Thực trạng quản lý nhà nƣớc về ngoại thƣơng từ năm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 55 - 58)

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ngoại thương

Chính phủ là cơ quan thống nhất đảm nhận chức năng quản lý nhà nƣớc. Trên cơ sở đó, Chính phủ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Chính phủ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó. Bộ Công Thƣơng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại bao gồm các lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, xúc tiến thƣơng mại, dịch vụ thƣơng mại, hội nhập kinh tế - thƣơng mại quốc tế, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ.

Hiện nay, hoạch định các công cụ chính sách và sử dụng các biện pháp điều tiết và kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu do các cơ quan sau đây đề xuất:

- Bộ Công Thƣơng: điều chỉnh hoạt động thƣơng mại, thƣơng nhân, mặt hàng, các công cụ phòng vệ thƣơng mại.

- Bộ Tài chính: chính sách thuế, tín dụng, bảo hiểm và các công cụ của từng chính sách này.

- Bộ Kế hoạch Đầu tƣ: Các chính sách ƣu đãi kinh tế, đầu tƣ.

- Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: công cụ tỉ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế.

- Các Bộ, ngành khác: tham gia chính sách mặt hàng và dịch vụ cụ thể. Nhƣ vậy, có thể nói Bộ Công Thƣơng là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm tham mƣu cho Chính phủ trong việc điều hành chính sách ngoại thƣơng, do chức năng quản lý nhà nƣớc của Bộ hầu hết phù hợp với các biện pháp mà chính sách ngoại thƣơng truyền thống phải đáp ứng.

Tính đến hết năm 2016, Việt Nam có 55 Thƣơng vụ, 7 chi nhánh Thƣơng vụ và một Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại tại các nƣớc, ở đều khắp 5 châu với tổng số 122 cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại và

công nghiệp ở nƣớc ngoài. Theo Luật Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài (Luật CQĐD), các Thƣơng vụ là một bộ phận chức năng của các Cơ quan Đại diện.

Số Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ

Địa bàn Số Thƣơng vụ Chi nhánh thƣơng vụ Châu Á 15 4 – Thái Bình Dƣơng Châu Âu 19 1 Châu Mỹ 9 2 chi nhánh và 1 trung tâm Châu Phi – Tây Nam Á 13

Các Thƣơng vụ luôn chủ động, tích cực, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng hợp tình hình thị trƣờng, chính sách kinh tế thƣơng mại, đầu tƣ của nƣớc sở tại. Các chủ đề nghiên cứu nổi bật đƣợc các Thƣơng vụ thực hiện nhiều là các nghiên cứu, phân tích về tình hình, biến động chính trị, kinh tế tại thị trƣờng; chính sách thƣơng mại của nƣớc sở tại; thay đổi về chính sách ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại song phƣơng với Việt Nam; chính sách liên quan đến mặt hàng chiến lƣợc xuất khẩu của Việt Nam; đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của cộng đồng ngƣời Việt .... Đặc biệt, các Thƣơng vụ đều

chú trọng nghiên cứu nhu cầu của thị trƣờng đối với hàng hóa Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu hiện tại nhƣ gạo, dệt may, giầy dép, thủy hải sản và các nông sản

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp là hoạt động thƣờng xuyên của các Thƣơng vụ , trong đó chủ yếu là cung cấp thông tin liên quan đến cơ chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu của nƣớc sở tại và Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp trong tìm hiểu thị trƣờng và ký kết hợp đồng; hỗ trợ doanh nghiệp

tranh chấp thƣơng mại, lừa đảo, nợ với đối tác tại địa bàn; hỗ trợ, tƣ vấn pháp lý giúp doanh nghiệp trong nƣớc đƣa các mặt hàng xuất khẩu vào thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)