Giải pháp về chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án hợp tác công tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không (Trang 98 - 100)

Vướng mắc hiện nay là các dự án dường như chưa đủ độ hấp dẫn nhà đầu tư và việc tham gia của nhà nước vào dự án có thể chưa đủ sức thuyết phục đối tác tư nhân. Bên cạnh đó, các quy định về biện pháp khuyến khích đầu tư, cam kết, đảm bảo của nhà nước về triển khai dự án cũng cần mở rộng, tạo linh hoạt cho quá trình đám phán và thực hiện dự án.

Muốn thu hút tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngành hàng không cần phải đưa ra ưu đãi khuyến khích nhất định cho các nhà đầu tư:

• Chuẩn bị danh mục dự án có tính khả thi cao. Đặc biệt, nên chọn những dự án ít đòi hỏi về kỹ thuật và tài chính để làm thí điểm PPP. Muốn

thành công, PPP phải hội đủ 4 yếu tố: hành lang pháp lý chuẩn, thể chế tương đối toàn diện, có thị trường tài chính phát triển và các cơ quan chuyên trách thực sự minh bạch.

• Tính toán cụ thể vạch ra lợi nhuận nhà đầu tư nhận được khi kết thúc dự án.

• Đưa ra loại bảo hiểm cho hình thức đầu tư này bảo hiểm thương mại đối với những lĩnh vực mà dự án yêu cầu như hư hỏng vật liệu xây dựng, trì hoãn khởi công, bảo hiểm rủi ro chính trị. Vì dự án PPP càng kéo dài thì rủi

ro càng cao.

• Đảm bảo đấu thầu đúng quy định chống tham nhũng nhằm đảm bảo sự minh bạch trong quá trình triển khai dự án PPP. Các nhà đầu tư tư nhân luôn muốn mọi con số phải được hạch toán. Chính phủ phải cam kết rằng mọi khoản đầu tư thực sự phải đến các dự án, thay vì chảy vào túi các cá nhân.

• Cần có những quy hoạch tổng thể trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải theo khu vực lãnh thổ, trong đó xác định những dự án ưu tiên cho PPP. Nên thí điểm sự án vừa để đúc rút kinh nghiệm tránh lãng phí.

• Nhà nước cần có một cơ chế hỗ trợ cần thiết đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

• Nhà nước đứng ra giải phóng mặt bằng giao mặt bằng công việc khó khăn nhiều khi phải cưỡng chế.

• Đảm bảo tư nhân thu được lợi nhuận sau khi hoàn thành dự án, dung hòa lợi ích người dân qua giá phí, thời gian thu phí, quy định phí cho từng đối tượng, hỗ trợ phần nào chi phí vận hành ban đầu

Về phương diện này chúng ta có thể đưa ra những giải pháp như sau:

• Nhà nước nên quy định rõ trong đánh giá phần vốn góp của mình trong quy chế, nên tăng thêm giá trị phần vốn góp hữu hình, giảm giá trị phần vô hình trong tỷ lệ cơ cấu vốn góp.

• Hoàn chỉnh cơ chế tài chính, đặc biệt là các thủ tục cấp vốn, thanh quyết toán với điều kiện nhằm hài hòa các nguồn vốn, trong đó có cơ chế hợp

tác PPP.

• Chính phủ nên xem xét lại trong quy chế thí điểm bảo lãnh một tỷ lệ nào đó trong vốn vay của doanh nghiệp, thay vì ko như hiện tại, hỗ trợ lãi suất vay cho họ.

• Kiểm toán công khai, minh bạch, gắn trách nhiệm rõ rang cán bộ nhà nước tham gia trong từng giai đoạn, đảm bảo lòng tin của nhà đầu tư.

• Khung pháp lý cho thực hiện PPP cần bao quát những quan hệ kinh tế - xã hội - kỹ thuật - công nghệ và pháp lý liên quan tới toàn bộ quá trình từ chuẩn bị, thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác và chuyển giao các công trình được xây dựng bởi các dự án PPP. Ngoài những vấn đề chung trong kinh doanh và xây dựng thông thường, cần có các quy định liên quan: vị trí/ giá trị pháp lý của các cam kết trong các hợp đồng PPP; Cơ chế quản lý, thực hiện các cam kết của các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án; Cơ chế giám sát, theo dõi, chia sẻ thông tin liên quan tới việc thực hiện dự án; Cơ

quan xử lý tranh chấp và chế tài đủ mạnh và có hiệu lực để buộc các bên liên quan thực hiện nghĩa vụ của mình; Cơ chế chia sẻ rủi ro trong quá trình hợp tác công- tư; Điều kiện, trách nhiệm và quyền hạn, quyền lợi của các bên khi chuyển giao công trình do dự án PPP tạo ra.

• Để phát triển giao thông hàng không trong giai đoạn tới, đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước, thông qua việc phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển và vốn cho phát triển giao thông hàng không, chúng ta nên chú ý:

• Công bố rộng rãi về chiến lược phát triển giao thông hàng không đã được hoạch định trong những năm tới để toàn dân, các nhà đầu tư và xã hội biết, từ đó sẽ có những định hướng và chuẩn bị hợp lý cho việc đầu tư, có thể thu hút được nguồn vốn lớn và đa dạng nhất, vừa góp phần phát triển giao thông hàng không, đồng thời bảo vệ giao thông hàng không Việt Nam.

• Xây dựng cơ sở pháp lý đồng bộ, rõ ràng, minh bạch và công bố rộng rãi làm cơ sở cho việc thu hút, sử dụng vốn hiệu quả của các thành phần kinh tế tham gia góp vốn. Chỉ khi chúng ta có những chính sách rõ ràng, hợp lý mới có cơ sở khoa học cho việc huy động vốn cho phát triển giao thông

hàng không.

• Cần khẳng định phát triển giao thông hàng không là một công cuộc xây dựng đất nước nên cần có sự góp sức của toàn dân. Phát triển sức mạnh toàn dân vừa đảm bảo sức mạnh của nội lực, vừa đảm bảo sự thống nhất, đoàn kết của dân tộc trong việc phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)