2.3.1. Ưu điểm
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của cấp uỷ, chính quyền địa phương, BĐBP các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia luôn quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương công tác của địa phương, xây dựng quyết tâm, kế hoạch BVBG; trên cơ sở đó, cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên; chủ động tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng và địa phương phát hiện, đấu tranh ng n chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG.
Bộ đội Biên phòng các tỉnh tuyến biên giới Việt nam - Campuchia đã triển khai thực hiện tốt công tác giữ gìn ANTT ở KVBG, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đứng chân trên địa bàn biên phòng ng n chặn, dập tắt các vụ gây rối, bạo loạn chính trị, làm thất bại âm mưu của bọn phản động lưu vong, giữ vững ổn định tình hình trong mọi tình huống. Đã vô hiệu hoá hoạt động của các đối tượng phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng; phát hiện bóc gỡ các tổ chức nội gián cũ, đấu tranh ng n chặn hoạt động tình báo, gián điệp, hoạt động của một số phần tử cơ hội chính trị, giải quyết các điểm nóng, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam -
Campuchia. Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình và đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch trong việc tuyên truyền, kích động quần chúng, gây rối, khiếu kiện, biểu tình, vượt biên giới trái phép…; đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động chia rẽ tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, xâm nhập, móc nối, phá hoại của các tổ chức phản động, hoạt động buôn lậu, buôn bán vũ khí, chất nổ, ma tuý… qua biên giới.
Phối hợp với các đơn vị của bộ chỉ huy quân sự và sở công an các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới; mở nhiều đợt cao điểm tấn công truy quét tội phạm và tệ nạn xã hội, bắt giữ và xử lý các vụ vi phạm ANTT, ổn định chính trị xã hội ở KVBG. Đồng thời, xây dựng thế trận BPTD, gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng kế hoạch phòng, chống gây rối, gây bạo loạn ở từng địa bàn, tập trung vào những địa bàn trọng điểm ở khu vực biên giới.
Thường xuyên tiến hành tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng “thế trận lòng dân”, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ANCT, trật tự ATXH ở khu vực biên giới .
Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên biên giới, tập trung vào các đoạn biên giới phức tạp, khu vực tranh chấp, lấn chiếm; phát hiện, ng n chặn, bắt giữ, xử lý những hành vi vi phạm, như: vượt biên giới trái phép, lấn chiếm biên giới, xâm canh, xâm cư, buôn lậu qua biên giới… Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh BGQG đối với người, phương tiện trong nước và nước ngoài. Trong đó, tập trung vào hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu, hoạt động đánh bắt thủy sản trên các sông, suối biên giới, hoạt động du lịch qua lại hai bên biên giới và các hoạt động khác ở KVBG. Qua đó, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và cùng các ban, ngành, đoàn thể xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở chính trị ở xã, thị trấn biên giới vững mạnh, củng cố, kiện toàn các lực lượng công an, dân quân tự vệ, tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ… gắn với xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ANTT ở các xã biên giới. Tham gia thực hiện các chương trình phát triển KT-XH, v n hoá, giáo dục, như: xoá mù chữ, phổ cập giáo dục ở các xã vùng sâu, vùng c n cứ cách mạng ở KVBG; xoá đói giảm nghèo, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trường, trạm ở các xã đặc biệt khó kh n. Trong đó, đã tham mưu cho địa phương xây dựng một số công trình kết hợp kinh tế với quốc phòng, đường tuần tra biên giới, hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, đường, trường, trạm… ở khu vực biên giới.
Quan hệ với chính quyền và lực lượng BVBG của Campuchia trao đổi tình hình và phối hợp xử lý các vụ vi phạm về chủ quyền an ninh biên giới, phòng chống tội phạm. Tích cực, chủ động tham gia phân giới cắm mốc theo kế hoạch và tham gia quản lý, BVBG, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, những n m qua, việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia nói chung và công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của các đơn vị Bộ đội Biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia nói riêng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:
Thứ nhất, công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định chiến lược
về biên giới quốc gia còn chậm; việc xây dựng kế hoạch, phương án chiến lược bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng; Công tác nắm tình hình ngoại biên của một số đơn vị cơ sở chưa chắc, phát hiện các hoạt động vi phạm của các đối tượng, phần tử xấu từ Campuchia còn chậm, báo cáo không kịp thời, thiếu chính xác dẫn đến bị động, lúng túng gây khó kh n cho công tác chỉ đạo xử
lý; việc triển khai và tổ chức thực hiện các biện pháp công tác biên phòng, các đối sách trong quản lý, bảo vệ biên giới chưa linh hoạt, còn chậm, chưa chủ động phát hiện từ xa âm mưu của địch, đối tượng, vẫn còn nhiều trường hợp để bị động, bất ngờ; hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống lấn chiếm lãnh thổ và giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền, biên giới, lãnh thổ còn thấp.
Thứ hai, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của địa phương và các lực
lượng trong quản lý, bảo vệ BGQG. Lực lượng hoạt động ở khu vực biên giới tuyến Việt Nam - Capuchia nhiều, nhưng việc phân công trách nhiệm và phạm vi hoạt động giữa các lực lượng, các ngành chức n ng còn chồng chéo. Nhiều vụ việc giải quyết chưa kịp thời, còn để kéo dài, gây hậu quả xấu. Công tác phối hợp, hiệp đồng trong quản lý, BVBG giữa các lực lượng và các ngành chức n ng thiếu chặt chẽ, mới dừng lại ở khâu xây dựng kế hoạch, trao đổi tình hình, chưa có sự chi viện, hỗ trợ cho nhau khi hoạt động, nhất là khi có tình huống xảy ra. Trình độ hiểu biết pháp luật về BGQG của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế.
Thứ ba, hiệu quả hoạt động của các lực lượng trong đấu tranh ng n chặn
hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG còn hạn chế. Tổng số vụ vi phạm xảy ra ở KVBG nhiều, nhưng tỷ lệ các vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý thấp, hiệu quả chưa cao nhất là việc ng n chặn, điều tra, xử lý các vụ vượt biên giới trái phép, buôn lậu qua biên giới. Tính chất của một số vụ việc còn khá nghiêm trọng, như: tranh chấp, lấn chiếm biên giới, các tổ chức, cá nhân Campuchia xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cũng như nhận thức pháp
luật về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia mới chủ yếu thực hiện ở các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, lực lượng Bộ đội Biên phòng, các tỉnh, huyện, xã biên giới; một số v n bản dưới luật chậm được ban hành, nên phần nào có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về biên giới, nhất là việc phân định trách
nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh ở các cửa khẩu quốc tế giữa lực lượng Bộ đội Biên phòng và lực lượng quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Bộ Công an….
Thứ năm, công tác đối ngoại biên phòng ở một số đơn vị còn bộc lộ thiếu
sót, trong tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện thiếu tính chủ động, sáng tạo, hành chính hoá, có lúc còn đề cao công tác đối ngoại chưa kết hợp tốt với các biện pháp công tác khác nên hiệu quả giải quyết công việc còn hạn chế. Chưa kết hợp tốt công tác đối ngoại biên phòng với đối ngoại nhân dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại còn thiếu hoặc phải kiêm nhiệm; trình độ n ng lực chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác đối ngoại trong tình hình mới.