Giải pháp về thanh tra, kiểm tra đối với các dự án hợp tác công tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không (Trang 106 - 112)

Quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước gồm nhiều khâu, được bắt đầu từ khâu điều tra đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu thực tiễn và các chỉ đạo của cấp trên và trên cơ sở đó lựa chọn ưu tiên để quyết định xây dựng các văn bản quản lý cấp bách phù hợp nhằm điêu chỉnh các hoạt động đáp ứng công tác quản lý nhà nước, tiếp đó là khâu tổ chức thực hiện vv... công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý nhà nước đối với các dự án hàng không theo hình thức hợp tác công tư cũng như các công tác quản lý nói chung khác. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra quản lý nhà nước đối với đầu tư hạ tầng hàng không theo hình thức hợp tác công tư nghĩa là các cơ quan quản lý nhà nước của ngành giao thông vận tải và các cơ quan liên quan khác cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục với các bộ công cụ đánh giá được rõ ràng nhằm lượng hóa đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, tồn tạicủa công tác quản lý nhà nước mà đề ra các giải phápkhắc phục kịp thời.

Dù là dưới dạng nào và ở cấp nào, quản lý cũng không thể tách rời kiểm tra, giám sát. Đây là một nội dung của quản lý đồng thời cũng là một khâu trong chu trình quản lý. Đối với QLNN, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát lại càng quan trọng.

Quản lý bằng kiểm tra, giám sát là để đảm bảo các dự án hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không, nhất là các dự án có sự đầu tư của tư nhân nước ngoài cần tôn trọng luật pháp và quy định của Việt Nam, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động vì mục tiêu phát triển, sớm phát hiện những sai phạm và vi phạm pháp luật của các nhà đầu tư đề từ đó kịp thời có biện pháp xử lý, đảm bảo việc tuân thủ luật pháp. ở một cấp độ nhẹ hơn thì

kiểm tra, giám sát còn là để đảm bảo cho các hoạt động của các tổ chức này phù hợp với truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tránh được những sai lầm đáng tiếc có nguyên nhân từ sự khác biệt văn hoá. Có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động của các dự án hợp tác công tư trong ngành hàng không thì phải tiến hành kiểm tra, giám sát trên bấy nhiêu lĩnh vực; càng chia nhỏ lĩnh vực thì sự kiểm tra, giám sát càng được cụ thể. Tuy nhiên, một cách tổng quát, thì hoạt động kiểm tra, giám sát được đề cập ở 2 khía cạnh lớn là; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước; và kiểm tra, giám sát hiệu quả của hoạt động của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không theo hình thức hợp tác công tư.

Đối với các cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát để đảm bảo bộ máy quản lý vận hành đúng khuôn khổ pháp luật, đúng các quy định của nhà nước để tránh xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong quản lý như: không đúng thẩm quyền, nhũng nhiễu, quan liêu, vô trách nhiệm. Kiểm tra, giám sát còn là để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai phạm của cơ quan quản lý để nhanh chóng giải quyết, tránh tối đa những hậu quả phát sinh.

Tổng kết, đánh giá cũng là một nội dung của QLNN. Tổng kết, đánh giá thường gắn liền với công tác thống kê, nghiên cứu, sẽ giúp Nhà nước và các cơ quan quản lý có được cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng hàng không theo hình thức hợp tác công tư cũng như về thực trạng quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, có thể tìm ra nguyên nhân thành công cũng như các tồn tại trong quá trình thực hiện quản lý, từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học quý báu giúp cho việc tiếp tục quản lý trong tương lai đạt hiệu quả cao hơn. So với nhiều lĩnh vực khác thì lĩnh vực đầu tư theo hình thức hợp tác công tư được coi là khá mới mẻ ở nước ta, vì vậy, lại càng cần thiết tiến hành đánh giá, tổng kết để kịp thời đúc rút và chia sẻ kinh nghiệm.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Chương 3 đã nêu ra được 7 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về mô hình PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không tại Việt Nam:

Thứ nhất, Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ thể chế tạo hành lang

pháp lý thống nhất cho các dự án PPP.

Thứ hai, Giải pháp sử dụng các nguồn lực trong hợp tác công tư Thứ ba, Giải pháp về chính sách ưu đãi đầu tư.

Thứ tư, Các giải pháp về thực hiện các dự án hợp tác công tư ngành

hàng không

Thứ năm, Giải pháp xã hội hóa các cảng hàng không

Thứ sáu, Giải pháp về bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án

KẾT LUẬN

Luận văn phân tích tình hình đầu tư giao thông hàng không ở Việt Nam trong thời gian cho thấy tồn tại nhiều bất cập, nguy cơ khan hiếm nguồn vốn trong tương lai và đặc biệt là đầu tư tư nhân rất hạn chế do khoảng cách quá lớn giữa kỳ vọng của khu vực tư nhân và khu vực công cộng; lợi nhuận đầu tư thấp, mục tiêu và cam kết của chính phủ không rõ ràng, quá trình ra quyết định phức tạp, điều hành các chính sách không hiệu quả, khung pháp lý không đầy đủ, thị trường vốn trong nước chưa phát triển, thiếu các cơ chế để thu hút tài chính dài hạn từ khu vực tư nhân,. và các tồn tại trên càng nghiêm trọng hơn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm (các bài học thành công và thất bại) về PPP của các nước trên thế giới thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. So sánh hình thức đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư của các nước (đặc biệt các nước đang phát triển) và Việt Nam đã cho thấy sự cần thiết phải tăng khả năng huy động vốn từ khu vực tư nhân theo hình thức PPP để phát triển bền vững hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam.

“Cũ người mới ta”, tuy PPP rất phổ biến trên thế giới nhưng còn quá mới tại Việt Nam và tiềm ẩn nhiều thách thức. Để áp dụng hình thức này cần tiến hành các phân tích cụ thể và thực hiện các dự án thí điểm để có những điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt vấn đề tư nhân hoá cần xem xét cận thận tùy theo mức độ trưởng thành của nền kinh tế cũng như các cam kết bền vững của chính phủ thông qua các cơ chế quản lý. Vì sự khác biệt về chính sách, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt kinh nghiệm và mức độ trưởng thành của nền kinh tế thị trường ở nước ta còn thấp nên chính phủ cần có những hỗ trợ phù hợp để hướng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực GTVT nói chung, giao thông hàng không nói riêng. Ngoài ra, vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả cần được chú trọng. Nguồn vốn vay ODA cần phải tiến hành các biện pháp giám

sát chặt chẽ quá trình thu hút và sử dụng vốn để đảm bảo việc thực hiện được minh bạch.

Hình thức hợp tác công tư (PPP) là lựa chọn hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Thông qua PPP, tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư, đồng thời thu hút được vốn đáp ứng mục tiêu vừa xây dựng hạ tầng giao thông làm bệ phóng phát triển kinh tế một cách bền vững, vừa không tăng nợ công. Đây cũng chính là lý do tác giả thực hiện nghiên cứu này, với mong muốn đóng góp các kết quả nghiên cứu được để phát triển thành công hình thức này tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Lê Tuấn Anh (2014), PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông -

những thách thức đặt ra trong bối cảnh hiện nay, Tham luận, Bộ Tài chính;

• Bộ Giao thông Vận tải (2012), “Chiến lược phát triển giao thông

vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

• Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới (WB) (2011),“Hợp

tác Nhà nước-Tư nhân trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng;

• Chính phủ (2015), Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015

về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

• Chính phủ (2015), Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/03/2015

về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;

• Ngô Thị Thu Hằng (2015), Mô hình hợp tác công tư (PPP) tại Việt

Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội;

• Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Giáo trình Hành chính

công: dùng cho nghiên cứu, học tập và giảng dạy sau đại học, NXB

Thống kê, Hà Nội;

• Đoàn Duy Khương (2012); Hợp tác công - tư trong phát triển hạ tầng giao thông vận tải, Báo điện tử Tạp chí Cộng sản đăng ngày 12/06/2012;

• Hồ Thị Hương Mai (2015), Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư trong

phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

• Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) (2007), Mối quan hệ đối tác

Nhà nước – Tư nhân; Bản dịch tiếng Việt;

• Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày

26/11/2013;

• Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày

18/06/2014;

• Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; • Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày

• Phạm Dương Phương Thảo (2013),“Kinh nghiệm triển khai mô hình đầu tư công – tư (PPP) trên thế giới để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập. Số 12(22) – Tháng 9-10/2013;

• Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày

25/02/2013 về việc điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

• Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày

25/02/2013 về việc điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

• Thủ tướng Chính phủ (2010),Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày

09/11/2010 Về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư;

• Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2013),

Phương thức đối tác công – tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tri thức;

• TS. Lương Minh Việt (2010), Quản lý Nhà nước về kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia;

• TS. Lương Minh Việt (2014), Bài giảng Kinh tế học trong quản lý công;

• Alfredo Pascual –Tokyo(12/2007),“FDI and PPP: Experience in

the Philippines”;

• “Public – Private partnership(PPP), Handbook”;

• Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Viện Ngân hàng phát triển châu Á (ADBI) (2010),“Infrastructure for a Seamless Asia”;

• E.R.Yescombe (2007), ”Partnerships - Public Private Partnerships

- Principles of Policy and Finance”;

• Website: www.mpi.gov.vn; www.mof.gov.vn; www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)