1.3.1. Nhân tố kinh tế- xã hội trong nước
Nhân tố kinh tế- xã hội trong nƣớc có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu ở đây bao gồm trạng thái của nền kinh tế trong nƣớc và các chính sách của nhà nƣớc.
Trạng thái của nền kinh tế trong nước
Dung lượng sản xuất:
Dung lƣợng sản xuất thể hiện số lƣợng đầu mối tham gia vào sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu và với số lƣợng sản xuất lớn thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác tạo nguồn hàng, song cũng trong thuận lợi đó, doanh nghiệp có thể phải đƣơng đầu với tính cạnh tranh cao hơn trong việc tìm bạn hàng xuất khẩu và nguy cơ phá giá hàng hóa bán ra thị trƣờng thế giới.
Tình hình nhân lực:
Một nƣớc có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nƣớc xúc tiến xuất nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt ngắn hạn, nguồn nhân lực đƣợc xem nhƣ là không biến đổi, vì vậy chhungs ít tác động tới sự biến động của hoạt động xuất nhập khẩu. Nƣớc ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động nhƣ hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc... và nhập khẩu thiết bị, máy móc kỹ thuật, công nghệ tiên tiến...
Nhân tố công nghệ:
Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao. Nhờ sự phát triển của hệ thống bƣu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thƣơng có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín...giảm bớt những chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin về diễn biến thị trƣờng một cách chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, nhờ có xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất. Khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực nhƣ vận tải hàng hóa, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng... Đó cũng chính là các yếu tố tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu.
Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đƣờng xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng...có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu các hoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệu quả xuất nhập khẩu, ngƣợc lại nó sẽ kìm hãm tiến trình xuất nhập khẩu,
1.3.2. Các chính sách và quy định của nhà nước
Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nƣớc thiết lập môi trƣờng pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp nên nó có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đo dƣới các khía cạnh sau:
Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh tỷ lệ giữa giá trị của hai đồng tiền của hai nƣớc với nhau.
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lƣợc hƣớng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái chính thức đƣợc điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái đƣợc điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hối đoái thực tế, Trong quan hệ buôn bán ngoại thƣơng, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, ảnh hƣởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Có thể đƣa ra ví dụ trong xuất khẩu nhƣ: Nếu tỷ giá hối đoái chính thức là không đổi và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên thì các nhà xuất khẩu các sản phẩm sơ chế, là ngƣời bán theo mức giá cả quốc tế nằm ngoài tầm kiểm soát của họ sẽ bị thiệt, Họ phải chịu chi phí cao hơn do lạm phát trong nƣớc. Hàng xuất khẩu trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu đƣợc phải bán với tỷ giá hối đoái chính thức cố định không đƣợc tăng lên để bù lại chi phí sản xuất cao hơn. Các nhà
xuất khẩu các sản phẩm chế tạo có thể làm tăng giá cả xuất khẩu của họ để nù đắp lại chi phí nội địa cao hơn, nhƣng kết quả khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng sẽ giảm. Họ chỉ có thể giữ nguyên mức giá tính theo ngoại hối và lợi nhuận thấp. Nếu tình trạng ngƣợc lại là tỷ giá hối đoái thực tế giảm so với tỷ giá hối đoái chính thức, khi đó sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu nhƣng lại bất lợi cho các nhà nhập khẩu.
Thuế quan và quota:
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hƣởng trực tiếp của thuế xuất nhập khẩu và quota.
Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nƣớc. Tuy nhiên, đối với nƣớc ta hiện nay, thực hiện chủ trƣơng khuyến khích xuất khẩu nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt các mặt hàng nông sản, không phải chịu thuế xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu có xu thế làm giảm nhập khẩu và do đó làm tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nƣớc. Hiện nay ở nƣớc ta, rất nhiều mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành sản xuất các mặt hàng đồng nhất ở trong nƣớc. Nhƣng bắt đầu giai đoạn này, thực hiện chủ trƣơng hội nhập với thế giới, tham gia bào AFTA, nƣớc ta đang tiến dần tới việc xóa bỏ dần một số hình thức bảo hộ bằng thuế nhập khẩu.
Còn quota là hình thức hạn chế về số lƣợng xuất nhập khẩu, có tác động một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuận lợi cho những ngƣời xin đƣợc quota xuất nhập khẩu.
Các chính sách khác của Nhà nước:
Các chính sách khác của Nhà nƣớc nhƣ xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tƣ cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất nhập khẩu....cũng góp phần to lớn tác động tới tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. Tùy theo mức độ can thiệp, tính
chất và phƣơng pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hƣởng của nó tới lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ nhƣ thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế- tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là một trong các nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Những thay đổi cơ bản trong quản lý quá trình xuất nhập khẩu của Nhà nƣớc cũng ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là từ khi ra đời Nghị định 57/1998NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành thì quyền tự do kinh doanh của thƣơng nhân đƣợc mở rộng tạo ra một bƣớc tiến mới, họ đƣợc quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật cho phép, tạo ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Thủ tục xin phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với những điều kiện ràng buộc về vốn, tiêu chuẩn, nghiệp vụ,... đối với các doanh nghiệp đƣợc quyền tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, sự tăng lên về con số này khó tránh khỏi tình trạng tranh mua, tranh bán, giá cả cạnh tranh, ép giá, dìm giá, làm cho nhiều doanh nghiệp bƣớc đầu chƣa tìm đƣợc lối thoát nên hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu còn thấp.
Những thay đổi về thủ tục thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, việc áp dụng các luật thuế mới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng ảnh hƣởng đến quá trình xuất nhập khẩu. Nhà nƣớc luôn luôn tạo điều kiện để xúc tiến nhanh quá trình xuất nhập khẩu nhƣng việc áp dụng các văn bản đã đƣợc ban hành xem ra vẫn còn tồn tại một khoảng cách khá xa giữa văn bản và thực tế, giữa nói và làm, nhiều khi vẫn còn xảy ra cuộc chiến giữa luật và lệ.
1.3.3. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu. Nó góp phần ảnh hƣởng đến loại hàng, quy mô hàng xuất nhập khẩu của quốc gia.
Vị trí địa lý có vai trò nhƣ là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng nhƣ xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ đƣợc phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuất nhập khẩu dịch vụ nhƣ du lịch, vận tải, ngân hàng...
1.3.4. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế- xã hội thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa thì phụ thuộc giữa các nƣớc ngày càng tăng, vì vậy mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế-xã hội ở nƣớc ngoài đều có những ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nƣớc. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nƣớc ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nƣớc ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trƣởng và suy thoái kinh tế....của các nƣớc đều ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nƣớc ta.
1.4. Kinh nghiệm các nước về quản lý nhà nước đối với ngoại thương 1.4.1. Quản lý nhà nước đối với ngoại thương của Thái Lan
Quá trình hình thành và phát triển luật ngoại thƣơng
Thái Lan là nhà nƣớc quân chủ lập hiến, chịu ảnh hƣởng lớn của hệ thống pháp luật Anh Mỹ. Các văn bản luật quan trọng của Thái Lan bao gồm Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại, Bộ luật Hình phạt, Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự. Nhƣ vậy, Thái Lan đã gộp phần thƣơng mại vào phần dân sự và không xây dựng một đạo luật có tên cụ thể là Luật Ngoại Thƣơng mà xây dựng Đạo luật Xuất nhập khẩu hàng hóa B.E. 2522 (1979) trực tiếp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu. Đạo luật này rất ngắn gọn, chỉ bao gồm 25 điều khoản, chủ yếu quy định và trao quyền cho Bộ Thƣơng mại, Ủy ban Ngoại Thƣơng (FTC) trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Năm 2006, Ủy ban rà soát pháp luật quốc gia bị bãi bỏ nên quá trình xây dựng văn bản pháp luật cũng bị chậm lại. Do đó, để khắc phục thực trạng này thì
Chính phủ và các bộ ngành liên quan ban hành các quy định và thông báo theo các lĩnh vực ngành nghề mình quản lý để điều chỉnh hoạt động ngoại thƣơng.
Ngoài ra, Thái Lan là thành viên của WTO ngay từ khi WTO mới thành lập (1995) và Thái Lan duy trì một chính sách ngoại thƣơng mở, với trọng tâm là khu vực, do đó, Thái Lan rất tích cực tham gia vào các quá trình đàm phán hiệp định thƣơng mại song phƣơng và khu vực. Theo đó, Thái Lan cũng ban hành các văn bản luật tƣơng ứng.
Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong hoạt động quản lý ngoại thƣơng là Bộ Thƣơng mại, bên cạnh Bộ Thƣơng mại, còn có Ủy ban Ngoại thƣơng (FTC) đƣợc thành lập để hỗ trợ Bộ Thƣơng mại trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, Thái Lan cũng thành lập Ủy ban các biện pháp phòng vệ đảm trách xử lý các vụ việc liên quan đến phòng vệ thƣơng mại, đặc biệt là khi có hiện tƣợng nhập khẩu tăng.
Hoạt động của các cơ quan quản lý
Quyền và nghĩa vụ của Bộ Thƣơng mại liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thƣơng đƣợc chi tiết hóa tại Điều 5 Đạo luật Xuất nhập khẩu hàng hóa B.E. 2522 (1979), cụ thể nhƣ sau:
- Quy định cụ thể các hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
- Xác định chủng loại, chất lƣợng, tiêu chuẩn, số lƣợng, khối lƣợng, kích thƣớc, trọng lƣợng, giá cả, tên thƣơng mại, nhãn hiệu và xuất xứ đối với hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu;
- Quy định các hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lƣợng, chứng chỉ khác theo điều ƣớc quốc tế hoặc tập quán thƣơng mại;
- Quy định các vấn đề khác liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật.
- Quy định mức phụ thu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm cả việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định này.
- Cấp hoặc ủy quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; - Quản lý Quỹ xúc tiến thƣơng mại
- Thực hiện việc điều tra việc phá giá và tổn thất;
- Quản lý nhà nƣớc về ngoại thƣơng tại Thái Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nhờ hệ thống thuế quan ƣu đãi phổ cập. (GSPs), Thái lan đã
mở rộng thị trƣờng xuất khẩu EU, Trung Quốc và Nhật Bản bên cạnh thị trƣờng truyền thống là Hoa Kỳ. Thái Lan đã tận dụng thành công các hiệp định song phƣơng để duy trì và củng cố thị phần trong các thị trƣờng xuất khẩu truyền thống và tiềm năng nhƣ Úc, Peru. Đó là những hiệp định tự do thƣơng mại hoặc đối tác kinh tế nhƣ với Úc (2005), với New Zealand (2005), với Ấn Độ (năm 2004) và với Nhật (năm 2007). Thủ tục hải quan đƣợc cải thiện rõ rệt. Trong bản rà soát kế hoạch hành động 2008-2009 của Thái Lan đã chỉ rõ 16 điểm cải thiện của hệ thống này nhƣ triển khai thủ tục online, dịch vụ một cửa...
Bên cạnh các thành công nói trên, tồn tại chính đang bị WTO chỉ trích đối với hoạt động quản lý ngoại thƣơng của Thái Lan là những hoạt động này thỉnh thoảng không minh bạch và không rõ mục đích. Ngoài ra, việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Thái Lan còn thấp, ảnh hƣớng tiêu cực tới môi trƣờng đầu tƣ của quốc gia này.
1.4.2. Quản lý nhà nước đối với ngoại thương của Trung Quốc
Quá trình hình thành và phát triển luật ngoại thương
Trong nhiều năm trƣớc đây, Trung Quốc không có bất kỳ một luật pháp quốc gia nào đƣợc thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc để điều chỉnh hoạt động ngoại thƣơng tại quốc gia này. Trong hoàn cảnh đó, Luật Ngoại thƣơng đƣợc ban hành năm 1994 để quản lý hoạt động ngoại
thƣơng Trung Quốc. Theo đó, Luật đã tạo nên một “lõi cứng” thống nhất quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực ngoại thƣơng liên quan đến các nhà môi giới ngoại thƣơng, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và công nghệ, quản lý ngoại hối, kiểm tra hải quan, kiểm tra xuất nhập khẩu hàng hóa, cách ly động thực vật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế tài phán về kinh tế và thƣơng mại đối với hoạt động có liên quan đến đối tác nƣớc ngoài.
Sau một thời gian dài chuẩn bị và đàm phán, Trung Quốc gia nhập Tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO) ngày 11 tháng 12 năm 2001. Theo đó, Trung Quốc đã thực hiện những nỗ lực đáng kể trong việc sửa đổi các luật và quy định khác của mình để đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế về nghĩa vụ thƣơng mại. Những tác động này vƣợt xa sự mong đợi của ngƣời dân Trung Quốc do việc gia nhập WTO mang đến cho nƣớc này không chỉ dừng lại ở việc sửa đổi, ban hành pháp luật mà còn có hiệu ứng lan tỏa tích cực tính