Trƣớc năm 1986, Việt Nam thực hiện chủ trƣơng Nhà nƣớc độc quyền ngoại thƣơng. Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đƣợc Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xƣớng từ Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 6 (khóa VI). Ngay từ những năm đầu thực hiện “đổi mới” và “mở cửa, nghị quyết của Đại hội Đảng đã thể hiện “xuất khẩu là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm này (1986-1990), đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại”
Từ 1986 đến 1996 Việt Nam thực hiện chủ trƣơng Nhà nƣớc thống nhất quản lý ngoại thƣơng, từng bƣớc trao quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất thuộc các thành phần kinh tế và tiếp đó là các doanh nghiệp thƣơng mại Nhà nƣớc. Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, đến năm 1995, nƣớc ta đã quan hệ buôn bán với hơn 100 nƣớc và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới; đã ký Hiệp định hợp tác thƣơng mại với EU; bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (12/7/1995); gia nhập ASEAN (28/7/1995). Đó là những điều kiện thuận lợiü để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế với các nƣớc và các tổ chức kinh tế khu vực.
Từ 1996 đến 2006 là thời kỳ thực hiện chủ trƣơng tự do hóa dƣới sự quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động ngoại thƣơng, thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chiến lƣợc đẩy mạnh xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, dần dần chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Từ 2006 đến nay thực hiện chủ trƣơng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
của hoạt động ngoại thƣơng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp/sản phẩm của Việt nam trên thị trƣờng quốc tế nhằm tận dụng những lợi thế, cơ hội từ quá trình hội nhập.
Ngày 27 tháng 10 năm 2000, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về chiến lƣợc xuất – nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010, trong đó xác định: tiếp tục chủ trƣơng dành ƣu tiên cao nhất cho xuất khẩu, tăng tốc xuất khẩu trên mọi lĩnh vực; tạo nguồn hàng có chất lƣợng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau 5 năm thực hiện chiến lƣợc phát triển xuất khẩu 2001-2010, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu lớn. Việt Nam có kinh tế tăng trƣởng cao trong giai đoạn 2001 -2010(tăng trƣởng bình quân 7,75%/năm tính theo giá cố định 1994), kinh tế vĩ mô tƣơng đối ổn định, đầu tƣ tăng cao… đã tạo cơ sở tăng cƣờng quy mô xuất khẩu sản phẩm và tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và công nghệ. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là việc ký kết Hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ (BTA), gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), tham gia các khu vực thƣơng mại tự do (FTA)… đã mở ra những thời cơ, thuận lợi lớn về môi trƣờng kinh doanh quốc tế cho phát triển thị trƣờng xuất khẩu, phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nƣớc ta.
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lƣợc trong giai đoạn mới, ngày 28 tháng 12 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 2471/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lƣợc Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hƣớng đến năm 2030, trong đó đã đề ra mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trƣởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trƣởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trƣởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030.
- Tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu thấp hơn tăng trƣởng xuất khẩu; tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011
– 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trƣởng bình quân dƣới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trƣởng bình quân dƣới 10%/năm. - Giảm dần thâm hụt thƣơng mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dƣới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thƣơng mại
vào năm 2020; thặng dƣ thƣơng mại thời kỳ 2021 – 2030.
Thực hiện chính sách của Nhà nƣớc, Bộ công thƣơng đã tích cực phối hợp với các ngành, các địa phƣơng triển khai hoạt động xuất nhập khẩu và đạt những kết quả đáng kể:
Về xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2014 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2013, vƣợt chỉ tiêu đề ra (tăng 13%). Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nƣớc chiếm tỷ trọng 36,9%, xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chiếm 63,1% đạt khoảng 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%.
Đến hết tháng 11 năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 121,023 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (không kể dầu thô) ƣớc đạt hơn 74,56 tỷ USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ.
Năm 2015, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2014, trong đó, khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2013 ; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng 16,7%.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tại văn bản số 73/BC-TCTK ngày 26 tháng 6 năm 2016 về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm
2016, tính chung 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ƣớc tính đạt 77,7 tỷ USD, tăng 9,3 % so với cùng kỳ năm trƣớc, thấp hơn mức tăng 15,4% của 6 tháng năm 2014. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng ƣớc tính đạt 80,7 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong nhiều mặt hàng, nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến. 4 mặt hàng có sự tham gia của khối FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam là: Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,6%; hàng dệt may chiếm 60,6%; giầy dép chiếm 79,9%; máy móc thiết bị và phụ tùng chiếm 89,6%.
Thị trƣờng ngoài nƣớc ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lƣợng thị trƣờng xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trƣờng lên trên 230 thị trƣờng. Cơ cấu thị trƣờng xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần lệ thuộc vào thị trƣờng Châu Á.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, trong 6 tháng đầu năm 2016, Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu với 15,7 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ 2014; tiếp đến là EU đạt 14,8%, tăng 11,6%; ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, giảm 0,8%; Trung Quốc đạt 7,7 tỷ USD, tăng 3,6%; Nhật Bản đạt 6,7 tỷ USD giảm 6,7%; Hàn Quốc đạt 3,7 tỷ USD, tăng 22,3%.
Về nhập khẩu:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016 đạt mức bình quân 16,1%/năm. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 80,7 tỷ USD, năm 2014 đạt 84,8 tỷ USD, năm 2015 đạt 113,8 tỷ USD và năm 2016 đạt 148 tỷ USD.
Trong các năm 2014 và 2015, do Chính phủ tiếp tục sử dụng các biện pháp tăng cƣờng kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng chƣa cần thiết hoặc trong nƣớc đã sản xuất đƣợc, cùng với việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu ở Việt Nam giảm so với các năm trƣớc đó và dẫn đến không ít mặt hàng có khối lƣợng và giá trị nhập khẩu giảm so với năm 2013 và 2012 nhƣ: Xe máy, ô tô nguyên
chiếc các loại... Tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng có lƣợng nhập khẩu cao nhƣ: Nguyên liệu dƣợc phẩm, dầu thô, điều thô, dây điện và cáp điện, phƣơng tiện vận tải và phụ tùng.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tại văn bản số 73/BC-TCTK ngày 26 tháng 6 năm 2016 về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch nhập khẩu tính chung 6 tháng đầu năm 2016 ƣớc tính đạt 81,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2015, cao hơn nhiều mức tăng 10,5% của cùng kỳ năm 2015. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm ƣớc tính đạt 84,5 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Từ năm 2010 đến nay, tỷ trọng nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nƣớc có xu hƣớng giảm, cụ thể từ 65,5% năm 2010 xuống còn 43% vào 2015 nhƣng tỷ trọng nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong tổng nhập khẩu của cả nƣớc có chiều hƣớng gia tăng, cụ thể tỷ trọng năm 2010 là 43,6%, năm 2014 là 52,7% và năm 2016 đạt gần 57%. Nếu tính chung cả giai đoạn 2010-2016, tăng trƣởng nhập khẩu bình quân của các doanh nghiệp trong nƣớc chỉ đạt mức 6,5%/năm thì tăng trƣởng bình quân của các doanh nghiệp FDI đạt tới 21,4%/năm.