Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 58)

thương.

Kể từ năm 1986 cho đến nay, hệ thống pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều cải cách, trong đó không thể không nhắc đến 2 cải cách quan trọng đó là:

Điều chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với nền kinh tế đổi mới nhiều thành phần, chấm dứt chế độ “Nhà nƣớc độc quyền ngoại thƣơng”. Điều này đƣợc thể hiện qua việc Nhà nƣớc ta đã ban hành một loạt các sắc thuế bao gồm Luật thuế xuất nhập khẩu (1988), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (1990), sử dụng hệ thống mã tính thuế hài hòa (HS năm 1992)...

Điều chỉnh hệ thống pháp luật để đáp ứng tối đa việc đồng bộ hóa các quy định trong nƣớc với các cam kết quốc tế, phù hợp với cam kết về mở cửa thị trƣờng: Ban hành Luật Thƣơng mại (1997, 2005), Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2005), các Pháp lệnh liên quan đến phòng vệ thƣơng mại...

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, Nhà nƣớc đã quan tâm ban hành các chính sách, pháp luật về ngoại thƣơng nhằm tạo ra khung pháp lý thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu của nƣớc ta.

Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đƣợc điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật tƣơng đối lớn, trƣớc hết phải kế đến Luật thƣơng mại, các Nghị định hƣớng dẫn Luật Thƣơng mại, các Thông tƣ và Quyết định hƣớng dẫn hoạt động này, các Pháp lệnh liên quan đến phòng vệ thƣơng mại (tự vệ, chống bán phá giá và trợ cấp) và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan nhƣ các Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật an toàn thực phẩm, Luật chất lƣợng hàng sản phẩm hàng hóa, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật,... Các văn bản này đã tạo nên một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh từ trƣớc đến nay.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu đã đƣa ra nhiều biện pháp quản lý trên các khía cạnh của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, bao gồm các biện pháp quản lý hoạt động thƣơng mại của thƣơng nhân, các biện pháp quản lý về xuất xứ hàng hóa và diện mặt hàng, các biện pháp thuế, các biện pháp phòng vệ thƣơng mại, các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp xúc tiến thƣơng mại; các biện pháp ƣu đãi kinh tế; các biện pháp về tín dụng, tỷ giá hối đoái… Cụ thể nhƣ sau:

2.2.2.1. Quản lý hoạt động của thương nhân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa

Nhằm kiểm soát hoạt động của thƣơng nhân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của họ cụ thể:

Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quyền xuất nhập khẩu hàng hóa của thƣơng nhân Việt Nam không có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài. Theo đó, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, các thƣơng nhân này đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thƣơng nhân đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thƣơng nhân.

Đối với thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngoài)

Quyền xuất nhập khẩu hàng hóa của thƣơng nhân có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm

2007, quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Theo đó, các thƣơng nhân này đƣợc quyền xuất khẩu những mặt hàng không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu và các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa không đƣợc quyền xuất khẩu; đƣợc quyền nhập khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa không đƣợc quyền nhập khẩu.

Đối với thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam:

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với thƣơng nhân nƣớc ngoài không có hiện diện tại Việt Nam đƣợc quy định tại Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thƣơng nhân nƣớc ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Theo đó, các thƣơng nhân này đƣợc thực hiện quyền xuất khẩu cũng giống nhƣ thƣơng nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, về thủ tục đăng ký và cấp giấy phép thực hiện quyền xuất khẩu còn phải nộp thêm một số văn bản nhƣ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính, số tài khoản...

2.2.2.2. Quản lý hoạt động các diện hàng hóa xuất nhập khẩu, phương thức xuất nhập khẩu và cửa khẩu

Đối với diện hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, việc quản lý các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc thực hiện thông qua hình thức cấm (cấm tuyệt đối hoặc cấm trong một khoảng thời gian nhất định - tạm ngừng); hình thức quản lý theo hạn ngạch thuế quan; hình thức quản lý bởi sự cho phép và/ hoặc phê chuẩn của các cơ quan chuyên ngành.

- Đối với hình thức cấm:

Hình thức này đƣợc thực hiện bằng việc ban hành các danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, ngừng xuất khẩu; cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu,

danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết của Việt Nam với Tổ chức thƣơng mại thế giới.

Phụ lục I Nghị định 187/2013/NĐ-CP, quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Các mặt hàng trong danh mục này chủ yếu là loại hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu thông thƣờng theo thông lệ quốc tế nhƣ vũ khí, đạn dƣợc, di sản văn hóa quý, động vật hoang dã... (đối với xuất khẩu), vũ khí, đạn dƣợc, hóa chất độc hại... (đối với nhập khẩu).

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết của Việt Nam với Tổ chức thƣơng mại thế giới đƣợc Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng) ban hành kèm theo Thông tƣ số 34/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013 công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam

- Đối với hình thức quản lý theo ngạch thuế quan:

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm và đƣờng tinh luyện, đƣờng thô. Theo đó, Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng) đã cụ thể theo mã HS dùng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu danh mục các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan trong Thông tƣ 04/2015/TT-BCT. Tổng lƣợng hạn ngạch các mặt hàng do Bộ Công Thƣơng công bố hàng năm trên cơ sở quyết định lƣợng hạn ngạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đối với các mặt hàng muối, trứng gia cầm và đƣờng tinh luyện, đƣờng thô; quyết định lƣợng hạn ngạch thuốc lá là Bộ Công Thƣơng. Bên cạnh đó, hàng năm Việt Nam còn cam kết bổ sung hạn ngạch thuế quan với mức thuế suất ƣu đãi 0% riêng cho một số chủng loại hàng hóa có xuất xứ từ Lào và Campuchia.

- Đối với hình thức quản lý bởi sự cho phép/phê chuẩn của các cơ quan chuyên ngành:

Các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu phải có giấy phép đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, bao gồm hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thƣơng; hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ, cơ quan chuyên ngànhn và hàng hóa xuất, nhập khẩu theo các quy định riêng.

+ Hàng hoá quản lý theo quy định riêng: một số hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc quản lý theo cơ chế riêng đƣợc quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, các mặt hàng này chủ yếu là những mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng, liên quan đến sức khỏe của con ngƣời, an toàn môi

trƣờng…cần phải có sự điều tiết, quản lý riêng của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đối với các phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa

Các phƣơng thức xuất nhập khẩu hàng hóa bao gồm các phƣơng thức kinh doanh xuất nhập khẩu thông thƣờng và các phƣơng thức xuất nhập khẩu khác quy định tại Luật Thƣơng mại và Nghị định số 187/2013/NĐ-CP bao gồm: (i) xuất khẩu, nhập khẩu (ii) tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu; (iii) gia công hàng hoá có yếu tố nƣớc ngoài (gồm gia công hàng hoá cho nƣớc ngoài và đặt gia công hàng hoá ở nƣớc ngoài); (iv) đại lý mua bán hàng hoá (gồm đại lý mua bán hàng hoá cho nƣớc ngoài và thuê thƣơng nhân nƣớc ngoài làm đại lý bán hàng tại nƣớc ngoài).

Đối với cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hóa

Hàng hòa xuất khẩu nhập khẩu nói chung đƣợc thực hiện tại các cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Riêng một số mặt hàng để khuyến khích xuất khẩu hoặc mặt hàng cần nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nƣớc đƣợc thực các cửa khẩu phụ, lối mở nhƣng đã đủ lực lƣợng quản lý chuyên ngành.

Tuy nhiên, trong những năm qua, Việt Nam có quy định một số mặt hàng chỉ đƣợc thực hiện qua một số cửa khẩu nhất định nhằm bảo vệ quyền

lợi và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng, chống hàng giả, hàng kém chất lƣợng... các cửa khẩu này thƣờng lƣu lƣợng hàng hóa thông quan lớn, là nơi có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng và nhân lực để thông quan hàng hóa. Đối với mặt hàng ô tô, khi nhập khẩu ô tô chở ngƣời dƣới 16 chỗ ngồi (bao gồm cả chƣa qua sử dụng và đã qua sử dụng) chỉ đƣợc nhập qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân-Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu (Thông tƣ số 19/2009/TT-BCT của Bộ Công Thƣơng ngày 7/7/2009 và Thông tƣ liên tịch số 25/2010/TTLT-BCT-BGTVT-BTC ngày 14/6/2010 ).

Đối với các mặt hàng rƣợu, mỹ phẩm, điện thoại di động, trừ hành lý mang theo ngƣời của khách nhập cảnh, khi làm thủ tục nhập khẩu thƣơng nhân chỉ đƣợc thông quan tại các cảng biển quốc tế: Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh (Thông báo số 197/TB-BCT ngày 6/5/2011). Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, Bộ Công Thƣơng phối hợp với các Bộ, ngành rà soát các quy định quản lý nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông báo số 197/TB-BCT nêu trên. Trên cơ sở các Bộ, ngành đã có hƣớng dẫn việc nhập khẩu các mặt hàng rƣợu, mỹ phẩm, điện thoại di động và nhằm cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ngày 28/12/2012, Bộ Công Thƣơng bãi bỏ Thông báo số 197/TB- BCT.

2.2.3. Quản lý nhà nước về hoạt động sử dụng công cụ thuế và phi thuế quan

Công cụ thuế

Nhóm các văn bản quy định về thuế bao gồm Luật Quản lý thuế (2006), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2005), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (2008) … Hệ thống văn bản pháp luật về thuế đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đƣợc xây dựng và thực hiện nghiêm túc, đã tạo khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng, thống nhất góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về thuế. Cơ chế quản lý thuế đƣợc

thực hiện theo phƣơng thức mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cƣờng trang thiết bị, công nghệ, hiện đại hóa ngành tạo cơ chế chủ động, đơn giản hóa thủ tục trong việc quản lý thu, nộp, thanh khoản hoàn thuế.

Trong những năm qua, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ cam kết quốc tế, trong đó có nghĩa vụ về thuế xuất nhập khẩu. Biểu thuế xuất nhập khẩu ƣu đãi của Việt Nam đã đƣợc xây dựng và điều chỉnh hàng năm phù hợp với cam kết cắt giảm thuế quan trong WTO, từ mức thuế bình quân năm 2005 là 17,4% đến nay xuống còn 10,4%. Bên cạnh đó, Biểu thuế ƣu đãi đặc biệt trong các FTAs đã từng bƣớc đƣợc cắt giảm theo đúng lộ trình cam kết với mức độ bảo hộ hợp lý. Việc gia nhập các Hiệp định thƣơng mại quốc tế đã thực sự mở ra cơ hội hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào thị trƣờng quốc tế, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, góp phần cải cách kinh tế trong nƣớc thông qua việc thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại quốc tế, chuyển đổi cơ cấu ngành, vùng.

Việt Nam đã thực hiện cải cách hệ thống thuế theo hƣớng minh bạch, đơn giản, không phân biệt đối xử theo tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt trở thành tiền đề mở ra những cơ hội phát triển kinh tế, giao thƣơng văn hóa và hợp tác chặt chẽ về chính trị.

Giai đoạn 2005-2010 số thu bình quân chiếm khoảng 15-16% tổng thu NSNN. Những năm gần đây, do tác động của việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan, tỷ trọng thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong tổng thu NSNN giảm dần, cụ thể: năm 2011 số thu NSNN từ thuế XNK đạt 65.622 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,09%; năm 2012 số thu đạt 60.066 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,96%; năm 2013 số thu đạt 66.450 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,22%; năm 2014 số thu đạt 80.099 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,99%; ƣớc năm 2015 số thu dự kiến là 81.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,11% tổng thu NSNN. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng thu từ thuế XNK ƣớc đạt 5,8/năm. Về cơ cấu thu, bình quân giai đoạn 2011-2015, thu từ thuế xuất khẩu chiếm

20,5%, thu từ thuế nhập khẩu chiếm 79,5% tổng thu thuế XNK. Thu thuế xuất khẩu chủ yếu từ xuất khẩu khoáng sản chƣa qua chế biến (dầu thô, than đá), giai đoạn 2011-2015 ƣớc chiếm 76,6% tổng thu thuế xuất khẩu. Bên cạnh đó, công tác quản lý và thu hồi nợ thuế đã có nhiều tiến bộ. Các khoản nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đƣợc phân loại, theo dõi quản lý, đôn đốc thu nộp; từng bƣớc giảm thiểu và hạn chế phát sinh nợ mới.

Công cụ phi thuế quan

Về các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn, kỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, pháp luật Việt Nam có các Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa (2007), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Khoa học và Công nghệ (2013) và một số Pháp lệnh (An toàn bức xạ…) và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành (bao gồm Nghị định, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Thông tƣ của Bộ trƣởng).

Việc sử dụng các công cụ tính chất kỹ thuật có vai trò, ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam. Trong quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện Hiệp định TBT, SPS theo cam kết WTO, Việt Nam đã từng bƣớc xây dựng, rà soát, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hƣớng hài hòa hóa và hợp chuẩn quốc tế. Số lƣợng TCVN hoàn toàn phù hợp hoặc tƣơng đƣơng các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nƣớc ngoài ngày một nhiều hơn.

Về các tiêu chuẩn liên quan đến kiểm dịch thực vật, động vật và an toàn thực phẩm, pháp luật Việt Nam có các Luật Thủy sản (2003), Luật Thú y (2015), Luật An toàn thực phẩm (2010), Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (2013) và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành.

Việt Nam đã bƣớc đầu xây dựng một số quy định về quản lý nhập khẩu và đƣợc chấp nhận theo thông lệ quốc tế nhƣ hạn ngạch thuế quan, luật chống bán phá giá, các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật... Việc ban hành các chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ngoại thương ở việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)