Các thành công và hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về ngoại thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 76 - 78)

2.3.1.Những kết quả đạt được

Hệ thống pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, hiện nay đã góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc xác lập và thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo ra đƣợc một cơ chế thông thoáng,

minh bạch cho hoạt động nhập khẩu của thƣơng nhân cũng nhƣ đáp ứng về cơ bản các yêu cầu quản lý nhà nƣớc trong hoạt động xuất nhập hàng hóa của Việt Nam.

Các quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa đã thiết lập đƣợc một số các biện pháp để điều hành, quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa, các biện pháp này đƣợc xây dựng theo hƣớng nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế và đã từng bƣớc đƣợc đổi mới để phù hợp với các cam kết quốc tế.

Các biện pháp quản lý nhập khẩu đƣợc điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế và theo hƣớng cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.Trong giai đoạn qua, về cơ bản, các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu đƣa ra phủ hợp với tình hình thực tế và mục tiêu điều hành. Trong quá trình triển khai thực hiện, các Bộ, ngành đã kịp thời phối hợp, xử lý những vấn đề phát sinh, đồng thời có sự nghiên cứu, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thực tế thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và áp dụng một số biện pháp phi thuế quan nhằm bảo vệ môi trƣờng, đƣa ra một số tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh và môi trƣờng đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế nhập khẩu những hàng hóa không thân thiện với môi trƣờng, hạn chế ô nhiễm qua biên giới mà không vi phạm các cam kết gia nhập WTO. Điều này là thực sự cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại, mở cửa thị trƣờng và tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thách thức về môi trƣờng qua biên giới sẽ ngày càng lớn, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động nhập khẩu đang có xu hƣớng gia tăng, ảnh hƣởng tiêu cực đối với sự phát triển bền vững

ở nƣớc ta.

Hệ thống văn bản pháp luật về thuế đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đƣợc xây dựng và thực hiện nghiêm túc, đã tạo khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng, thống nhất góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức,

cá nhân trong việc thực hiện các quy định về thuế. Cơ chế quản lý thuế đƣợc thực hiện theo phƣơng thức mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cƣờng trang thiết bị, công nghệ, hiện đại hóa ngành tạo cơ chế chủ động, đơn giản hóa thủ tục trong việc quản lý thu, nộp, thanh khoản hoàn thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)