Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh bình thuận (Trang 30 - 33)

Theo Giáo trình lý luận hành chính nhà nước, “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [55, tr.7-8.]. Từ khái niệm trên, chúng ta thấy được, khác với quản lý của các tổ chức khác, quản lý nhà nước mang những đặc trưng riêng biệt, đó là: Hoạt động QLNN được tiến hành bởi các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước và được nhà nước trao quyền thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp; Đối tượng của quản lý nhà nước có quy mô rất lớn bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức đang sinh sống, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia; QLNN là hoạt động quản lý toàn diện, điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở quy định của pháp luật, kết hợp giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại; Là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các công cụ pháp luật, chính sách của nhà nước để thực hiện quản lý xã hội; Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, mang tính phi lợi nhuận, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Cho đến nay “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên” vẫn là khái niệm chưa có định nghĩa thống nhất, theo một số tác giả, từ góc độ chức năng của quản lý nhà nước “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là những hoạt động lập pháp và lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chế định ra

những quy định về công tác thanh niên; là hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi những công việc về hành chính của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của nhà nước về sự phối hợp tất cả các cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên, đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện của

nhà nước” [65, tr. 143]; hay “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là hoạt

động xây dựng thể chế có liên quan đến thanh niên, là sự quản lý của các cơ quan nhà nước theo các chế định pháp luật, chính sách để điều chỉnh, phối hợp thống nhất việc triển khai nhiệm vụ công tác thanh niên của các tổ chức, lực lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên” [59, tr. 87-88], hoặc từ góc độ thực thi nhiệm vụ của quản lý nhà nước thì “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi những công việc về giáo dục, hành chính, tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có liên

quan đến thanh niên”, “là hoạt động điều hành của nhà nước về sự phối hợp tất

cả các cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên; đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện và sự chi phối

của nhà nước” [54, tr. 105-106].

Những quan điểm trên đã chỉ ra được chức năng và nhiệm vụ của một số chủ thể trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, tuy nhiên chưa phản ánh một cách toàn diện và đầy đủ nội hàm của quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong thực tiễn Việt Nam. Bởi vì, công tác thanh niên là hoạt động của các chủ thể trong xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội mà trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt và của toàn xã hội tác động tổng hợp qua lại lên đối tượng là thanh niên, chính vì vậy, quản lý nhà nước về công tác thanh niên không đơn thuần chỉ là hoạt động phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên của các chủ thể có thẩm

quyền trong hệ thống chính trị nói chung, trong bộ máy nhà nước nói riêng mà còn có sự tham gia của xã hội - đó chính là nhân dân.

Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các

vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”“Nhà nước tạo điều kiện để công

dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp

nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” [15, Điều 28], điều đó cho thấy

vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, thể hiện rõ bản chất của nhà nước Việt Nam “là nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”“do

Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Thanh niên

là một bộ phận của xã hội, vì vậy, QLNN ngoài sự tham gia của nhân dân nói chung, còn có sự tham gia của thanh niên để bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình, thảo luận, bàn bạc, kiến nghị và đề xuất những quan điểm để xây dựng pháp luật, chính sách.

Trong thực tế, QLNN về công tác thanh niên hay QLNN đối với thanh niên là những khái niệm được sử dụng phổ biến, đôi khi được dùng như là những khái niệm tương đồng, đều cùng hướng đến mục tiêu cuối cùng là chăm lo cho thanh niên. Tuy nhiên, về căn bản những khái niệm này có nội hàm khác nhau, dù có cùng chủ thể quản lý là nhà nước. QLNN về công tác thanh niên bao hàm cả sự quản lý của nhà nước đối với thanh niên, đó là hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành bởi các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức, cá nhân và hành vi của xã hội liên quan đến thanh niên, chăm lo cho sự ổn định và phát triển của thanh niên; là hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong bộ máy hành chính nhà nước; là hoạt động điều hành của nhà nước trong việc tổ chức và phối hợp các cơ quan, các tổ chức và xã hội trong công tác thanh niên.

QLNN về công tác thanh niên còn bao gồm cả các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các chủ thể thực hiện công tác thanh niên, đồng thời cũng bằng các chính sách, pháp luật, nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ của công tác thanh niên.

Tóm lại, có thể hiểu QLNN về công tác thanh niên là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước thông qua thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước nhằm đề ra các chính sách, pháp luật và đảm bảo thực hiện có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế các chính sách, pháp luật đó bằng hoạt động điều phối và huy động mọi nguồn lực cần thiết của xã hội trong thực hiện công tác thanh

niên, hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo lập môi trường kinh tế, chính trị, văn

hoá, xã hội ổn định, định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh bình thuận (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)