pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên.
Trên cơ sở các văn bản QPPL của Trung ương, Bình Thuận đã thể chế hóa, ban hành một số văn bản quy định chế độ, chính sách riêng của địa phương nhằm phát huy vai trò của thanh niên và thực hiện có hiệu quả công tác QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh, cụ thể: UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 về Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2012 - 2020. Nội dung chương trình là đánh giá tổng hợp kết quả qua 05 năm thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010, đề ra mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2012 - 2020 là: Xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Bình Thuận phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp về việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đưa ra 04 mục tiêu và 13 chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 2012 đến 2020 để lượng hóa, đánh giá kết quả thực hiện và đề ra 09 giải pháp để thực hiện Chương trình. Căn cứ văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Bình Thuận, các Sở ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh đã cụ thể hóa thành các kế hoạch về công tác thanh niên theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi mình quản lý gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Theo báo cáo số liệu thống kê danh mục các văn bản chỉ đạo điều hành thuộc lĩnh vực QLNN về công tác thanh niên của Sở Nội vụ qua các năm cho thấy, việc ban hành các văn bản QPPL, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên được Tỉnh triển khai và cụ thể hóa cơ bản đầy đủ, đã triển khai hầu hết các nội dung hướng dẫn của các bộ, ngành ở Trung ương. UBND tỉnh Bình Thuận đã giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách có liên quan đến thanh niên của các cơ quan, đơn vị và địa phương trong toàn tỉnh. Đồng thời trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các Bộ, ban ngành cơ quan chuyên môn, tiến hành tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình thanh niên cơ quan, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh niên của tỉnh. Các đơn vị như: Tỉnh Đoàn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh, Quân sự tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác tham mưu và triển khai thực hiện chính sách phát triển thanh niên. Bố trí đủ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên ở cơ quan, đơn vị; thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình tại cơ quan, đơn vị mình.
Để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên, đồng thời huy động được sự đóng góp tối đa của tất cả các Sở, ban, ngành và Đoàn thể, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1683/QĐ- UBND ngày 29/8/2012 thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển Thanh niên tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 - 2020. Ngày 04/02/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-UBND về việc củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển Thanh niên tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 – 2020. Một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, các thành viên của Ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các cơ quan: Sở Nội vụ, Tỉnh Đoàn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp….[29] có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh triển khai hoạt động, kiểm tra, giám sát, tư vấn, tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển Thanh niên tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 - 2020. Đồng thời, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện Chương trình phát triển Thanh niên của tỉnh giai đoạn 2012 - 2020. Hàng năm, BCĐ Chương trình phát triển Thanh niên Bình Thuận ban hành văn bản về triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, cụ thể theo nội dung về thực hiện nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên trong năm đó.
2.2.1.1. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho thanh niên
UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các cấp và Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh từng bước bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho thanh niên được học tập, đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp kết hợp với nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho thanh niên. Trong đó, chú trọng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, tạo mũi nhọn phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội mời gọi các Doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cùng phối hợp với Tỉnh Đoàn và các địa phương tổ chức tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hội thảo thanh niên học nghề, lập nghiệp, qua đó tuyên truyền giới thiệu cho thanh niên các chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm theo Quyết định số 2821/QĐ- UBND ngày 27/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015, Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 27/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 [41],…Từ năm 2012 - 2017 đã giải quyết việc làm cho 122.528 người, trong đó lao động là thanh niên luôn chiếm trên 70%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị dưới 3% [42]. Bình quân mỗi năm có 250-350 thanh niên được đưa đi lao động ở nước ngoài và 100% thanh niên trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được đào tạo nghề, ngoại ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của nước đến làm việc, phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp lý liên quan về quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Bên cạnh công tác giải quyết việc làm, tỉnh còn tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Trong giai đoạn 2011 - 2018, các cấp Công đoàn và doanh nghiệp tặng hơn 1,9 triệu phần quà trị giá 280 tỷ đồng cho công nhân lao động vào dịp Tết Nguyên đán. Hàng năm, tổ chức Tuần Lễ thanh niên công nhân và Tháng công nhân với các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao như: Hội thi Thời trang công nhân, Tiếng hát công nhân, ẩm thực, cắm hoa, cầu lông, bóng đá mini, bóng chuyền,…; thăm, tặng quà cho công nhân bị tai nạn lao động, công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo; tổ chức khám, chữa bệnh, cắt tóc miễn phí cho công nhân lao động. Thông qua Chương trình “Chuyến xe xuân nghĩa tình”, các cấp Công đoàn đã
trao tặng trên 5.000 vé cho công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân bị tai nạn lao động về quê đón Tết với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng.
Tỉnh đoàn Bình Thuận đã tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho trên 150.945 lượt đoàn viên, thanh niên; 30.455 đoàn viên thanh niên được giải quyết việc làm; giải ngân hơn 301,977 tỷ đồng từ nguồn giải quyết việc làm cho đoàn viên thanh niên vay. Trong đó nguồn ủy thác ngân hàng chính sách xã hội tỉnh là 301,186 tỷ/13.478 hộ/321 tổ vay và nguồn vốn 120 kênh Trung ương đoàn 791 triệu/12 dự án [22]. Các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của các Huyện đã thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, công tác tuyên truyền học nghề được vận động đến từng làng, thôn, bản. Đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy có chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác đào tạo nghề được đầu tư. Đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học và đòi hỏi của thị trường lao động. Quan trọng là đã dần thay đổi phương thức đào tạo từ dạy học tại chỗ sang liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo học viên có thể làm việc được ngay mà không cần đào tạo lại thi đi làm và có cơ hội tìm được việc làm cao, qua đào tạo doanh nghiệp có thể tuyển dụng những học viên ưu tú.
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động được quan tâm bố trí. Từ 2012 đến nay, Tỉnh đoàn đã tổ chức hơn 220 lớp, hơn 28.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cho thanh niên các kỹ thuật mới trong trồng trọt và chăn nuôi được triển khai thường xuyên. Tổ chức hội thảo, giới thiệu các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn tham gia các đề tài, dự án và các mô hình ứng dụng khoa học - công nghệ, ... bình quân 44 lớp/năm với khoản 1.860 người tham gia (85% là thanh niên). Bên cạnh đó, nhiều đoàn viên, thanh niên được tạo điều kiện tham gia thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ các cấp, từ năm 2011 đến nay, có khoảng 90 đoàn
viên, thanh niên tham gia trong tổng số 50 đề tài, trong đó có 10 đoàn viên, thanh niên tham gia với tư cách là chủ nhiệm đề tài, dự án. Về thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trong thanh niên, theo Đề án “Hỗ trợ các hộ thanh niên
thuộc diện nghèo giảm và thoát nghèo”, hàng năm ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp Tỉnh Đoàn đã tổ chức rà soát, nắm bắt tình hình thanh niên là hộ nghèo và hộ nghèo có thanh niên trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện để thanh niên có cơ hội phấn đấu vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
2.2.1.2. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học tập, nâng cao trình độ, phát triển toàn diện cho thanh niên
UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn và các cơ quan có liên quan duy trì tổ chức các đợt thi đua theo chủ đề, chủ điểm, hưởng ứng và tham gia tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”; các hoạt động Tiếp sức mùa thi, Tiếp sức đến trường, Ngăn chặn
việc bỏ học, tổ chức ôn tập kiến thức hè, Tư vấn hướng nghiệp nghề, Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Bình Thuận, qua đó động viên, hỗ trợ điều kiện vật chất và tinh thần cho đoàn viên, thanh thiếu nhi gặp khó khăn tiếp tục đến trường. Nhờ đó mà tỷ lệ đoàn viên, thanh niên là học sinh khá, giỏi tăng lên hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ cao so với cả nước. Tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS và THPT, đảm bảo 100% thanh niên là học sinh Trung học phổ thông được giáo dục, tư vấn hướng nghiệp để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, tổ chức“Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh trung học”, “Cuộc thi dạy các chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”, “Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành
cho học sinh trung học”,… Đến nay đã xét duyệt và gửi 447 đề tài dự thi. Tổ
chức “Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Thuận hàng năm” thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia thể hiện các ý tưởng, sáng tạo, niềm đam mê đối với khoa học, kỹ thuật.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho thanh niên trong học tập, các ngành chức năng của tỉnh tiếp tục tổ chức sâu rộng các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên vay vốn tín dụng học tập từ nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Xét chọn và tổ chức giải ngân cho các đối tượng học sinh, sinh viên có nhu cầu vay vốn, theo Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Đã tạo điều kiện cho 69,734 thanh niên học sinh, sinh viên vay vốn học tập, với số tiền hơn 3,486 tỷ đồng.
2.2.1.3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách giáo dục chính trị, tư tưởng truyền thống, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, pháp luật cho thanh niên
UBND các cấp đã huy động các nguồn lực đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa phục vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: Nhà sinh hoạt công đồng, nhà văn hóa, sân bóng đá, bóng chuyền... Hàng năm, các đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nhiều hội thi, hội diễn, nhiều lễ hội truyền thống...chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước như: Tổ chức các giải thi đấu cầu lông, đá bóng, tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các địa phương, đơn vị và hưởng ứng tích cực các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao...góp phần tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần văn hóa tinh thần cho thanh niên. Từ năm 2011 đến nay “Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu
niên giai đoạn 2011 - 2015” được triển khai tốt với trên 277.000 lượt đoàn viên
thanh niên tham gia, bình quân 5.540 lượt người/năm, trong đó có 15 lượt/năm nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên lao động tự do, thanh niên lao động ở các khu công nghiệp, thanh niên nông thôn, miền núi, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các hoạt động của đoàn viên, thanh niên thường xuyên được đưa tin phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại
chúng ở địa phương như Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Bản tin Tuổi trẻ Bình Thuận,… cơ bản đáp ứng nhu cầu cung cấp, phản ánh thông tin, định hướng tư tưởng, hoạt động cho đoàn viên, thanh niên [45].
Từ năm 2013 đến nay có 99,3% cán bộ, đảng viên và đoàn viên, hội viên thanh niên trong toàn tỉnh tham gia học tập và đăng ký làm theo lời Bác; đã tổ chức tuyên dương cho 1.145 cá nhân và 1.145 tập thể tiêu biểu. Riêng trong năm 2013, Tỉnh đoàn đã đăng cai tổ chức thành công liên hoan thanh niên tiên tiến cụm Miền đông Nam Bộ, các cấp bộ đoàn tổ chức tuyên dương 960 tập thể,