu số không phải là loại đối tƣợng quản lý chịu sự điều chỉnh hay kìm hãm mà cần có thái độ tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ.
Muốn vậy, trƣớc hết chủ thể quản lý nhà nƣớc phải có cách hiểu, nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hệ thống các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số. Từ đó, phân loại, sàng lọc và lựa chọn những giá trị văn hóa nào là đặc sắc, đặc trƣng cần đƣợc bảo tồn, phát huy, những giá trị nào hiện nay không còn phù hợp nữa, cần phải điều chỉnh, thay đổi, làm cho văn minh hơn, tiến bộ hơn, phù hợp hơn. Đó là một quá trình rất dài và bên cạnh chủ thể quản lý nhà nƣớc, cần có sự tham mƣu, tham vấn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân dân gian và chính những ngƣời dân tộc thiểu số. Quá trình này cũng đòi hỏi chủ thể quản lý nhà nƣớc phải tiến hành rất cẩn trọng, chuẩn bị
kỹ lƣỡng bởi những quyết định quản lý trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số nếu có sai lầm thì thƣờng rất khó khắc phục.
Bên cạnh đó, chủ thể quản lý phải nhận thức đúng tầm mức giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong hệ thống giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam, xem xét tính phù hợp, tính thích ứng của từng giá trị trong mối quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc ta.
Hai là, đảm bảo tính đa dạng, không trùng lặp về văn hóa và tính phù hợp, thống nhất văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, đời sống vật chất giữa các nhóm dân tộc, dù đa số hay thiểu số, đang có xu hƣớng xích lại gần nhau, từng bƣớc xóa bỏ cách biệt nhằm tạo ra mức sống đồng đều cho từng ngƣời dân. Do vậy, đặc trƣng văn hóa là yếu tố cơ bản nhất để phân biệt dân tộc này với các dân tộc khác.
Hoạt động quản lý phải đảm bảo giữ đƣợc tính độc lập về văn hóa của các dân tộc thiểu số, không để cho quá trình đồng hóa, nhất thể hóa về văn hóa giữa các dân tộc diễn ra, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số có ít và rất ít ngƣời. Bởi, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số không những giúp tạo ra và duy trì một đời sống tinh thần phù hợp với dân tộc đó mà còn là nơi lƣu giữ các thông tin về lịch sử của từng dân tộc, nếu để mất đi thì sẽ tạo nên những khoảng trống về lịch sử phát triển văn hóa.
Tuy nhiên, với tính cách là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, đặc trƣng văn hóa của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng phải đồng thời đảm bảo phù hợp với bản sắc văn hóa chung. Chẳng hạn nhƣ hệ thống các giá trị về tính cần cù, tính đoàn kết, lòng yêu nƣớc… của dân tộc ta.
Ba là, có lộtrình phát huyvăn hóa các dân tộc thiểu số phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc và địa phƣơng. Xã hội luôn luôn vận động và phát triển theo chiều hƣớng tiến lên, điều đó đồng nghĩa với yêu cầu phải có các mục tiêu và giải pháp phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong tiến trình chung đó.
Trên thực tiễn, quá trình phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số có thể tƣơng đƣơng với quá trình phát triển chung, có thể diễn ra chậm hơn hoặc nhanh hơn. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là phát huy giá trị văn hóa không làm cản trở phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội cũng không tạo ra các trở ngại trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số.