văn bản pháp luật quốc gia về biên giới quốc gia
- Việc ký kết các điều ước quốc tế và ban hành các v n bản pháp luật quốc gia về biên giới là rất cần thiết, không thể thiếu và có ý nghĩa rất qua trọng. Đó là cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Để có đủ cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia đòi hỏi phải có điều ước quốc tế và v n bản pháp luật quốc gia về biên giới quốc gia. Trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia không thể thiếu một trong hai loại đó.
Biên giới quốc gia là ranh giới xác định phạm vi lãnh thổ, phạm vi thực hiện chủ quyền quốc gia và liên quan đến lãnh thổ, chủ quyền của các quốc gia có chung đường biên giới. Vì vậy, việc xác lập, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia nhất thiết phải có sự thỏa thuận của các quốc gia có chung đường biên giới.
Sự thỏa thuận này được thể hiện thông qua hình thức pháp lý là điều ước quốc tế về biên giới do các quốc gia ký kết. Đây là v n bản pháp luật quốc tế về biên giới, có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia liên quan. Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế về biên giới.
Trong các điều ước quốc tế về biên giới có quy định các nguyên tắc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới; xác định phương hướng, vị trí của đường biên giới, được mô tả chi tiết và được thể hiện cụ thể trong bản đồ hoặc sơ đồ kèm theo.
N m , giữa nước ta và Campuchia đã tiến hành đàm phán về biên giới và ngày /7/ đã ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới. Sau thời gian đàm phán hoạch định đường biên giới chính thức trên thực địa giữa hai nước, ngày 7/ / 5 Hiệp ước hoạch định biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia được ký kết.
Nước ta đã ký các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia với các nước láng giềng như: Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa ngày 7/ / , Hiệp ước hoạch định biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa ngày / / , Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa ngày 5/ / , Hiệp định hoạch định biên giới Việt Nam – Lào ngày 18/7/1977, Hiệp định về quy chế biên giới Việt nam – Lào ngày / / ; Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia ngày 20/7/1983, Hiệp ước hoạch định biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ngày 27/12/1985.
Bên cạnh việc ký kết các điều ước quốc tế về biên giới, mỗi quốc gia còn ban hành các v n bản pháp luật quốc gia về biên giới. Việc ban hành các v n bản pháp luật quốc gia về biên giới do quốc gia thực hiện, dựa trên cơ sở chủ quyền
của quốc gia, các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào. Việc ban hành các v n bản pháp luật quốc gia về biên giới là để cụ thể hóa các quy định và để tổ chức thi hành các điều ước quốc tế về biên giới hay để điều chỉnh, bảo vệ những vấn đề, lĩnh vực cụ thể mà quốc gia thấy cần thiết phải ban hành pháp luật (trong trường hợp này v n bản pháp luật của quốc gia không được trái với quy định của điều ước quốc tế về biên giới mà quốc gia ký kết). Trên thực tế, để thực hiện việc quản lý chặt chẽ người và phương tiện ra vào khu vực biên giới, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành pháp luật trong đó quy định “Các phương tiện vào KVBG thì chủ phương tiện phải đ ng ký với đồn, trạm Biên phòng về số lượng người đi trên phương tiện, thời gian, phạm vi và nội dung hoạt động; khi phương tiện không hoạt động phải neo, đỗ tại bến bãi quy định và phải chấp hành nội quy của bến bãi.
Cho đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều v n bản pháp luật quốc gia về biên giới như: Pháp lệnh BĐBP số / 7/PL-UBTVQH ngày 28/3/1997; Pháp lệnh nhập cảnh, xuất, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày / / ; Nghị định số 4/ 4/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam….. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý, bảo vệ biên giới nước ta.
- Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế và các v n bản pháp luật về biên giới quốc gia là việc thực hiện trên thực tế các quy định trong các điều ước quốc tế và các v n bản pháp luật quốc gia về biên giới. Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế và các v n bản pháp luật quốc gia về biên giới có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu chỉ có ký kết các điều ước quốc tế và ban hành các v n bản pháp luật quốc gia về biên giới mà không có việc tổ chức thực hiện thì mọi thỏa thuận, mọi quy định chỉ là lý thuyết không xác định hoặc khó có thể xác định được đường biên giới trên thực địa cũng như quá trình hoạch định, phân giới cắm mốc, khó có thể bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.