Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 31)

Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu. Nó góp phần ảnh hƣởng đến loại hàng, quy mô hàng xuất nhập khẩu của quốc gia.

Vị trí địa lý có vai trò nhƣ là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng nhƣ xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ đƣợc phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuất nhập khẩu dịch vụ nhƣ du lịch, vận tải, ngân hàng...

1.3.4. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế- xã hội thế giới.

Trong xu thế toàn cầu hóa thì phụ thuộc giữa các nƣớc ngày càng tăng, vì vậy mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế-xã hội ở nƣớc ngoài đều có những ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nƣớc. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nƣớc ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nƣớc ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trƣởng và suy thoái kinh tế....của các nƣớc đều ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nƣớc ta.

1.4. Kinh nghiệm các nước về quản lý nhà nước đối với ngoại thương 1.4.1. Quản lý nhà nước đối với ngoại thương của Thái Lan

Quá trình hình thành và phát triển luật ngoại thƣơng

Thái Lan là nhà nƣớc quân chủ lập hiến, chịu ảnh hƣởng lớn của hệ thống pháp luật Anh Mỹ. Các văn bản luật quan trọng của Thái Lan bao gồm Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại, Bộ luật Hình phạt, Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Tố tụng hình sự. Nhƣ vậy, Thái Lan đã gộp phần thƣơng mại vào phần dân sự và không xây dựng một đạo luật có tên cụ thể là Luật Ngoại Thƣơng mà xây dựng Đạo luật Xuất nhập khẩu hàng hóa B.E. 2522 (1979) trực tiếp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu. Đạo luật này rất ngắn gọn, chỉ bao gồm 25 điều khoản, chủ yếu quy định và trao quyền cho Bộ Thƣơng mại, Ủy ban Ngoại Thƣơng (FTC) trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Năm 2006, Ủy ban rà soát pháp luật quốc gia bị bãi bỏ nên quá trình xây dựng văn bản pháp luật cũng bị chậm lại. Do đó, để khắc phục thực trạng này thì

Chính phủ và các bộ ngành liên quan ban hành các quy định và thông báo theo các lĩnh vực ngành nghề mình quản lý để điều chỉnh hoạt động ngoại thƣơng.

Ngoài ra, Thái Lan là thành viên của WTO ngay từ khi WTO mới thành lập (1995) và Thái Lan duy trì một chính sách ngoại thƣơng mở, với trọng tâm là khu vực, do đó, Thái Lan rất tích cực tham gia vào các quá trình đàm phán hiệp định thƣơng mại song phƣơng và khu vực. Theo đó, Thái Lan cũng ban hành các văn bản luật tƣơng ứng.

Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong hoạt động quản lý ngoại thƣơng là Bộ Thƣơng mại, bên cạnh Bộ Thƣơng mại, còn có Ủy ban Ngoại thƣơng (FTC) đƣợc thành lập để hỗ trợ Bộ Thƣơng mại trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, Thái Lan cũng thành lập Ủy ban các biện pháp phòng vệ đảm trách xử lý các vụ việc liên quan đến phòng vệ thƣơng mại, đặc biệt là khi có hiện tƣợng nhập khẩu tăng.

Hoạt động của các cơ quan quản lý

Quyền và nghĩa vụ của Bộ Thƣơng mại liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thƣơng đƣợc chi tiết hóa tại Điều 5 Đạo luật Xuất nhập khẩu hàng hóa B.E. 2522 (1979), cụ thể nhƣ sau:

- Quy định cụ thể các hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

- Xác định chủng loại, chất lƣợng, tiêu chuẩn, số lƣợng, khối lƣợng, kích thƣớc, trọng lƣợng, giá cả, tên thƣơng mại, nhãn hiệu và xuất xứ đối với hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu;

- Quy định các hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lƣợng, chứng chỉ khác theo điều ƣớc quốc tế hoặc tập quán thƣơng mại;

- Quy định các vấn đề khác liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật.

- Quy định mức phụ thu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm cả việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định này.

- Cấp hoặc ủy quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; - Quản lý Quỹ xúc tiến thƣơng mại

- Thực hiện việc điều tra việc phá giá và tổn thất;

- Quản lý nhà nƣớc về ngoại thƣơng tại Thái Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nhờ hệ thống thuế quan ƣu đãi phổ cập. (GSPs), Thái lan đã

mở rộng thị trƣờng xuất khẩu EU, Trung Quốc và Nhật Bản bên cạnh thị trƣờng truyền thống là Hoa Kỳ. Thái Lan đã tận dụng thành công các hiệp định song phƣơng để duy trì và củng cố thị phần trong các thị trƣờng xuất khẩu truyền thống và tiềm năng nhƣ Úc, Peru. Đó là những hiệp định tự do thƣơng mại hoặc đối tác kinh tế nhƣ với Úc (2005), với New Zealand (2005), với Ấn Độ (năm 2004) và với Nhật (năm 2007). Thủ tục hải quan đƣợc cải thiện rõ rệt. Trong bản rà soát kế hoạch hành động 2008-2009 của Thái Lan đã chỉ rõ 16 điểm cải thiện của hệ thống này nhƣ triển khai thủ tục online, dịch vụ một cửa...

Bên cạnh các thành công nói trên, tồn tại chính đang bị WTO chỉ trích đối với hoạt động quản lý ngoại thƣơng của Thái Lan là những hoạt động này thỉnh thoảng không minh bạch và không rõ mục đích. Ngoài ra, việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Thái Lan còn thấp, ảnh hƣớng tiêu cực tới môi trƣờng đầu tƣ của quốc gia này.

1.4.2. Quản lý nhà nước đối với ngoại thương của Trung Quốc

Quá trình hình thành và phát triển luật ngoại thương

Trong nhiều năm trƣớc đây, Trung Quốc không có bất kỳ một luật pháp quốc gia nào đƣợc thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc để điều chỉnh hoạt động ngoại thƣơng tại quốc gia này. Trong hoàn cảnh đó, Luật Ngoại thƣơng đƣợc ban hành năm 1994 để quản lý hoạt động ngoại

thƣơng Trung Quốc. Theo đó, Luật đã tạo nên một “lõi cứng” thống nhất quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực ngoại thƣơng liên quan đến các nhà môi giới ngoại thƣơng, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và công nghệ, quản lý ngoại hối, kiểm tra hải quan, kiểm tra xuất nhập khẩu hàng hóa, cách ly động thực vật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế tài phán về kinh tế và thƣơng mại đối với hoạt động có liên quan đến đối tác nƣớc ngoài.

Sau một thời gian dài chuẩn bị và đàm phán, Trung Quốc gia nhập Tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO) ngày 11 tháng 12 năm 2001. Theo đó, Trung Quốc đã thực hiện những nỗ lực đáng kể trong việc sửa đổi các luật và quy định khác của mình để đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế về nghĩa vụ thƣơng mại. Những tác động này vƣợt xa sự mong đợi của ngƣời dân Trung Quốc do việc gia nhập WTO mang đến cho nƣớc này không chỉ dừng lại ở việc sửa đổi, ban hành pháp luật mà còn có hiệu ứng lan tỏa tích cực tính minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nƣớc của Chính phủ, tăng sự bình đẳng trong kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trong bối cảnh trên, liên quan đến chế độ pháp lý của Trung Quốc về hoạt động ngoại thƣơng, một trong những bƣớc tiến quan trọng trƣớc hết là sửa đổi các quy định của Luật Ngoại thƣơng năm 1994 đƣợc thông qua tại Hội nghị lần thứ VIII Quốc hội Trung Quốc (NPC) ngày 06 tháng 04 năm 2004. Theo đó, Luật Ngoại thƣơng Trung Quốc năm 2004 đƣợc ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động ngoại thƣơng Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu thực tế gia nhập WTO.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi, điều chỉnh rất nhiều quy định pháp luật khác có liên quan với nỗ lực tạo ra những thay đổi quan trọng, phù hợp trong lĩnh vực ngoại thƣơng.

Kể từ năm 1949, Trung Quốc đã có hai hệ thống quy định pháp luật khác nhau điều chỉnh riêng về thƣơng mại nội địa (thƣơng mại trong nƣớc,

nội thƣơng) và ngoại thƣơng. Với nỗ lực thống nhất nội thƣơng và ngoại thƣơng, Chính phủ đã thành lập Bộ Thƣơng mại Trung ƣơng vào tháng 11 năm 1949. Tuy nhiên, Bộ này cũng nhanh chóng đƣợc tách ra và thay thế bời Bộ Kinh doanh và Bộ Ngoại thƣơng, điều tiết hai hệ thống khác nhau về nội thƣơng và ngoại thƣơng.

Tháng 3 năm 1982, Bộ Ngoại giao Kinh tế và Thƣơng mại đƣợc thành lập để quản lý, điều hành lĩnh vực ngoại thƣơng và hợp tác kinh tế với nƣớc ngoài. Dƣới sự tổ chức của Hội đồng Nhà nƣớc, Bộ Ngoại giao Kinh tế và Thƣơng mại đƣợc đổi tên thành Bộ Ngoại thƣơng và Hợp tác kinh tế năm 1993.

Tháng 3 năm 2003, Bộ Thƣơng mại (MOFCOM) đƣợc thành lập để kết hợp sự quản lý của Bộ Ngoại giao Kinh tế và Thƣơng mại, cũng nhƣ những chức năng nhất định của Ủy ban Kế hoạch quốc gia, Ủy ban Kinh tế và Thƣơng mại quốc gia. Bộ Thƣơng mại Trung Quốc có chức năng điều chỉnh cả lĩnh vực nội thƣơng và lĩnh vực ngoại thƣơng của Trung Quốc.

Sự ra đời của MOFCOM đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn phát triển mới của Trung Quốc. Chính sách tách biệt nội thƣơng ra khỏi ngoại thƣơng đã kéo dài nửa thế kỷ tại Trung Quốc đã bị bãi bỏ, sự quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực nội thƣơng và ngoại thƣơng cuối cùng đã đƣợc điều chỉnh thống nhất.

Nhƣ vậy, hiện tại ở Trung Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động liên quan tới ngoại thƣơng là Bộ Thƣơng mại Trung Quốc.

Hoạt động của cơ quan quản lý

Luật Ngoại thƣơng Trung Quốc quy định cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngoại thƣơng có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu một số loại hàng hóa nhất định vì lý do an ninh quốc gia, lợi ích công cộng, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con ngƣời và động vật, ngăn chặn cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng…;

- Thực hiện việc phân bổ hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định;

- Giám sát, quản lý việc mở cửa thị trƣờng đối với các dịch vụ thƣơng mại theo các cam kết quốc tế của Trung Quốc;

- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thƣơng mại

- Thực hiện các biện pháp cần thiết để loại bỏ tác động tiêu cực của những hành vi độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới ngoại thƣơng;

- Chịu trách nhiệm thực thi các biện pháp phòng vệ thƣơng mại bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Có thể nhận thấy Luật Ngoại Thƣơng Trung Quốc không có một điều khoản hay một chƣơng nào quy định riêng về cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngoại thƣơng. Khác với Luật của một số nƣớc, quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngoại thƣơng Trung Quốc đƣợc chi tiết hóa trong từng nội dung điều khoản quy định cụ thể về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong văn bản Luật.

Có thể nói, cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngoại thƣơng Trung Quốc theo quy định của Luật Ngoại Thƣơng 2004 có chức năng điều chỉnh hầu hết các vấn đề cơ bản, cần thiết trong hoạt động thuộc lĩnh vực ngoại thuơng. Điều này sẽ tạo hiệu quả tích cực trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực ngoại thƣơng, tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại thƣơng đƣợc diễn ra thống nhất, phát triển hơn.

Mặt khác, một điểm đặc biệt trong chức năng quản lý nhà nƣớc về ngoại thƣơng của Trung Quốc theo quy định của Luật có điều chỉnh trực tiếp đến việc thực hiện các biện pháp để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hoạt động ngoại thƣơng. Điều này đƣợc đánh giá cao trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại quốc tế (WTO).

Bên cạnh những thành công mà Luật Ngoại thƣơng năm 2004 mang lại, Luật này cũng bộc lộ những tồn tại hạn chế nhất định. Các quy định của Luật Ngoại thƣơng còn mơ hồ và tổng quát. Điều này dễ dẫn đến các quyết định của các cơ quan hành chính trong những tình huống nhất định trên thực tế không đúng thẩm quyền hoặc có thể vƣợt quá thẩm quyền.

Một số quy định trong Luật Ngoại thƣơng gây khó khăn cho các cơ quan thẩm quyền đối với việc giải quyết một cách hiệu quả những thách thức gặp phải trong môi trƣờng thƣơng mại quốc tế mở cửa có nhiều thay đổi nhanh chóng. Sự thiếu những hƣớng dẫn rõ ràng về việc đầu tƣ và ứng phó với các rào cản thƣơng mại đã làm giảm khả năng của các cơ quan thẩm quyền Trung Quốc trong việc ứng phó hiệu quả đối với những rào cản thƣơng mại không công bằng xuất phát từ các đối tác thƣơng mại nƣớc ngoài. Điều này cũng làm giảm khả năng ứng phó đối với các vụ việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ (IPR).

1.4.3. Quản lý nhà nước đối với ngoại thương của Ấn Độ

Ngay từ năm 1940, Ấn Độ đã ban hành những quy định kiểm soát vấn đề nhập khẩu. Năm 1946, những quy định pháp luật về tình trạng khẩn cấp đƣợc ban hành để tiếp tục điều chỉnh về kiểm soát vấn đề thƣơng mại nhập khẩu. Tiếp theo đó, Đạo luật kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 3 năm 1947. Đạo luật này đã đƣợc thay thế

bởi Đạo luật Ngoại thƣơng năm 1992. Đến năm 2010, Đạo Luật này đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Đạo luật Ngoại thƣơng số 25 ngày 19 tháng 8 năm 2010.

Cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động ngoại thƣơng của Ấn Độ là Tổng cục Thƣơng mại trực thuộc Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại Ấn Độ. Tuy nhiên, thẩm quyền liên quan đến xây dựng, ban hành chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sẽ do Chính phủ Trung ƣơng quy định, cụ thể nhƣ sau:

- Ban hành các quy định nhằm phát triển và điều chỉnh ngoại thƣơng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu và tăng xuất khẩu.

- Ban hành các quy định cấm, hạn chế trong mọi trƣờng hợp hoặc từng trƣờng hợp cụ thể và tùy thuộc vào những ngoại lệ nếu có và có thể đƣợc thực hiện bằng việc đăng ký nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá.

- Xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung Chính sách Ngoại thƣơng; - Bổ nhiệm Tổng cục trƣởng Tổng cục Thƣơng mại để tham mƣu cho Chính phủ Trung ƣơng trong việc xây dựng của Chính sách Ngoại thƣơng và phải chịu trách nhiệm thực hiện chính sách đó;

Hoạt động của các cơ quan quản lý

Nhiệm vụ của Tổng Cục Thƣơng mại là quản lý, phát triển và xúc tiến hoạt động thƣơng mại nội địa cũng nhƣ quốc tế của Ấn Độ thông qua việc xây dựng và thực thi những chính sách thƣơng mại phù hợp. Vai trò cơ bản của Tổng Cục là tạo điều kiện cho việc hình thành một môi trƣờng và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc thúc đẩy sự tăng trƣởng của thƣơng mại quốc tế. Tổng Cục có nhiệm vụ xây dựng, thực thi và giám sát Chính sách ngoại thƣơng, một hệ thống khung chính sách và chiến lƣợc để thúc đẩy xuất khẩu và thƣơng mại. Bên cạnh đó, Tổng Cục cũng đƣợc giao trách nhiệm liên quan tới quan hệ thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng, các khu kinh tế đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)