Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh bình thuận (Trang 83 - 87)

(i) Do hệ thống các chính sách, pháp luật về công tác thanh niên nhìn chung vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Cụ thể, Luật Thanh niên năm 2005 đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung. Đến nay Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư số 11/2018/TT-BNV ngày 14/9/2018 quy định Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2018, dẫn đến trong thời gian dài công tác này chỉ thực hiện khi có yêu cầu, số liệu thống kê không chi tiết và chính xác, vì vậy trong việc ban hành các chương trình, kế hoạch liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên thực hiện hàng năm chưa sát với tình hình thực tế, gây khó khăn cho tất cả các địa phương, không riêng tỉnh Bình Thuận trong việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện.

(ii) Chưa có chế tài đầy đủ và đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động QLNN về công tác thanh niên nên nhận thức nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên chưa có sự đồng bộ; dù có các văn bản phối hợp như: Quy chế, Chương

trình, Kế hoạch… nhưng công tác phối hợp chưa nhịp nhàng, hiệu quả chưa cao, chưa có báo cáo kết quả phối hợp cũng như cơ chế xem xét trách nhiệm giữa các bên có trách nhiệm liên quan. Chưa có sự đầu tư đúng mức, chiến lược dài về phát triển thanh niên gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển bền vững. Ngoài việc ưu tiên đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng của Nhà nước, các cơ chế chính sách theo hướng tăng cường xã hội hóa về đầu tư, phát triển thanh niên còn hạn chế. Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành và trong hệ thống chính trị về triển khai các chương trình, đề án phát triển thanh niên chưa đồng bộ; chất lượng, hiệu quả thực hiện chưa cao; Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tưởng cho thanh niên chưa bắt kịp với sự phát triển của xã hội; nội dung và hình thức tuyên truyền chậm đổi mới, thiếu khoa học, thiếu sức hút và chưa đi vào thực chất.

(iii) Nguồn lực đầu tư để thực hiện các chương trình, đề án đối với thanh

niên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, mức độ xã hội hóa chưa được quan tâm nhiều. Điều này dẫn đến các mục tiêu của chương trình, đề án đối với thanh niên được triển khai thực hiện rất hạn chế thiếu bền vững, chưa phát huy được nội lực, làm nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực phân cấp từ cấp trên, từ ngân sách nhà nước.

(iv) Sự yếu kém về năng lực của cán bộ làm công tác thanh niên. Trong đó việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam tỉnh chưa theo kịp sự phát triển của thanh niên; khả năng thu hút, tập hợp thanh niên còn thấp và ảnh hưởng của Đoàn, Hội, Đội trong thanh niên chưa sâu rộng. Công tác giáo dục của Đoàn được triển khai thường xuyên nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, các mô hình mới hấp dẫn và thu hút đoàn viên thanh niên chưa nhiều, công tác nắm bắt tư tưởng và định hướng dư luận xã hội trong thanh niên còn lúng túng. Hoạt động của Đoàn còn nặng tính hình thức, thiếu chiều sâu, chủ yếu tập trung nhiều cho các phong trào văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, chưa khơi dậy tinh

thần tự nguyện, sáng tạo của đoàn viên, chưa giải đáp được những nhu cầu bức xúc liên quan đến lao động việc làm cũng như tâm tư, tình cảm của thanh niên.

(v) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về quản lý thanh niên và công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về công tác thanh niên chưa cao.

Tiểu kết Chương 2

Với lực lượng thanh niên đông đảo chiếm trên 35% dân số toàn tỉnh, đây vừa là lợi thế, vừa là thách thức cho Bình Thuận. Nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo sẽ là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận. Thực tế nghiên cứu cho thấy, QLNN về công tác thanh niên tại tỉnh Bình Thuận đã đạt nhiều kết quả, đó là: Các cấp chính quyền đã từng bước quan tâm chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện các nội dung QLNN về công tác thanh niên theo ngành, lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch công tác thanh niên của Trung ương và của tỉnh, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung phù hợp với ngành lĩnh vực quản lý, cụ thể như: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên được chú trọng; thanh niên được tham gia các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm và tiếp xúc với các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng đạo đức và lối sống phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng thanh niên; Nhu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí của thanh niên được chính quyền các cấp đẩy mạnh; Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp trong toàn tỉnh từng bước được củng cố, kiện toàn bộ máy,

định hướng nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động mang lại hiệu quả đã thể hiện rõ vai trò là chỗ dựa vững chắc cho thanh niên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động QLNN về công tác thanh niên tại tỉnh Bình Thuận vẫn còn những hạn chế, cụ thể: Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương ở một số đơn vị, địa phương, lãnh đạo các ngành, đoàn thể còn nhận thức chưa đầy đủ đối với công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên; Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển thanh niên các cấp trong toàn tỉnh được thành lập nhưng chưa phát huy được vai trò của mình; Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ tỉnh đến cơ sở hầu hết đều kiêm nhiệm, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên chưa đáp ứng được yêu cầu; việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ vui chơi, giải trí cho thanh niên tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế, việc triển khai thực hiện các chính sách đối với thanh niên chưa thật sự đồng bộ chưa đáp ứng nhu cầu thực tế và tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Công tác kiểm tra, giám sát nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên chưa được thực hiện đầy đủ và thiếu sự quan tâm. Vẫn còn một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa. Tình trạng tội phạm trong thanh niên có chiều hướng gia tăng và phức tạp, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh bình thuận (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)