Khái lược về công tác thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh bình thuận (Trang 25 - 30)

1.1.2.1. Khái niệm về công tác thanh niên

Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 1999 định nghĩa “công tác” “công việc của nhà nước, của đoàn thể” hoặc “thực hiện

công việc của nhà nước, của đoàn thể” [66]. Với định nghĩa này, công tác thanh niên được hiểu là công việc của nhà nước, của đoàn thể liên quan đến thanh niên hoặc việc thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà nước, của đoàn thể liên quan đến thanh niên. Định nghĩa này chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của công tác thanh niên, chỉ nêu lên được một phần của công tác thanh niên mà chưa thể hiện rõ mục đích của công tác thanh niên. Bởi vì công tác thanh niên là hoạt động hàm chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội đối với thanh niên, nhằm đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội, đó là quá trình tạo ra môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ổn định, định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành.

Ở Việt Nam, công tác thanh niên được xác định là một bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận động thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng. Điều đó có nghĩa là, công tác thanh niên được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và chỉ các chủ thể hợp pháp, phù hợp với định hướng của Đảng mới được thừa nhận trong thực hiện công tác thanh niên. Theo đó, công tác thanh niên là sự tác động tổng hợp qua lại của các chủ thể trong xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (mà trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt) và xã hội vào đối tượng cụ thể là thanh niên theo những mục tiêu và định hướng phát triển của Đảng ta, là quá trình đưa thanh niên vào hoạt động thực tiễn cách mạng, đồng thời là quá trình định hướng giúp thanh niên tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình.

Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên giải thích “Công tác thanh niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát

huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Các cơ quan của bộ máy nhà nước thực hiện công tác thanh niên thông qua việc hoạch định, ban hành, tổ chức thực hiện, đầu tư ngân sách và giám sát, kiểm tra, xử lý những sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật dành cho thanh niên; tổ chức điều tra, nghiên cứu một cách có hệ thống về thanh niên; xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh niên. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác cùng toàn xã hội tiến hành công tác thanh niên thông qua tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật dành cho thanh niên, tham gia giáo dục, định hướng, tạo lập môi trường sống ổn định, lành mạnh, hỗ trợ thanh niên trong lập thân, lập nghiệp; đoàn kết, tập hợp thanh niên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì tương lai của dân tộc, “tham gia ý kiến vào công việc của Chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện ngay từ bây giờ để

sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng đại của nước nhà” [62].

Trong thực tiễn, công tác thanh niên và công tác Đoàn có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, công tác Đoàn chính là một phần của công tác thanh niên và sự thành công của công tác Đoàn sẽ góp phần cho sự thành công của công tác thanh niên.

Từ những phân tích trên, tác giả nhìn nhận “Công tác thanh niên là những hoạt động của các chủ thể trong xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội (mà trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt) và của toàn xã hội tác động tổng hợp qua lại lên đối tượng là thanh niên nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua quá trình tạo lập môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ổn định, định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện, tự giáo dục, tự

hoàn thiện nhân cách và trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng đóng góp cho sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

1.1.2.2. Vị trí, vai trò của công tác thanh niên

Công tác thanh niên là công tác thanh vận của Đảng - công tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên đi theo Đảng, phấn đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu: Xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là một loại hoạt động xã hội hàm chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội; là quá trình tạo ra môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội và là trường học cộng sản cho thanh niên học tập, rèn luyện và trưởng thành; là quá trình đưa thanh niên vào hoạt động thực tiễn cách mạng, đồng thời định hướng giúp thanh niên tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình.

Đảng ta đã nhận định: “Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa tinh

thần lành mạnh phong phú, môi trường sống an toàn…”[2]

Thực tế vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh niên xuất phát từ chính vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại vào việc lãnh đạo công tác thanh niên. Ở “Thư gửi thanh niên” Người khẳng định: “Thanh niên là chủ nhân trong tương lai của đất nước. Thật vậy, nước

nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [64]. Trong “Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc” Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã

hội.” [63]. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, một trong những

nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam.

1.1.2.3. Nội dung của công tác thanh niên

Theo Điều 4 Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên giải thích: “Công tác thanh niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn

của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Như vậy có thể hiểu nội dung của công tác thanh niên bao gồm toàn bộ hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết, Chương trình, dự án, đề án, kế hoạch,….liên quan đến thanh niên và phát triển thanh niên.

Thực tế cho thấy, do đặc trưng của hệ thống chính trị cũng như do đặc thù, tầm quan trọng đặc biệt của đối tượng thanh niên và công tác thanh niên nên Nhà nước không thể thực hiện chức năng quản lý thanh niên một cách độc lập mà phải tiến hành trong sự phối hợp chặt chẽ với các chủ thể xã hội khác, đặc biệt là với các tổ chức thanh niên, các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, quản lý nhà nước về công tác thanh niên không chỉ là quá trình áp dụng các chế định pháp luật bắt buộc phải thực hiện đối với thanh niên và tổ chức thanh niên, mà do đặc thù lứa

tuổi nên đồng thời là quá trình vận động, thuyết phục, tư vấn, hướng dẫn và giáo dục. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chủ trương, đường lối, chính sách để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh bình thuận (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)