chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên.
Công tác ban hành các văn bản QPPL, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên là quá trình thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng đã đề ra, đồng thời quy định trách nhiệm, nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong hoạt động QLNN về công tác thanh niên. Cụ thể: Quốc hội ban hành các văn bản luật liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên quyết định ngân sách hằng năm cho công tác thanh niên, đồng thời giám sát việc thực hiện chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên ở các cấp; Chính phủ ban hành, chỉ đạo thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thanh niên liên quan đến ngành, lĩnh vực mình; UBND các cấp thực hiện QLNN đối với thanh niên trong địa phương mình cụ thể hóa các chính sách thanh niên phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương để trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt. UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với Đoàn Thanh niên và chỉ đạo các ngành chức năng trực thuộc phối hợp với Đoàn Thanh niên cùng cấp trong việc triển khai các chương trình công tác thanh niên.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2005/CT-TTg ngày 21/3/2005 về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của BCH Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và các chính sách khác có liên quan. Nhiều chương trình, dự án dành cho thanh niên đã được Chính phủ phê duyệt và đang được triển khai. Công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực từ cộng đồng cho các hoạt động của thanh niên được tăng cường và thu được kết quả nhất định, góp phần tạo động lực để phát triển các hoạt động của thanh niên thời gian qua.
Trước năm 2005, các nội dung QLNN về công tác thanh niên chưa được đề cập trong các văn bản pháp lý, công tác thanh niên chủ yếu được giao cho tổ chức Đoàn Thanh niên thực hiện. Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong QLNN về công tác thanh niên, trong đó, nội dung và trách nhiệm QLNN về công tác thanh niên bước đầu đã được luật hóa. Luật Thanh niên ra đời có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc, tạo cơ sở cho việc thực hiện QLNN về công tác thanh niên, xác lập hành lang pháp lý bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước và xã hội. Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã
ban hành Chiến lược Phát triển thanh niên giai đoạn 2011 - 2020 của địa phương.
Luật Thanh niên 2005 có hiệu lực từ tháng 7/2006, nhưng đến nay nhiều bộ, ngành vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, đầy đủ để các địa phương thực hiện. Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang