- Xây dựng một đạo luật cụ thể điều chỉnh hoạt động ngoại thƣơng. Các quốc gia đƣợc nghiên cứu đều có chung một thực tế là xây dựng một đạo luật riêng, điều chỉnh hoạt động ngoại thƣơng dù tên gọi các đạo luật này là khác nhau (ví dụ Trung Quốc có Đạo luật Ngoại Thƣơng 2004, Thái Lan có Đạo luật Xuất nhập khẩu hàng hóa B.E. 2536 (1993)).
- Xây dựng một chính sách quản lý ngoại thƣơng thống nhất và ổn định, quán triệt nguyên tắc hiệu quả, khách quan, minh bạch để đáp ứng các yêu cầu của WTO. Nội dung của các chính sách quản lý ngoại thƣơng của các nƣớc đều đã đƣợc phản ánh trong các văn bản pháp luật của Việt Nam nhƣng chƣa thể hiện trong một văn bản duy nhất. Phải bảo đảm những nội dung nhƣ khuyến khích sự phát triển của hoạt động ngoại thƣơng, duy trì một trật tự công bằng và tự do về ngoại thƣơng hoặc nhƣ nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, thúc đẩy và phát triển quan hệ thƣơng mại với các nƣớc và khu vực khác, ký kết hoặc tham gia vào các hiệp định kinh tế thƣơng mại khu vực nhƣ hiệp định đồng minh thuế quan, hiệp định khu mậu dịch tự do..., tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực.
- Đối với những cam kết trong WTO, các quy định luật pháp chuyển từ cách tiếp cận định hƣớng phòng vệ sang cách tiếp cận mang tính chủ động
hơn. Đây là kinh nghiệm nổi bật của Trung Quốc. Những rào cản thƣơng mại không công bằng và cơ chế bảo hộ mà Trung Quốc trải qua cũng đã góp phần vào sự chuyển đổi này.Cách tiếp cận theo định hƣớng mang tính chủ động có thể hữu ích đối với việc thiết lập một môi trƣờng thƣơng mại quốc tế công bằng hơn cho các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam.
- Về chủ thể tham gia hoạt động ngoại thƣơng, cần học tập Trung Quốc khi quốc gia này cho phép cá nhân tại Trung Quốc có thể tham gia vào hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực ngoại thƣơng. Sự thay đổi này đã tạo điều kiện đa dạng hóa các chủ thể hoạt động ngoại thƣơng.
- Quy định rõ nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là điểm nổi bật trong pháp luật ngoại thƣơng của các quốc gia nghiên cứu ở trên.
- Quy định về cách thức quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bằng hệ thống mã số xuất khẩu, nhập khẩu theo kinh nghiệm của Ấn Độ. Theo quy
định của hầu hết các nƣớc (trong đó có Việt Nam), việc quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực ngoại thƣơng đƣợc thực hiện thông qua hệ thống các giấy phép, chẳng hạn giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu… Các quy định về mã số xuất khẩu, nhập khẩu của Ấn Độ đƣợc đánh giá có tính áp dụng trên thực tế đảm bảo tính thống nhất, linh hoạt cao. Mặt khác, việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu bằng giấy phép, giấy chứng nhận đƣợc áp dụng trong một số trƣờng hợp nhất định, xuất phát chủ động từ phía ngƣời tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khi họ nộp đơn đề nghị đến cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy chứng nhận nếu ngƣời nộp đơn đáp ứng đƣợc các yêu cầu cụ thể của cơ quan có thẩm quyền và từ chối việc cấp phép trong trƣờng hợp ngƣợc lại.
- Xây dựng cơ chế quản lý ngoại thƣơng theo hƣớng “một cửa”, tập trung quyền lực vào một cơ quan duy nhất, ví dụ ở Hàn Quốc là Bộ Công
nghiệp, Thƣơng mại và Năng lƣợng, ở Thái Lan là Ủy ban ngoại thƣơng, ở Trung Quốc là Bộ Thƣơng mại. Với cơ chế này, hầu hết các công cụ ngoại thƣơng đƣợc giao trực tiếp cho cơ quan này, giúp cơ quan này thống lĩnh hoạt động ngoại thƣơng một cách hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng.
- Xây dựng các quy định cụ thể về xúc tiến thƣơng mại. Đây là những nội dung đƣợc các quốc gia nhƣ Thái Lan, Hàn Quốc và Ấn Độ quy định rất chi tiết. Để thúc đẩy hoạt động ngoại thƣơng thì công tác xúc tiến thƣơng mại là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở chủ trƣơng, chính sách thì chƣa đủ mà phải xác định rõ đơn vị phụ trách, quyền và nghĩa vụ của đơn vị
này, các biện pháp cụ thể. Hoàn toàn có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan về vấn đề này. Bên cạnh việc phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cần có quy định khen thƣởng những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hằng năm nhƣ kinh nghiệm của Ấn Độ.
Thiết lập và áp dụng hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng đối với sản phẩm, quy trình và phƣơng pháp sản xuất, chế biến; nếu cần thiết, thực hiện giám sát trực tiếp tại cơ sở sản xuất và chế biến và không cho phép nhập khẩu vào Việt Nam nếu không thực hiện thủ tục giám sát đó.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm các thủ tục hải quan rƣờm rà, đơn giản hóa các bƣớc trong giải quyết thủ thục nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu không đƣợc cơ quan hải quan biên giới cho phép nhập khẩu, tăng cƣờng thể chế và chế tài xử phạt nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi kinh doanh phi pháp, nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là doanh nghiệp có ý định nhập khẩu các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ngƣời.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGOẠI THƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY