Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 74 - 76)

thương và giải quyết tranh chấp trong ngoại thương theo thẩm quyền.

Kiểm soát hoạt động nhập khẩu của khu vực hải quan riêng (khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất...)

Nghị định số 29/2008/NĐ-CP xác định quan hệ trao đổi hàng hóa giữa khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, trừkhu phi thuế quan, là quan hệxuất, nhập khẩu.

Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg xác định quan hệ trao đổi hàng hóa,dịch vụ giữa khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu với bên ngoài (nội địa) là quan hệ xuất khẩu, nhập nhập khẩu.

Chủ thể hoạt động trong khu phi thuế quan đƣợc nhập khẩu đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa, trừ các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa hạn chế kinh doanh đƣợc thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Kiểm soát hoạt động nhập khẩu của hoạt động thương mại biên giới

Thƣơng mại biên giới là một hoạt động đặc thù của thƣơng mại quốc tế theo định nghĩa (xuyên biên giới) nhƣng lại mang nhiều những đặc tính khác biệt. Nội hàm của chính sách biên mậu đƣợc thể hiện đầy đủ tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về thƣơng mại với các nƣớc có chung đƣờng biên giới.

Hoạt động thƣơng mại biên mậu theo Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg bao gồm các hoạt động:

- Nhập khẩu dƣới hình thức mua bán hàng hóa của cƣ dân biên giới; - Nhập khẩu thông qua mua bán hàng hóa tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu hay chợ trong các khu kinh tế cửa khẩu;

- Nhập khẩu hàng hóa theo các phƣơng thức không theo thông lệ quốc tế đƣợc Việt Nam cam kết trong các Hiệp định song phƣơng với các nƣớc có chung đƣờng biên giới.

Ngoài ra, còn có hoạt động nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu đƣợc quy định tại Thông tƣ số 13/2009/TT-BCT của Bộ Công Thƣơng

Việc mua bán, trao đổi và nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thƣơng mại biên giới đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP nay là Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. Riêng đối với hàng hóa trao đổi, mua bán của cƣ dân biên giới đƣợc Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng công bố trong từng thời kỳ.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa còn bao gồm các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực này, đó là các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.

Việt Nam đã điều tra và/hoặc xử lý đƣợc 03 vụ việc phòng vệ thƣơng mại, cụ thể là: vụ việc điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam; vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam; và vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ về mặt hàng kính nổi. Mặc dù so với các vụ kiện của nƣớc ngoài đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam (97 vụ) cho thấy con số 03 vụ mà Việt Nam đã điều tra và xử lý đƣợc còn rất khiêm tốn và hạn chế. Tuy nhiên, nó cho thấy các doanh nghiệp của Việt Nam đã phần nào nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thƣơng mại để bảo hộ hoạt động sản xuất của chính mình, cũng nhƣ những nỗ lực và kinh nghiệm tiếp thu đƣợc qua quá trình điều tra xử lý nhằm thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền.

Thông qua những hoạt động tích cực nêu trên, cùng với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, Việt Nam đã kháng kiện thành công một số vụ việc với kết quả cuối cùng tƣơng đối tốt, bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể: Ấn Độ và Thái Lan đã loại Việt Nam ra khỏi danh sách các nƣớc bị áp thuế trong vụ việc điều tra tự vệ với sợi đàn hồi thô và thép tấm không hợp kim; EC chấm dứt điều tra và không áp thuế chống trợ cấp với sợi PSF nhập khẩu từ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)